7. Kết cấu luận văn
3.3.1 Hiệu quả sử dụng
Cho đến thời điểm hiện tại, Việt Nam chưa có một thống kê nào về tình hình sử dụng kỹ sư ATTT. Tuy nhiên, theo thông tin từ các doanh nghiệp, tổ chức tuyển dụng cho thấy tỷ lệ kỹ sư ATTT được tuyển dụng không nhiều. VNCERT, hàng năm chỉ tuyển được từ 5%-10% ứng viên dự tuyển, VNISA đến năm 2013 cũng chỉ tuyển được 10% kỹ sư ATTT từ hơn 500 hồ sơ dự tuyển ( BTT&TT, 2013) [22].
Bảng 3.3 Cung và cầu lao động ATTT ngành CNTT-TT giai đoạn 2011-2012 Trình độ Đã đƣợc đào tạo các
môn liên quan đến ATTT (cung) Đƣợc sử dụng (chuyên trách và bán chuyên trách ) (cầu) % cầu/cung Đại học 15.000 13.000 87% Cao đẳng 18.000 3.300 18% Kỹ thuật viên 180.000 3.800 2% Tổng 213.000 20.100 9,4%
Nguồn: Tổng hợp từ thông tin số liệu thống kê Công nghệ thông tin năm 2013 - ban
chỉ đạo quốc gia về công nghệ thông tin, 2013
Thêm nữa, điều mà chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy hiện nay là khu vực công của Việt Nam đang “chảy máu chất xám” vì có sự khác biệt lớn về điều kiện làm việc, chính sách tuyển dụng cũng như chế độ đãi ngộ giữa khu vực tư nhân và khu vực công.Tình trạng này đang đặt đang đặt ra nhiều bài toán cho lĩnh vực quản lý và sử dụng nhân lực ngành CNTT nói chung và ATTT nói riêng. Những người chuyển ra khỏi ngành đa số nằm ở vị trí có tính chất chủ chốt về kỹ thuật và quản lý, những cán bộ có năng lực, kinh nghiệm trong thực tế. Đây là một thực trạng nhức nhối làm giảm đi hiệu quả sử dụng của nhân lực Kỹ sư ATTT của Việt Nam