Tổng hợp nhu cầu nhân lực kỹ sư an toàn thông tin tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nhân lực kỹ sư an toàn thông tin của việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 68 - 72)

7. Kết cấu luận văn

3.2. Đánh giá về thực trạng và tổng hợp nhu cầu nhân lực kỹ sư an toàn thông tin tại Việt

3.2.2 Tổng hợp nhu cầu nhân lực kỹ sư an toàn thông tin tại Việt Nam

Nhân lực kỹ sư ATTT được đánh giá là thiếu và yếu phần nào do các trường chưa có điều kiện tốt để tập trung đào tạo ngành này. Tuy các trường đại học có quan tâm đến ngành nghề này nhưng vẫn còn thiếu sự đầu tư để hướng đến đào tạo chuyên ngành.

Gần đây, mức độ tuyển sinh vào nhóm trường về công nghệ thông tin (CNTT) đang có chiều hướng giảm sút. Sự hấp dẫn của đầu vào tuyển sinh học ngành CNTT nói chung và ATTT nói riêng cũng dẫn đến hạn chế trong đào tạo. Ngày 6/3/2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định giao cho Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông là trường đầu tiên tại Việt Nam đào tạo chuyên ngành ATTT. Sinh viên tốt nghiệp ngành này sẽ được cấp bằng cử nhân ATTT.

Đào tạo các kỹ sư ATTT là một điều khó khăn. Các trường gặp khó khăn không ít khi lựa chọn đào tạo một chuyên ngành hẹp. Đối với ngành này, các trường cần đào tạo các chuyên gia có kiến thức vững chắc về hạ tầng CNTT.

Ngoài ra, nhu cầu về chuyên gia ngành này tuy có nhưng xét về nhận thức của các doanh nghiệp, tổ chức về an toàn thông tin vẫn chưa đầy đủ, còn thiếu sự quan tâm đầu tư cho lĩnh vực này.

Theo “Quy hoạch phát triển an toàn thông tin số quốc gia đến năm 2020” thì đến năm 2015 Việt Nam phải có 1.000 kỹ sư ATTT đạt tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, thực tế con số này không lớn, thậm chí còn thấp so với nhu cầu thực tế. Hiện tại, có khá nhiều kỹ sư ATTT đang làm việc, chịu trách nhiệm quản lý hệ thống mạng/máy tính ở các doanh nghiệp/tổ chức. Nếu được tập hợp, thống kê một cách đầy đủ thì đây cũng là một nguồn nhân lực đáng kể.

Theo báo cáo khảo sát về nhân lực ATTT phục vụ xây dựng Đề án đào tạo kỹ sư ATTT của Vụ Công nghệ thông tin - Bộ thông tin và truyền thông thì nhu cầu nhân lực ATTT đến 2020 chia thành 02 giai đoạn, cụ thể như sau:

- Nhu cầu sử dụng nhân lực ATTT đến năm 2015:

 Trung bình mỗi UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần khoảng 3

kỹ sư ATTT. Như vậy 63 UBND tỉnh thành cần khoảng 189 chuyên gia.

 Trung bình mỗi UBND các quận, huyện cần khoảng 2 chuyên gia, như vậy

600 UBND quận, huyện cần khoảng 1.200 chuyên gia.

 Trung bình mỗi Sở TTTT tại các tình, thành phố trực thuộc trung ương cần

khoảng 8 chuyên gia, như vậy 63 Sở TTTT cần khoảng 504 chuyên gia. Trung bình mỗi Sở, ngành khác tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

cần khoảng 2 chuyên gia, như vậy 882 Sở ngành trên cả nước cần khoảng 1.764 chuyên gia.

Như vậy, nhu cầu về kỹ sư ATTT của các cơ quan, đơn vị tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đến năm 2015 vào khoảng 3.657 chuyên gia.

 Không tính Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có dự án riêng, Bộ Thông tin và

Truyền thông là Bộ quản lý chuyên ngành có nhu cầu cao hơn các Bộ khác (50 chuyên gia), trung bình mỗi Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc chính phủ cần khoảng 22 kỹ sư ATTT. Như vậy, 19 Bộ ngành và Bộ Thông tin và Truyền thông cần khoảng 468 chuyên gia.

Như vậy, để đáp ứng nhu cầu sử dụng nhân lực ATTT, đến năm 2015 cả nước cần đào tạo khoảng 4.125 kỹ sư ATTT.

- Nhu cầu sử dụng nhân lực ATTT đến năm 2020:

 Trung bình mỗi UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần khoảng 6

kỹ sư ATTT. Như vậy, 63 UBND tỉnh thành cần khoảng 378 chuyên gia.

 Trung bình mỗi UBND các quận, huyện cần khoảng 3 chuyên gia, như vậy

600 UBND quận, huyện cần khoảng 1.800 chuyên gia.

 Trung bình mỗi Sở TTTT tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cần

khoảng 14 chuyên gia, như vậy 63 Sở TTTT cần khoảng 882 chuyên gia. Trung bình mỗi Sở, ngành khác tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cần khoảng 4 chuyên gia, như vậy 882 Sở ngành trên cả nước cần khoảng 3.528 chuyên gia.

Như vậy, nhu cầu về kỹ sư ATTT của các cơ quan, đơn vị tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đến năm 2020 vào khoảng 6.588 chuyên gia.

 Không tính Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông là

bộ quản lý chuyên ngành có nhu cầu cao hơn các Bộ khác (150 chuyên gia), trung bình mỗi Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc chính phủ cần khoảng 58 kỹ sư ATTT. Như vậy, 19 Bộ ngành và Bộ Thông tin và Truyền thông cần khoảng 1.252 chuyên gia.

Như vậy, để đáp ứng nhu cầu sử dụng nhân lực ATTT, đến năm 2020 cả nước cần đào tạo khoảng khoảng 7.840 kỹ sư ATTT.

Bảng 3.2 Nhu cầu sử dụng kỹ sƣ ATTT trong các cơ quan nhà nƣớc

Các cơ quan, đơn vị nhà nƣớc Số lƣợng đơn vị Nhu cầu sử dụng kỹ sƣ ATTT đến năm 2015 Nhu cầu sử dụng kỹ sƣ ATTT đến năm 2020 Nhu cầu TB của một đơn vị đến 2015

Nhu cầu của các đơn vị

đến 2015

Nhu cầu TB của một đơn vị đến 2020

Nhu cầu của các đơn vị

đến 2020

(1) (2) (3) (4) =(2)*(3) (5) (6) =(2)*(5)

UBND các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương

63 3 189 6 378 UBND các Quận, Huyện 600 2 1.200 3 1.800 Các Sở TTTT 63 8 504 14 882 Các Sở ngành khác 882 2 1.764 4 3.528 Bộ Thông tin và Truyền thông 1 50 50 150 150 Các Bộ (Không tính Bộ CA và Bộ QP) và cơ quan ngang Bộ

19 22 418 58 1.102

Tổng số 4.125 7.840

(Nguồn: Báo cáo khảo sát nhu cầu nhân lực ATTT cuat Cục An toàn thông tin - Bộ thông tin và truyền thông 2013 )

Từ những con số thống kê ở trên có thể thấy số lượng cán bộ chuyên trách về ATTT tại các cơ quan nhà nước đến 2015 cần thêm hơn 1.000 cán bộ, đến 2020 cần thêm hơn 5.000 cán bộ. Như vậy nhu cầu cán bộ chuyên trách về ATTT là rất lớn.

Để đáp ứng nhu cầu nhân lực ATTT cho cơ quan nhà nước như dự kiến ở trên Nhà nước cần có những biện pháp để thúc đẩy phát triển nguồn cung nhân lực kịp thời, đảm bảo đủ về cả số lượng và chất lượng.

3.3 Đánh giá về thực trạng sử dụng nhân lực Kỹ sƣ An toàn thông tin của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nhân lực kỹ sư an toàn thông tin của việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 68 - 72)