Nguồn tài liệu và thông tin nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh trung yên, hà nội (Trang 43)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Nguồn tài liệu và thông tin nghiên cứu

Trong luận văn đã ƣu tiên sử dụng phƣơng pháp thu thập dữ liệu thứ cấp, các dữ liệu thu thập bao gồm có:

+ Thu thập số liệu thống kê, các chủ trƣơng , chính sách và các định hƣớng lớn của Đảng và Nhà nƣớc trong hoạt động tài chính- ngân hàng, xử lý nợ xấu qua các tạp chí chuyên ngành, Internet.

+ Giáo trình, văn bản pháp luật, quy trình, quy định liên quan đến NHTM, hoạt động tín dụng;

+ Thu thập số liệu thống kê, báo cáo hoạt động kinh doanh, hoạt động cấp tín dụng, xử lý nợ xấu của Agribank Chi nhánh Trung Yên từ 2010 đến 2014.

+ Thu thập thông tin, số liệu từ các bài báo, công trình nghiên cứu về hoạt động tín dụng, quản lý nợ xấu trong nƣớc, các luận văn, luận án.

Thông tin định luợng thu thập đƣợc từ các tài liệu thống kê. Tác giả đã sắp xếp theo hệ thống các chỉ tiêu cần phân tích để làm bộc lộ ra các mối liên hệ và sự thay đổi.

Các số liệu có thể đƣợc trình bày dƣới nhiều dạng theo các tiêu chí, thời kỳ và đƣợc xử lý bằng phần mềm Excel 2007.

2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể

2.2.1. Phương pháp thống kê – so sánh

Đây là phƣơng pháp chủ yếu dùng trong phân tích hoạt động kinh doanh để xác định xu hƣớng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích. Để tiến hành đƣợc cần xác định số gốc để so sánh, xác định điều kiện để so sánh, mục tiêu để so sánh. Phƣơng pháp thống kê - so sánh đƣợc sử dụng trong chƣơng 3 của luận văn nhằm so sánh sự biến động các chỉ tiêu, hoạt động tại chi nhánh qua các năm từ 2010 đến năm 2014. Qua đó có cơ sở phân tích, nhìn nhận thực trạng hoạt động kinh doanh, hoạt động quản lý nợ xấu tại chi nhánh.

+ Khi nghiên cứu biến động, tốc độ tăng trƣởng của các chỉ tiêu, số gốc để so sánh là chỉ tiêu ở kỳ trƣớc.

- Điều kiện để so sánh đƣợc các chỉ tiêu kinh tế: + Phải thống nhất về nội dung kinh tế của chỉ tiêu

+ Đảm bảo tính thống nhất về phƣơng pháp tính các chỉ tiêu

+ Đảm bảo tính thống nhất về đơn vị tính, các chỉ tiêu về cả số lƣợng, thời gian và giá trị.

- Mục tiêu so sánh trong phân tích kinh doanh:

+ Xác định mức độ biến động tuyệt đối và mức độ biến động tƣơng đối cùng xu hƣớng biến động của chỉ tiêu phân tích.

+ Mức biến động tuyệt đối: đƣợc xác định trên cơ sở so sánh trị số của chỉ tiêu giữa hai kỳ: kỳ này và kỳ trƣớc.

+ Mức độ biến động tƣơng đối: là kết quả so sánh mức thay đổi tƣơng đối số liệu giữa hai kỳ.

Tác giả đã sử dụng phƣơng pháp thống kê, so sánh các chỉ tiêu sau: - Các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận, tốc độ tăng trƣởng qua các năm,

- Nguồn vốn, dƣ nợ, nợ xấu, số tiền xử lý rủi ro, số trích lập quỹ dự phòng xử lý rủi ro qua các năm,

- Số tiền xử lý nợ bằng các biện pháp, cơ cấu nhóm nợ

2.2.2. Phương pháp phân tích - tổng hợp

Tổng hợp là quá trình ngƣợc với quá trình phân tích, nhƣng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra đƣợc bản chất, quy luật vận động của đối tƣợng nghiên cứu.

Phân tích trƣớc hết là phân chia cái toàn thể của đối tƣợng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu đƣợc đối tƣợng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu đƣợc cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận.

Trong luận văn của mình, tác giả đã sử dụng phƣơng pháp phân tích, tổng hợp ngay từ khi mới tiếp cận đề tài, tác giả đã thu thập những tài liệu, công trình nghiên cứu có liên quan đến quản lý, quản trị nợ xấu, xử lý nợ xấu, nâng cao chất lƣợng tín dụng tại NHTM, tất cả những tài liệu này đƣợc phân tích, tổng hợp tìm ra những cơ sở lý luận chung nhất, có một cái nhìn tổng quan về tình hình nghiên cứu đề tài.

Trong chƣơng 3 về đánh giá thực trạng, tác giả phân tích những số liệu từ báo cáo kết quả kinh doanh của Agribank chi nhánh Trung Yên theo các nội dung nghiên cứu, tổng hợp thành các bảng số liệu làm căn cứ đánh giá hoạt động kinh doanh, hoạt động quản lý nợ xấu tại chi nhánh giai đoạn 2010 – 2014.

Thông qua phân tích tác giả đánh giá đƣợc thực trạng quản lý nợ giai đoạn hiện nay, từ đó đề ra những giải pháp hoàn thiện quy trình quản lý nợ xấu đến 2020 phù hợp với tình hình mới, xu hƣớng phát triển.

2.3. Các bƣớc thực hiện và thu thập số liệu

Tác giả thực hiện Luận văn theo tuần tự các bƣớc nghiên cứu nhƣ sau :

Bƣớc 1: Nghiên cứu tài liệu nhằm xác định khung lý thuyết, cơ sở lý luận về quản lý nợ xấu tại NHTM.

Bƣớc này chủ yếu phục vụ cho công tác nghiên cứu tại chƣơng 1. Trong chƣơng này tác giả chủ yếu thu thập tài liệu từ các giáo trình, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc.

Phần tổng quan tài liệu chủ yếu thu thập thông tin trên các tài liệu; đề tài khoa học, các bài viết, các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ tham khảo trên thƣ viện luận văn, thƣ viện Quốc gia Hà Nội.

Trong phần này tác giả chủ yếu sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả, phân tích, tổng hợp… để liệt kê, trình bày những khái niệm cơ bản, những nội dung quan trọng liên quan đến quản lý nợ xấu của NHTM tại chƣơng 1. Phân tích đánh giá những mặt làm đƣợc, chƣa làm đƣợc của các nghiên cứu trƣớc đó để tìm ra những điểm mới mà các tác giả trƣớc chƣa thực hiện.

Bƣớc 2: Thu thập tài liệu, số liệu phục vụ phân tích thực trạng quản lý nợ xấu tại Agribank chi nhánh Trung Yên giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2014.

Bƣớc này chủ yếu phục vụ cho chƣơng 3. Trong bƣớc này tác giả thu thập số liệu thứ cấp dạng thô trên các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hàng năm của chi nhánh. Các số liệu này đƣợc xử lý bằng phần mềm Exel.

Trong chƣơng này tác giả sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả, tổng hợp, phân tích, so sánh để thu thập thông tin, phân tích số liệu về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý nợ xấu, đánh giá những mặt ƣu điểm, hạn chế và tìm ra nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động quản lý nợ xấu tại Agribank chi nhánh Trung Yên.

Bƣớc 3: Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động quản lý nợ xấu tại Agribank chi nhánh Trung Yên giai đoạn 2010 -2014, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý này đến năm 2020.

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH TRUNG YÊN

GIAI ĐOẠN 2010 – 2014 3.1. Khái quát về Agribank chi nhánh Trung Yên

3.1.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Trung Yên (Agribank chi nhánh Trung Yên) đƣợc thành lập từ năm 2000, là chi nhánh cấp 2 (trực thuộc Sở giao dịch I sau là Agribank chi nhánh Thăng Long). Từ ngày 01/04/2008 Chi nhánh Trung Yên đƣợc nâng cấp lên chi nhánh cấp I, trực thuộc Agribank Việt Nam. Mặc dù thời gian hoạt động chƣa hẳn dài nhƣng Agribank chi nhánh Trung Yên cũng đã đạt đƣợc một số thành tựu, tự tin vững bƣớc trong công cuộc đổi mới, hòa mình với sự phát triển vƣợt bậc của hệ thống điện tử hiện đại, an toàn, tin cậy đạt hiệu quả với chuẩn mực quốc tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Ngày 30/12/2011 NHNN Việt Nam đã xếp hạng doanh nghiệp hạng I cho Agribank chi nhánh Trung Yên.

Sau 7 năm hoạt động Agribank chi nhánh Trung Yên đã thực sự trở thành một đơn vị chủ lực trong hệ thống Agribank nói riêng và hệ thống NHTM nói chung. Những kết quả kinh doanh trong 7 năm qua đã không ngừng góp phần phục vụ đầu tƣ, phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, phục vụ nông nghiệp nông thôn, phát triển kinh tế của thủ đô Hà Nội, góp phần vào kết quả kinh doanh chung của toàn hệ thống và nâng cao sức cạnh tranh của AgribankViệt Nam trên địa bàn thủ đô . Liên tiếp qua các năm 2008 đến 2014 Agribank chi nhánh Trung Yên đều đứng đầu trong công tác thi đua, hoàn thành kế hoạch kinh doanh trong khu vực Hà Nội, nhận đƣợc nhiều bằng khen, danh hiệu của Agribank Việt Nam và NHNN chi nhánh TP Hà Nội.

Hiện nay trụ sở chính của chi nhánh đặt tại Tầng 1, Tòa nhà 17T4, Đƣờng Hoàng Đạo Thúy, Khu đô thị Trung Hòa – Nhân Chính, Phƣờng Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, TP Hà Nội.

3.1.2. Cơ cấu tổ chức, quản lý

Agribank chi nhánh Trung Yên có 1 giám đốc và 3 phó giám đốc . Có 07 phòng nghiệp vụ do một trƣởng phòng điều hành và có các phó phòng giúp việc cho trƣởng phòng, trƣởng phòng chịu trách nhiệm trƣớc ban giám đốc về công việc, nhiệm vụ của phòng. Các phòng nghiệp vụ có nhiệm vụ tham mƣu cho ban giám đốc, triển khai các công việc thuộc chức năng, lĩnh vực chuyên môn theo quy định, góp phần vào hoạt động thƣờng xuyên của ngân hàng. ( Xem Hình 3.1)

Đứng đầu 04 phòng giao dịch là các giám đốc phòng giao dịch, đƣợc sự ủy quyền của giám đốc chi nhánh thực hiện cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, phục vụ khách hàng xung quanh địa bàn đóng trụ sở, đóng góp kết quả tài chính, xây dựng hình ảnh cho Agribank chi nhánh Trung Yên.

Đặc biệt phòng Tín dụng tại Hội sở chi nhánh đƣợc chia tách thành 02 bộ phận hoạt động chuyên sâu: Bộ phận phát triển tín dụng và bộ phận quản lý rủi ro, thu hồi nợ xấu. Điều này giúp cho việc quản lý nợ xấu của Ban giám đốc dễ dàng, thuận lợi và đạt đƣợc hiệu quả cao hơn.

Hình 3.1. Cơ cấu tổ chức của Agribank chi nhánh Trung Yên

(Nguồn: Agribank chi nhánh Trung Yên)

GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Tín dụng Hành chính nhân sự Kiểm tra kiểm soát Kế toán & ngân quỹ Dịch vụ Maket ing Điện toán PGD Số 1 PGD Số 2 PGD Nguyễn Tuân PGD Trung Hòa Kinh doanh ngoại hối

3.1.3. Các hoạt động chủ yếu của Agribank Chi nhánh Trung Yên

3.1.3.1 Hoạt động huy động vốn

Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, vốn không chỉ là phƣơng tiện kinh mà còn là đối tƣợng kinh doanh chủ yếu. Trong tất cả các loại hình vốn khác nhau thì vốn huy động đƣợc coi là quang trong nhất, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn của ngân hàng (trên 70% tổng nguồn vốn). Nó chi phối và quyết định tới khả năng sinh lời của ngân hàng. Mặt khác, khi nguồn vốn lớn thì hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng sẽ tăng lên và khả năng thanh toán cũng nhƣ uy tín của ngân hàng sẽ đƣợc nâng cao. Vì thế, huy động vốn không chỉ để đảm bảo nhu cầu kinh doanh của chính bản thân ngân hàng mà còn đồng thời đáp ứng kịp thời vốn đầu tƣ cho nền kinh tế. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng đó, Agribank chi nhánh Trung Yên coi hoạt động huy động vốn là mục tiêu chính và cũng là mục tiêu hàng đầu trong hoạt động kinh doanh.

Tình hình huy động vốn của Chi nhánh Trung Yên giai đoạn từ 2010 – 2014 đƣợc thể hiện qua bảng 3.1 sau:

Bảng 3.1. Tình hình huy động vốn giai đoạn 2010 – 2014

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Tổng vốn huy động 2.277 -40 1.728 -24 2.765 60 5,860 112 4.412 -25 Vốn huy động BQ / cán bộ 21,6 -50 15,2 -30 19,6 20 41,9 114 29,4 -30

Phân theo đối tượng KH

- Tiền gửi dân cƣ 317 -8 374 18 846 126 1.359 61 1.256 -8 - Tiền gửi tổ chức kinh tế 1.925 -44 1.354 -30 1.919 42 4.501 135 3.156 -30

Phân theo loại tiền tệ

- VND 2.087 -43 1.611 -23 2.626 63 5.705 117 4.247 -26 - USD (quy đổi VNĐ) 190 23 117 -38 139 19 155 12 165 6

Phân theo kỳ hạn

- Không kỳ hạn 680 -76 629 -8 1.008 60 4.068 304 3.188 -22 - Có kỳ hạn dƣới 12 tháng 706 244 535 -24 750 40 880 17 645 -27 - Có kỳ hạn 12 – 24 tháng 344 74 34 -90 25 -26 45 80 278 518 - Có kỳ hạn trên 24 tháng 547 -8 530 -3 982 85 867 -12 301 -65

Qua bảng số liệu ta thấy từ năm 2010 đến năm 2014 tổng nguồn vốn huy động của Agribank chi nhánh Trung Yên tăng trƣởng mạnh và có sự thay đổi về cơ cấu qua các năm. Năm 2010 với quy mô huy động chỉ đạt 2.277 tỷ đồng thì đến năm 2012 tăng lên 2.765 tỷ đồng, đặc biệt số dƣ huy động năm 2013 đạt tới 5.860 tỷ đồng và đến 31/12/2014 đạt 4.412 tỷ đồng.

3.1.3.2. Hoạt động tín dụng

Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các NHTM trên địa bàn Chi nhánh Trung Yên đã có những chiến lƣợc thích hợp trong việc mở rộng và tăng trƣởng tín dụng trên nguyên tắc chấp hành nghiêm chỉnh giới hạn tín dụng, kiểm soát chất lƣợng, đảm bảo an toàn, nâng cao tỷ trọng dƣ nợ có TSBĐ, tình hình cụ thể đƣợc phản ánh tại bảng 3.2:

Bảng 3.2. Tình hình hoạt động tín dụng giai đoạn 2010 – 2014

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Tổng dƣ nợ 928 52 1.129 21 1.617 43 2.040 26 2.364 16 Dƣ nợ BQ / cán bộ 9 26 10 13 11 16 15 32 16 8

Phân theo thời gian

- Ngắn hạn 773 69 924 20 1.431 55 1.842 29 2.113 15 - Trung, dài hạn 155 1 205 32 186 -9 198 6 251 27

Phân theo loại tiền tệ

- VND 900 52 1.099 22 1.588 44 2.002 26 2.318 16 - USD (quy đổi VNĐ) 28 -44 30 7 29 -1 38 31 46 21

Phân theo đối tượng

- Hộ sản xuất và cá nhân 267 61 309 16 371 20 355 -4 434 22 - Doanh nghiệp 661 48 820 24 1.246 52 1.685 35 1.930 15

Phân theo TSBĐ

- Có TSBĐ 856 79 1.059 24 1.543 38 1.897 23 2.175 15 - Không có TSBĐ 72 -45 70 -3 74 128 143 93 189 32

Qua 4 năm, hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh Trung Yên đã có sự tăng trƣởng vƣợt bậc về dƣ nợ tín dụng: chỉ đạt dƣ nợ 928 tỷ đồng vào năm 2010 đã tăng lên 1.617 tỷ đồng vào năm 2012, năm 2014 tổng dƣ nợ đạt mức cao nhất 2.364 tỷ tăng 15% so với dƣ nợ năm 2013. Dƣ nợ bình quân/ cán bộ khá cao: 16 tỷ đồng/ cán bộ năm 2014, tăng 8% so với năm 2013, tăng gấp gần 2 lần so với mức 9 tỷ đồng/cán bộ năm 2010.

3.1.3.3 Các hoạt động dịch vụ

Qua các năm tổng thu dịch vụ toàn chi nhánh tăng trƣởng nhanh, nguồn thu từ các dịch vụ thẻ, dịch vụ thanh toán, dịch vụ bảo lãnh và thanh toán quốc tế ổn định, phát triển đồng đều. (xem bảng 3.3)

Bảng 3.3. Tình hình hoạt động dịch vụ giai đoạn 2010 – 2014

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 Số tiền TT (%)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh trung yên, hà nội (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)