Kinh nghiệm của Hy Lạp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ công ở việt nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu (Trang 49)

6. Kết cấu của đề tài

1.4.2. Kinh nghiệm của Hy Lạp

Cuối năm 2009 đầu năm 2010 “ngƣời khổng lồ” Hy Lạp đã bị lung lay bởi cuộc khủng hoảng nợ công với mức thâm hụt ngân sách nặng nề. Hệ quả của nó là chính phủ Hy Lạp không những phải chịu sức ép với nhà đầu tƣ nƣớc ngoài mà còn phải gánh chịu hậu quả mà nó gây ra đối với đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của đất nƣớc này. Không những thế cuộc khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp đã làm rung chuyển thị trƣờng tài chính Châu Âu và của toàn cầu. Cuộc khủng hoảng nợ công của Hy Lạp đã làm rung động thị trƣờng tài chính châu Âu và toàn cầu. Khủng hoảng nợ công ảnh hƣởng đến không chỉ một vài nƣớc trong khu vực châu Âu (Ailen, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha…) mà liên quan đến hầu hết các nền kinh tế thế giới.

Khủng hoảng nợ công của Hy Lạp xuất phát từ nguyên nhân chính là khả năng quản trị tài chính công yếu kém cùng với những khoản chi tiêu của chính phủ quá lớn, vƣợt khả năng kiểm soát. Kết quả là thâm hụt ngân sách của Hy Lạp vƣợt hơn 13% GDP và tổng nợ công chiếm tới gần 130% GDP (năm 2010). Theo nghiên cƣ́u của Nguyễn Thi ̣ Thanh Bình (2011), có thể nêu những nguyên nhân chính của nợ công Hy Lạp, đó là:

Thứ nhất, tiết kiệm trong nƣớc thấp dẫn tới phải vay nợ nƣớc ngoài cho chi tiêu công: Thập niên 90 tỷ lệ tiết kiệm trong nƣớc bình quân của Hy Lạp chỉ ở mức 11%, thấp hơn nhiều so với mức 20% của các nƣớc nhƣ Bồ Đào Nha, Ý, Tây Ban Nha và đang có xu hƣớng sụt giảm nhanh chóng. Do vậy, đầu tƣ trong nƣớc phụ thuộc khá nhiều vào các dòng vốn đến từ bên ngoài; Lợi tức trái phiếu liên tục giảm nhờ vào việc gia nhập liên minh châu Âu EU (năm 1981) và làn sóng bán tháo trái phiếu từ dân chúng cho thấy Hy Lạp đã để vuột khỏi tay một kênh huy động vốn sẵn có buộc chính phủ Hy Lạp tăng cƣờng vay nợ tài trợ cho chi tiêu công.

Thứ hai, chi tiêu công tăng cao dẫn đến thâm hụt ngân sách: Tăng trƣởng GDP của Hy Lạp vẫn đƣợc ca ngợi với tốc độ tăng trung bình hàng năm là 4,3% (2001 – 2007) so với mức trung bình của khu vực Eurozone là 3,1%.

Tuy nhiên, trong giai đoạn này, mức chi tiêu chính phủ tăng 87% trong khi mức thu của chính phủ chỉ tăng 31%, khiến cho ngân sách thâm hụt vƣợt quá mức cho phép 3% GDP của EU. Theo đánh giá của các nhà kinh tế, bộ máy công quyền cồng kềnh và thiếu hiệu quả của Hy Lạp chính là nhân tố chính đằng sau sự thâm hụt của quốc gia này.

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), chi tiêu cho quản lý công trong tổng số chi tiêu công của Hy Lạp năm 2004 đã cao hơn nhiều so với các nƣớc thành viên OECD khác trong khi chất lƣợng và số lƣợng dịch vụ không đƣợc cải thiện nhiều. Năm 2008, khủng hoảng tài chính toàn nổ ra đã ảnh hƣởng khá mạnh đến các ngành công nghiệp chủ chốt của Hy Lạp. Ngành du lịch và vận tải biển, doanh thu đều sụt giảm trên 15% trong năm 2009. Kinh tế Hy Lạp cũng lâm vào tình trạng khó khăn, nguồn thu để tài trợ cho ngân sách nhà nƣớc bị co hẹp mạnh. Trong khi đó Hy Lạp lại phải tăng cƣờng chi tiêu công để kích thích kinh tế. Chi tiêu kích thích kinh tế sau khủng hoảng năm 2008 cũng làm trầm trọng thêm vấn đề nợ công. Tính đến tháng 01/2010, nợ công của Hy Lạp ƣớc tính lên tới 216 tỷ Euro và mức nợ lũy kế đạt mức 130% GDP.

Sự già hóa dân số và hệ thống lƣơng hƣu vào loại hào phóng bậc nhất khu vực châu Âu của Hy Lạp cũng đƣợc coi là một trong những gánh nặng cho chi tiêu công. Dự đoán tỷ lệ số ngƣời trên 64 tuổi của Hy Lạp sẽ tăng từ 19% năm 2007 lên 32% năm 2060. Ngƣời về hƣu đƣợc hƣởng một khoản tiền tƣơng đƣơng với 70-80% mức lƣơng chính thức trƣớc khi về hƣu chƣa kể những lợi ích từ những cơ chế hỗ trợ khác với đủ 35 năm cống hiến so với mức 40 năm ở các quốc gia châu Âu khác. Ƣớc tính tổng số tiền chi trả cho lƣơng hƣu khu vực công của Hy Lạp sẽ tăng từ 11,5% GDP (2005) lên 24% (2050).

Thứ ba, nguồn thu giảm sút cũng là một nhân tố dẫn tới tình trạng thâm hụt ngân sách và gia tăng nợ công. Trốn thuế và hoạt động kinh tế ngầm ở Hy Lạp là nhân tố làm giảm nguồn thu ngân sách. Theo đánh giá của Ngân hàng

thê giới (WB), kinh tế không chính thức ở Hy Lạp chiếm tới 25 - 30% GDP (so với mức 15,6% GDP của Việt Nam; 13,1% GDP của Trung Quốc và Singapore; 11,3% GDP của Nhật Bản). Hệ thống thuế với nhiều mức thuế cao và bộ luật phức tạp cùng với sự điều tiết dƣ thừa và thiếu hiệu quả của cơ quan quản lý là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trốn thuế và kinh tế ngầm phát triển ở Hy Lạp.

Theo Tổ chức Minh bạch quốc tế, Hy Lạp là một trong những nƣớc có tỷ lệ tham nhũng cao nhất trong EU. Không chỉ có công nhân viên chức không chịu nộp thuế, mà việc nhận tiền hối lộ còn khá phổ biến từ trung ƣơng đến địa phƣơng. Năm 2008, hơn 13% ngƣời Hy Lạp đã chi tới 750 triệu EUR tiền phong bì cho các lãnh đạo khu vực công và khu vực tƣ, trong đó có bác sĩ là những ngƣời đòi nhiều tiền hơn cho các cuộc phẫu thuật; các nhà quy hoạch thành phố là những ngƣời quyết định thời gian giấy phép xây dựng đƣợc cấp và các quan chức ở địa phƣơng cũng liên quan đến những vụ việc nhận hối lộ. Thủ tƣớng Hy Lạp George Papandreou thừa nhận “tham nhũng mang tính hệ thống” (systematic corruption) là vấn đề cơ bản nhất dẫn đến tình trạng nợ công Hy Lạp. Thiệt hại mà tham nhũng gây ra cho Hy Lạp ƣớc tính vào khoảng 8% GDP. Tham nhũng không chỉ gây ra trốn thuế, nó còn làm tăng chi tiêu chính phủ, nhắm tới duy trì mức lƣơng cao cho công chức và thực hiện các dự án có vốn đầu tƣ lớn thay vì nhắm vào các dự án tạo ra nhiều việc làm và nâng cao năng suất lao động. Mức lƣơng cao không chỉ tạo ra gánh nặng ngân sách mà còn làm cho tính cạnh tranh của nền kinh tế Hy Lạp yếu đi. Lƣơng cao, đồng euro tăng giá từ mức 1 euro đổi hơn 0,8 đô la Mỹ lên đến 1 euro đổi 1,6 đô la trong suốt giai đoạn từ 2000-2008 khiến sức cạnh tranh của hàng hóa Hy Lạp yếu và hệ quả tất yếu là một cán cân thƣơng mại thâm hụt triền miên.

Thứ tư, sự tiếp cận dễ dãi với nguồn vốn đầu tƣ nƣớc ngòai và việc sử dụng nguồn vốn không hiệu quả: Bên cạnh đó, việc gia nhập Eurozone năm 2001 là cơ hội lớn để Hy Lạp có thể tiếp cận với thị trƣờng vốn quốc tế với

việc sử dụng một đồng tiền đƣợc những nền kinh tế lớn nhƣ Đức và Pháp bảo đảm cùng với sự quản lý chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ƣơng châu Âu (ECB). Nhờ việc gia nhập Eurozone Hy Lạp nghiễm nhiên có đƣợc hình ảnh ổn định cao và chắc chắn trong mắt các nhà đầu tƣ, dễ dàng thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài với mức lãi suất thấp. Trong gần một thập kỷ qua, chính phủ Hy Lạp liên tục bán trái phiếu để thu về hàng trăm tỷ đôla. Số tiền này lẽ ra có thể giúp kinh tế Hy Lạp tiến rất xa nếu chính phủ có kế hoạch chi tiêu hợp lý. Tuy nhiên, chính phủ Hy Lạp đã chi tiêu quá tay (phần lớn cho cơ sở hạ tầng) mà hầu nhƣ không quan tâm đến các kế hoạch trả nợ dẫn đến mức nợ ngày càng tăng.

Thứ năm, thiếu tính minh bạch và niềm tin của các nhà đầu tƣ: Sự thiếu minh bạch trong số liệu thống kê của Hy Lạp đã làm mất niềm tin của các nhà đầu tƣ mà quốc gia này đã tạo dựng đƣợc với tƣ cách là một thành viên của Eurozone và nhanh chóng xuất hiện các làn sóng rút vốn ồ ạt khỏi các ngân hàng của Hy Lạp, đẩy quốc gia này vào tình trạng khó khăn trong việc huy động vốn trên thị trƣờng vốn quốc tế. Sự phụ thuộc vào nguồn tài chính nƣớc ngoài đã khiến cho Hy Lạp trở nên rất dễ bị tổn thƣơng trƣớc những thay đổi trong niềm tin của giới đầu tƣ. Trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế, thì minh bạch luôn là một đòi hỏi lớn của các nhà đầu tƣ. Khủng hoảng nợ công của Hy Lạp do chính phủ không minh bạch các số liệu, cố gắng vẽ nên bức tranh sáng, màu hồng về tình trạng ngân sách về những chính sách sắp ban hành để khắc phục những khó khăn về ngân sách hay vấn đề kinh tế vĩ mô do vậy, hiệu lực của những chính sách đó sẽ bị hạn chế nhiều./.

1.4.3. Bài học cho Việt Nam

Việt Nam là một nƣớc có quy mô nền kinh tế nhỏ, đang phát triển vì thế việc chính phủ đi vay nợ để đầu tƣ phát triển nền kinh tế và cho chi tiêu chính phủ là điều khó tránh khỏi. Mặc dù nợ công của Việt Nam đƣợc công bố là vẫn đang ở giới hạn an toàn tuy nhiên đằng sau những con số vẫn đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Vì vậy cần có sự tìm hiểu về cuộc khủng hoảng nợ

công của mô ̣t số nƣớc để rút ra kinh nghiệm nhằm tránh những rủi ro mà các quốc gia đó đã gặp phải.

a) Bài học kinh nghiê ̣m từ Brazil

- Sử dụng vốn vay của nƣớc ngoài: Qua hai cuộc khủng hoảng nợ công vừa qua, bài học đầu tiên cho Việt Nam là không nên hoạch định chiến lƣợc phát triển kinh tế dựa quá nhiều vào nguồn vay từ nƣớc ngoài bởi vì khoản nợ này luôn kèm theo những rủi ro về tài chính mà chính phủ các nƣớc đang phát triển không thể kiểm soát đƣợc. Thứ hai, đó là phải nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc dựa vào nguồn tích lũy trong nƣớc là chính và hạn chế đến mức tối thiểu sự lệ thuộc vào nƣớc ngoài. Quản lý chặt chẽ vốn nƣớc ngoài, tuân thủ chặt chẽ mục tiêu sử dụng nguồn vốn là vấn đề hết sức quan trọng. Nguồn vốn vay phải đƣợc sử dụng cho mục tiêu đầu tƣ phát triển, tránh sử dụng cho tài trợ tiêu dùng.

- Phối hợp thực hiện các chính sách vĩ mô đảm bảo tiền đề cho chính sách nợ bền vững. Việc hoạch định và thực thi các chính sách vĩ mô nhƣ chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ để tạo sự ổn định vĩ mô là vô cùng quan trọng để hoàn thiện chính sách vay nợ bền vững. Chính phủ luôn đóng vai trò quyết định trong định hƣớng phát triển kinh tế, đặc biệt trong chiến lƣợc vay nợ của mình. Các sai lầm trong chính sách kinh tế vĩ mô có thể dẫn đến những hậu quả rất to lớn.

- Đảm bảo hệ thống thông tin đầy đủ trong quản lý: Vai trò lãnh đạo trên cơ sở đầy đủ thông tin của Chính phủ trong việc định hƣớng phát triển là rất quan trọng. Những kinh nghiệm phát triển thành công nhất, đặc biệt là ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan đều dựa trên vai trò lãnh đạo kiên quyết của Chính phủ đƣợc dựa trên cơ sở thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời. Vì vậy, việc công khai minh bạch thông tin nợ công là rất cần thiết cho việc hoạch định các chƣơng trình trả nợ và các chƣơng trình phát triển trong tƣơng lai. Hơn thế nữa, các số liệu này phải đƣợc kiểm toán hàng năm nhằm đảm

bảo tính chính xác của thông tin giúp Chính phủ trong quá trình ra quyết định để giảm thiểu những sai lầm và hạn chế những rủi ro.

b) Bài học kinh nghiệm từ Hy Lạp:

Từ tấm gƣơng Hy Lạp, có thể rút ra nhiều kinh nghiệm cho VN, nhất là khi chúng ta đang đối mặt với những vấn đề gần nhƣ tƣơng tự:

- Dấu hiệu nổi cộm là phải luôn cảnh giác với các dấu hiệu xấu với nền kinh tế để có giải pháp đủ mạnh khắc phục. Hy Lạp đã có 15 năm liên tục đạt tốc độ phát triển cao và giành nhiều thành tựu nhất định nhƣng khi lâm vào khủng hoảng năm 2009 mà dấu hiệu cụ thể là các khoản vay vƣợt quá 100% số tiền dự trữ và nợ công lên đến 127% so với GDP, Hy Lạp đã không thể ra khỏi khó khăn, tự mình quyết định số phận mà phải trông đợi năm ăn năm thua vào EU và IMF. Cần đào tạo đội ngũ quản lý và lao động chăm chỉ, cần cù và năng suất hơn. Ngƣời Viê ̣t Nam tự đánh giá và cũng đƣợc nhận xét là cần cù, chăm chỉ nhƣng nếu so với thời gian lao động và hiệu quả của Hy Lạp thì chúng ta vẫn bị rớt lại phía sau cả về thời gian lao động lẫn chất lƣợng lao động. Dựa trên chỉ số cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn kinh tế thế giới, năm 2009-2010, Viê ̣t Nam xếp thứ 75/133 quốc gia về năng suất lao động, trong khi đó vị trí của Singapore là 3, Thái Lan là 36...

- Lƣu ý tiếp theo của vấn đề này là nhìn vào những điều kiện do EU và IMF đƣa ra để Hy Lạp thực hiện VN sẽ thấy cần phải triệt để không để thâm hụt ngân sách lớn và nợ công tăng quá cao, quá nhanh. Cụ thể, Hy Lạp là đối tƣợng kiểm tra hàng quý của EU và IMF, Hy Lạp phải giảm thâm hụt ngân sách 5% trong năm tài chính 2010, tới năm 2014 giảm 3% thâm hụt ngân sách, tỷ lệ nợ công so với GDP phải duy trì ở mức 115-140%. Các biện pháp khác bao gồm tăng thuế GTGT từ 21-23%, tăng thuế 10% đối với nhiêu liệu, thuốc lá, đồ uống có cồn, bất động sản.

- Khủng hoảng nợ công của Hy Lạp cũng là một bài học cho Viê ̣t Nam khi nhìn lại vấn đề nợ công và mô hình tăng trƣởng của nền kinh tế. Chi tiêu công mở rộng gây sức ép lên thâm hụt ngân sách của Viê ̣t Nam. Trong thời

gian gần đây, Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội đã đƣa ra cảnh báo về mức dƣ nợ chính phủ và nợ quốc gia đã tăng sát mức trần cho phép.

- Cũng tƣơng tự nhƣ Hy Lạp, thâm hụt thƣơng mại của Viê ̣t Nam luôn duy trì ở mức cao và kéo dài. Một tỷ lệ khá lớn vốn tài trợ cho thâm hụt cũng đến từ bên ngoài, trong đó số tiền vay nợ qua ODA, vay thƣơng mại, phát hành trái phiếu chính phủ quốc tế ngày càng lớn. Dù hiện tại tỷ lệ nợ công/GDP vẫn ở mức an toàn (dƣới 50%), nhƣng tỷ lệ này đang ngày càng tăng nhanh và sẽ nhanh chóng tiệm cận mức giới hạn an toàn 50%.

Bài học kinh nghiệm cần rút ra cho các quốc gia về vấn đề nợ công cần phải gấp rút tổng kết và có lời giải chung, để tránh sự khủng hoảng kinh tế trầm trọng hơn những lần trƣớc. Vay nợ để đầu tƣ cho tăng trƣởng kinh tế là điều bình thƣờng. Tuy vậy, nợ bao nhiêu là an toàn lại là một bài toán khó giải. Nợ hơn 100% GDP đã đủ làm sập nền kinh tế Hy Lạp nhƣng nợ 200% GDP nhƣ Nhật Bản lại vẫn chƣa bị coi là nguy hiểm.

Vẫn có quan điểm cho rằng thu đƣợc bao nhiêu thì nên chi ngần đó. Chuyện đó hoàn toàn đúng về dài hạn nhƣng cũng có lúc có hoàn cảnh, có cơ hội thì tại sao không vay để phát triển. Nên mấu chốt vẫn là quản trị tốt, sử dụng đồng tiền vay hiệu quả”. Đối với các quốc gia giàu có, những nƣớc mà thế giới cứ ngỡ không bao giờ phải rơi vào thảm cảnh khốn cùng của một con nợ, bài học lớn nhất là đừng quá ảo tƣởng về sức mạnh quốc gia. Dĩ nhiên không phải Chính phủ Hy Lạp không lƣờng trƣớc đƣợc hậu quả của những khoản nợ, nhƣng chính tâm lý ảo tƣởng đã dẫn đến vay nợ tràn lan, đầu tƣ quá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ công ở việt nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)