Các nhóm giải pháp đẩy mạnh đào tạo, phát triển nhân lực kỹ sư an toàn thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nhân lực kỹ sư an toàn thông tin của việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 81 - 83)

7. Kết cấu luận văn

4.4. Các giải pháp

4.4.1. Các nhóm giải pháp đẩy mạnh đào tạo, phát triển nhân lực kỹ sư an toàn thông

Sự phát triển nhanh của ngành CNTT đã thật sự tạo ra một rào cản lớn cho việc đào tạo ÂTTT. Trên thực tế, vòng đời sản phẩm CNTT thường có hai năm, trong khi đó, việc đào tạo một kỹ sư ATTT thì mất tối thiểu là bốn năm. Hơn thế nữa, chương trình đào tạo ATTT ở các trường chính quy và thậm chí cả các trường phi chính quy thì chậm đổi mới. Do vậy, hệ thống giáo dục và đào tạo ATTT cần phải có những chính sách thích hợp để có thể thích ứng với sự phát triển của CNTT.

Chi phí đầu tư cho đào tạo ngành cao

Như chúng ta đã thấy ngành ATTT có chi phí đầu tư nghiên cứu và phát triển cao, vì vậy chi phí cho đào tạo ATTT cũng cao. Ngân Hàng Thế Giới (World Bank) khuyến cáo các nước đang phát triển cần phải chi cho đào tạo nhân lực ATTT trong các dự án ATTT và viễn thông là 5 – 12,5% tổng chi phí dự án (Thế giới vi tính, 2012) [39]. Do chi phí đào tạo quá cao, nên học viên cũng như các doanh nghiệp Việt Nam, vốn chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khi có nhu cầu đào tạo ATTT cũng chỉ thực hiện các chương trình đào tạo trong nước, ít có điều kiện tiếp cận với các chương trình đào tạo quốc tế.

4.4. Các giải pháp

4.4.1. Các nhóm giải pháp đẩy mạnh đào tạo, phát triển nhân lực kỹ sư an toàn thông tin thông tin

Bằng phương pháp nghiên cứu, phân tích cũng như giới hạn phạm vi nghiên cứu như đã trình bày ở phần trên, chương này sẽ đề xuất 4 nhóm giải pháp tập trung chủ yếu vào hai tiêu chí chính là phát triển trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phát

triển kỹ năng làm việc đã đề cập tại mục 1.6 “nội dung phát triển nhân lực kỹ sư

ATTT” phần cơ sở lý luận đó là: (1) đầu tư hỗ trợ tăng cường năng lực đào tạo nhân

lực kỹ sư ATTT; (2) xây dựng, triển khai áp dụng các hệ thống chuẩn kỹ năng ATTT, hệ thống đào tạo, sát hạch, cấp chứng chỉ kỹ năng ATTT nhằn chuẩn hóa và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực kỹ sư ATTT; (3) Xây dựng ban hành các cơ

chế chính sách thu đãi ngộ đối với nhân lực làm ATTT nhằm thu hút kỹ sư ATTT giỏi làm việc trong các cơ quan nhà nước, đồng thời thúc đẩy hình thành thị trường nguồn nhân lực kỹ sư ATTT, (4) đầu tư xây dựng, nâng cấp phòng thí nghiệm trọng điểm về ATTT nhằm hỗ trợ hoạt động nghiên cứu phát triển trong lĩnh vực ATTT, hỗ trợ hoạt động đào tạo nhân lực kỹ sư ATTT trình độ thạc sĩ, tiến sĩ. Nội dung khái quát của 4 nhóm giải pháp này như sau:

- Tăng cường năng lực đào tạo kỹ sư ATTT: nhà nước đầu tư hỗ trợ tăng cường năng lực đào tạo kỹ sư ATTT cho một số trường có tiềm năng để đẩy mạnh triển khai đào tạo đủ đội ngũ kỹ sư ATTT, nhằm cung cấp đội ngũ nhân lực kỹ sư ATTT có kiến thức chuyên sâu về ATTT, kỹ năng làm việc tốt, tư duy sáng tạo và có nhận thức đúng đắn về vai trò của nhiệm vụ đảm bảo ATTT. Yêu cầu này kéo theo hàng loạt các nhiệm vụ cần thực hiện như: đầu tư đào tạo đội ngũ giảng viên ATTT trình độ cao, xây dựng các chương trình và nội dung đào tạo kỹ sư ATTT tiên tiến, đầu tư cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm phục vụ hoạt động đào tạo, nghiên cứu ATTT trong các trường đại học, có chính sách ưu đãi để thu hút các em sinh viên giỏi, tư cách đạo đức tốt theo học chuyên ngành ATTT…

- Đảm bảo công tác giám sát, đánh giá đảm bảo chất lượng đào tạo: hoạt động này có thể thực hiện theo hướng xã hội hóa trên cơ sở xây dựng và triển khai áp dụng hiệu quả các hệ thống chuẩn kỹ năng, hệ thống sát hạch cấp chứng chỉ kỹ năng cho nhân lực làm ATTT. Song song với việc triển khai đào tạo kỹ sư ATTT theo chương trình chính quy dài hạn, cần xây dựng các chương trình đào tạo ngắn hạn về ATTT để thường xuyên cập nhật kiến thức về kỹ thuật, công nghệ và nâng cao kỹ năng cho đội ngũ kỹ sư ATTT.

- Xây dựng, ban hành các cơ chế, chính sách ưu đãi đối với người dạy, người học và người làm công tác ATTT:

+ Có chính sách thu hút và bồi dưỡng giảng viên ATTT trình độ cao để bổ sung vào đội ngũ giảng viên ATTT hiện còn thiếu trong các trường đại học;

+ Có chính sách thu hút sinh viên giỏi theo học chuyên ngành ATTT. Nhà nước cần xây dựng, áp dụng chính sách miễn giảm học phí và cấp học bổng đối với

sinh viên theo học chuyên ngành ATTT, nhằm thu hút học sinh, sinh viên giỏi theo học chuyên ngành ATTT.

+ Xây dựng cơ chế ưu đãi đối với nhân lực kỹ sư ATTT. Xây dựng hệ thống chức danh cho nhân lực kỹ sư ATTT, kèm theo đó là các tiêu chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ cho từng chức danh. Người đảm nhiệm các chức danh về ATTT trong các cơ quan nhà nước được hưởng các chế độ ưu đãi về hệ số lương và phụ cấp xứng đáng với năng lực và công sức của mình.

- Đầu tư nâng cấp phòng thí nghiệm trọng điểm về ATTT do Bộ quốc phòng đang quản lý: Phòng thí nghiệm trọng điểm về ATTT đã được đầu tư cách đây 10 năm, với tốc độ phát triển nhanh trong lĩnh vực CNTT thì đã đến lúc Nhà nước cần đầu tư nâng cấp trang thiết bị cho phòng thí nghiệm này để theo kịp các yêu cầu do thay đổi công nghệ đặt ra, đáp ứng yêu cầu về chức năng nhiệm vụ của Phòng thí nghiệm là phục vụ nghiên cứu, phát triển công nghệ mới trong lĩnh vực ATTT và phục vụ đào tạo nhân lực kỹ sư ATTT trình độ thạc sĩ, tiến sĩ.

Các giải pháp cụ thể trong các nhóm giải pháp nêu trên sẽ được trình bày cụ thể trong các phần tiếp sau đây của chương này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nhân lực kỹ sư an toàn thông tin của việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 81 - 83)