Đánh giá về thực trạng nhân lực Kỹ sư An toàn thông tin Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nhân lực kỹ sư an toàn thông tin của việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 61 - 68)

7. Kết cấu luận văn

3.2. Đánh giá về thực trạng và tổng hợp nhu cầu nhân lực kỹ sư an toàn thông tin tại Việt

3.2.1 Đánh giá về thực trạng nhân lực Kỹ sư An toàn thông tin Việt Nam

3.2.1.1 Quy mô, cơ cấu và sự phân bố

a) Thực trạng nhân lực kỹ sƣ an toàn thông tin tại Việt Nam

Theo báo cáo khảo sát thực trạng nhân lực ATTT phục vụ xây dựng Đề án đào tạo kỹ sư ATTT, số lượng cán bộ chuyên trách về ATTT tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thể hiện theo Bảng 1 của Vụ Công nghệ thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông :

Bảng 3.1 Số lƣợng cán bộ chuyên trách về ATTT tại các cơ quan, đơn vị

Các cơ quan, đơn vị nhà nƣớc Số lƣợng đơn vị Số cán bộ chuyên trách về ATTT/1 đơn vị Tổng (1) (2) (3) UBND các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương 63 3 189

UBND các Quận, Huyện 600 0 0

Các Sở TTTT 63 5 315

Các Sở ngành khác 882 2 1.764

Bộ Thông tin và Truyền thông 1 50 50

Các Bộ (Không tính Bộ CA và Bộ QP)

và cơ quan ngang Bộ 19 9 171

Tổng số 2.489

(Nguồn: Báo cáo Khảo sát hiện trạng và nhu cầu nhân lực ATTT phục vụ xây dựng Đề

án đào tạo kỹ sư ATTT đến 2020 - Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông )

Như vậy, trung bình tại mỗi Bộ, cơ quan ngang Bộ có 9 cán bộ chuyên trách về ATTT.

Trung bình tại mỗi UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có 3 cán bộ chuyên trách về ATTT, mỗi Sở TTTT có 5 cán bộ chuyên trách về ATTT, mỗi Sở có 2 cán bộ chuyên trách về ATTT. Như vậy một tỉnh, thành phố có khoảng 36 cán bộ chuyên trách về ATTT.

Theo báo cáo kết quả khảo sát về hạ tầng nhân lực CNTT trong khuôn khổ xây dựng ICT-Index có thống kê tổng số cán bộ CNTT chuyên trách về ATTT của các cơ quan, đơn vị như sau (cán bộ/1 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp):

 Bộ, ngành: 18.

 Tỉnh, thành: 51.

 DN lớn: 14.

Như vậy, trung bình tại mỗi Bộ, cơ quan ngang Bộ có 9 cán bộ chuyên trách về ATTT. Trung bình tại mỗi UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có 3 cán bộ chuyên trách về ATTT, mỗi Sở TTTT có 5 cán bộ chuyên trách về ATTT, mỗi Sở có 2 cán bộ chuyên trách về ATTT. Như vậy một tỉnh, thành phố có khoảng 36 cán bộ chuyên trách về ATTT.

Biểu đồ 3.1: Nhân lực CNTT chuyên trách và bán chuyên trách về ATTT.

(Nguồn: Báo cáo số liệu thống kê Công nghệ thông tin năm 2013 - ban chỉ đạo quốc gia về công nghệ thông tin)

Theo số liệu thông kê trong cuốn Thông tin và số liệu thống kê Công nghệ thông tin năm 2013 của ban chỉ đạo quốc gia về công nghệ thông tin phối hợp với Bộ thông tin và truyền thông phối hợp xuất bản cũng có đề cập tới thực trạng trình độ chuyên môn về lĩnh vực ATTT trong khối cơ quan nhà nước hiện tại, số cán bộ, kỹ sư có trình độ đào tạo về ATTT trung cấp, nghề ước chiếm khoảng 11%, trình độ đại học chiếm khoảng 70% và số cán bộ trên đại học chiếm khoảng 9%.

Biểu đồ 3.2: Trình độ của kỹ sƣ ATTT trong khối nhà nƣớc và Doanh nghiệp

Nguồn: Báo cáo số liệu thống kê Công nghệ thông tin năm 2013 - ban chỉ đạo quốc gia về công nghệ thông tin

Như vậy, nhìn chung, đội ngũ kỹ sư ATTT đã có trình độ tối thiểu, có thể thực hiện công việc cũng như nâng cao trình độ, kỹ năng làm việc nhờ vào

CNTT. Việt Nam chỉ cần tập trung nâng cao một số kỹ năng nghiệp vụ như quản trị mạng, bảo mật, và cơ sở dữ liệu để vận hành tốt hệ thống thông tin của từng đơn vị.

3.2.1.2 Điểm mạnh của nhân lực Kỹ sư an toàn thông tin Việt Nam Nguồn nhân lực trẻ

Xuất phát từ đặc điểm dân số Việt Nam là dân số trẻ thêm vào đó là đặc thù ngành ATTT của Việt Nam mới phát triển, vì vậy, nhân lực CNTT nói chung và ATTT nói riêng là nhân lực trẻ. Với thế mạnh nguồn nhân lực trẻ, lao động CNTT có thể phát huy tính sáng tạo và năng động trong công việc. Với sức trẻ, sự ham mê học tập còn cao, vì vậy họ có thể tiếp tục học hỏi không ngừng để nâng cao kiến thức của mình.

Nguồn nhân lực có trình độ học vấn

Cho đến thời điểm hiện tại, nhân lực hoạt động trong ngành CNTT, ATTT của Việt Nam 100% có trình độ học vấn. Với trình độ học vấn nhất định, lao động CNTT có điều kiện phát huy khả năng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn và nghề nghiệp.

Nguồn nhân lực trẻ, thông minh và chăm chỉ

Theo đánh giá của các nhà đầu tư nước ngoài, người Việt Nam nói chung và kỹ sư hoạt động trong lĩnh vực ATTT nói riêng có thế mạnh là rất thông minh và chăm chỉ. Tại buổi gặp mặt đầu năm 2011 ngành CNTT, Ông Yamashita Ryuichi, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Phát triển nguồn lực Việt – Nhật đã phát biểu “Người Nhật đã đầu tư vào Trung Quốc, Ấn độ để đào tạo đội ngũ lập trình viên phần mềm..”.

Nhân lực trẻ, thông minh và chăm chỉ là tiềm năng để phát triển nhân lực CNTT Việt Nam theo hướng nâng cao hàm lượng chất xám, tập trung vào các lĩnh vực như dịch vụ, nghiên cứu và phát triển.

3.2.1.2 Điểm yếu của nhân lực Kỹ sư an toàn thông tin Việt Nam Trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế

Trong tháng 12 năm 2014, Bộ TT&TT phối hợp với Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam tổ chức “Ngày an toàn thông tin Việt Nam”, trong hội thảo vấn đề

được quan tâm đặt ra là chất lượng nhân lực ATTT hiện không đáp ứng được nhu cầu thực tế của các tổ chức, doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Thực tế cho thấy, hiện tại và trong tương lai, đa phần các giao dịch, hoạt động (thương mại, truyền thông, giao tác) của Việt Nam cũng như thế giới đều diễn ra trên mạng. Do đó yếu tố an toàn, bảo mật thông tin là vô cùng quan trọng, đặc biệt là các lĩnh vực ngành nghề thuộc khối an ninh quốc phòng, đảng và chính quyền, các ngành kinh tế trọng điểm mũi nhọn như: giao dịch thương mại điện tử, tài chính ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, các dịch vụ hành chính công, chính phủ điện tử, mạng truyền thông , công nghiệp nội dung số…vv . Việc đào ta ̣o chuyên ngành an toàn thông tin ở Viêt Nam chưa phát triển xứng tầm với đòi hỏi của công nghệ và nhu cầu cấp thiết của xã hội

Một trong những vấn đề của nhân lực kỹ sư ATTT hiện nay là thiếu kiến thức chuyên ngành. Ông Vũ Quốc Khánh – Giám đốc trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam - VNCERT đã chia sẻ "Trung bình, mỗi kỹ sư ATTT mới ra trường được tuyển dụng tại VNCERT, chúng tôi phải mất tới hai năm để đào tạo lạị”

Thực tế cho thấy, số sinh viên ATTT ra trường được tuyển dụng có thể làm việc được ngay lại rất ít. Đa số các đơn vị sau khi tuyển dụng đều phải đào tạo lại. Cũng theo khảo sát của HCA đối với 80 Doanh nghiệp Công nghệ thông tin trong toàn quốc, trong 6.330 người tốt nghiệp CNTT có trình độ từ trung cấp đến cao học đều nằm ở mức trung bình và khá. Về khả năng am hiểu công nghệ và kỹ năng chuyên môn, chỉ có 28% đạt yêu cầu đặt ra của đơn vị tuyển dụng, 72% phải đào tạo lại mới có thể theo kịp các dự án đang triển khai.

Chính những hạn chế đó đã làm cho các nhân viên CNTT nói chung và và kỹ sư ATTT nói riêng nước ta chỉ bộc lộ được khoảng 60% năng lực thực sự của mình là rào cản lớn trong việc tìm kiếm việc làm.

Hiện nay, do đặc thù nhiệm vụ bảo đảm an ninh quốc gia và phòng chống tội phạm mà vấn đề đào tạo kỹ sư về ATTT được tiến hành tại nhiều cơ sở thuộc Bộ Công an như Học viện Kỹ thuật hậu cần, Học viện an ninh,…nghiên cứu-triển khai về ATTT cũng được tiến hành tại các cơ sở đào tạo ATTT trọng điểm quốc gia, một số trường đại học khác, một số viện nghiên cứu, như ĐHCN-ĐHQGHN, học viện

Kỹ thuật quân sự, học viện kỹ thuật mật mã, đại học Bách khoa Hà Nội, Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông, Đại học công nghệ thông tin- ĐHQGTPHCM, Đại học Bách khoa Đà Nẵng, Đại học Hà Nội, Viện CNTT. Tuy nhiên, các chương trình đào tạo ATTT chính quy ở bậc đại học hiện nay trải dài bốn năm, tuy nhiên chỉ có hai năm rưỡi học chuyên ngành. Bên cạnh đó, giáo trình, tài liệu giảng dạy ATTT chủ yếu được biên soạn bằng tiếng Anh, nên sinh viên cũng khó có thể tiếp cận với các kiến thức mới của ngành.

Việc thiếu kiến thức chuyên ngành là một rào cản rất lớn cho sự phát triển của nhân lực ngành ATTT. Vì đây là ngành phát triển cao, đòi hỏi người lao động phải nắm vững kiến thức cơ bản để có thể tiếp thu các kiến thức mới trong quá trình làm việc.

Thiếu ngoại ngữ.

Kỹ năng ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh một kỹ năng buộc phải có đối với nhân lực công nghệ thông tin nói chung và nhân lực Kỹ sư ATTT nói riêng khi đa số tài liệu, văn bản hướng dẫn, kỹ thuật, công nghệ cũng như nội dung các môn học, phần mềm về công nghệ thông tin - truyền thông và các công việc thực tế đa số dùng tiếng Anh. Hơn nữa tiếng Anh còn thông dụng trao đổi với khách hàng, đối tác quốc tế trong ngành an toàn thông tin, công nghệ thông tin, truyền thông.

Theo nhiều doanh nghiệp tổ chức nhà nước tuyển dụng, Một trong những đặc điểm của người làm CNTT nói chung và kỹ sư ATTT nói riêng là phải thông thạo ngoại ngữ. Nhưng, tại Việt Nam, kỹ sư ATTT rất hạn chế về kỹ năng giao tiếp ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh Một thực tế đáng lo ngại trong quá trình hội nhập công nghệ thông tin Việt Nam với thế giới là 90% nhân sự có trình độ ngoại ngữ chưa đáp ứng với nhu cầu thực tế. Hơn nữa, theo ông Nguyễn Đình Thắng, Phó Chủ tịch Vinasa cho biết với nguồn nhân lực hiện có với chất lượng đào tạo và chuyên môn về công nghệ thông tin đã được trang bị thì vẫn còn kém về phần mềm và ngoại ngữ.

Thiếu tính sáng tạo

Thiếu tính sáng tạo là một nét đặc trưng của nguồn nhân lực Việt Nam, chứ không riêng gì nhân lực kỹ sư ATTT. Một trong những nét đặc trưng của hệ thống giáo dục Việt Nam là “cầm tay chỉ việc”, trò học và làm theo thầy, không có khả năng hoặc không có điều kiện để thể hiện ý kiến riêng.

Lao động CNTT cần có tính sáng tạo, đặc biệt lao động trong ngành ATTTT mỗi kỹ sư như là một kiến trúc sư, cần am hiểu và xây dựng các phần mềm, các giải pháp thích hợp để ngăn chặn các lỗ hổng an ninh,phù hợp với yêu cầu của khách hàng.

Thiếu tính sáng tạo đã làm cho nhân lực kỹ sư ATTT nói riêng và ngành ATTT Việt Nam nói chung thiếu tính cạnh tranh với ngành ATTT các nước như Ấn độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan.

Kỹ năng làm việc nhóm kém

Cũng giống như tính sáng tạo, kỹ năng làm việc nhóm hiện nay vẫn là điểm yếu của nhân lực kỹ sư ATTT nói riêng và nhân lực Việt Nam nói chung. Kỹ năng làm việc nhóm không chỉ đòi hỏi trong lĩnh vực ATTT mà hầu như các ngành khác hiện nay đều đòi hỏi lao động phải có kỹ năng làm việc nhóm. Vì một khi có tinh thần tập thể, có sự đóng góp ý kiến của nhiều người thì công việc luôn có kết quả tốt hơn - đặc biệt, trong lĩnh vực bảo đảm an toàn an ninh quốc gia trên không gian mạng, khi mà một dự án đòi hỏi phải có sự tập trung làm việc của nhiều người trong một thời gian dài, thì tinh thần làm việc nhóm hết sức quan trọng.

Trái với người phương Tây, luôn thẳng thắng và nói lên suy nghĩ của mình sao cho công việc có hiệu quả nhất, đặc tính của người Việt Nam là nhẹ nhàng, tránh tranh luận và ngại góp ý đặc biệt là góp ý với sếp. Kết quả, không phát huy hết khả năng của mọi người trong nhóm.

Thiếu kỹ năng thực hành

Một trong những điểm yếu khác của nhân lực ATTT của Việt Nam là thiếu kỹ năng thực hành. Thiếu kỹ năng thực hành bắt nguồn từ những yếu kém trong đào tạo. Hiện nay, các cơ sở đào tạo CNTT, ATTT tại Việt Nam trang bị hạ tầng còn kém, thiếu máy tính, thiếu giảng viên nên học viên không có điều kiện thực hành. Các sinh viên tốt nghiệp ngành ATTT lại không có điều kiện tham gia vào các dự án thực tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nhân lực kỹ sư an toàn thông tin của việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 61 - 68)