1.3. Kinh nghiệm thu hút đầu tƣ vào các Khu Công nghệ cao
1.3.2. Kinh nghiệm quốc tế
* Khu Công nghệ cao Quang Trung Thôn (Trung Quốc)
Là một KCNC thuộc dạng tạo vùng đô thị KHCN rất lớn của thành phố Bắc Kinh, bao gồm 5 vùng KHCN cao: Haidan, Fengtai, Changping, vùng Điện tử Yizhuang (mỗi vùng tƣơng đƣơng với một quận nội thành). KCNC Quang Trung Thôn có 39 viện, trƣờng thuộc Đại học Bắc Kinh và Đại học Thanh Hoa. Trong khu còn có hoạt động của 213 viện nghiên cứu của Viện Hàn lâm Trung Quốc. Hiện nay KCNC Quang Trung Thôn đã thu hút đƣợc khoảng 1.500 Trung tâm R&D và các công ty sản xuất CNC, trong đó có các công ty nổi tiếng nhƣ IBM, Microsoft, Mitsubishi. Năm 2001, khu Quang Trung Thôn đã công bố chính sách ƣu đãi, đƣợc coi là tiến bộ nhất ở Trung Quốc, thu hút 361.000 lao động và tạo ra hơn 70.000 việc làm mới.
Mô hình đầu tƣ cho NC&PT tại KCNC Quang Trung Thôn bao gồm các nguồn đầu tƣ từ Chính phủ Trung Quốc, của tƣ nhân, của các Tập đoàn quốc tế, của các quỹ đầu tƣ mạo hiểm. Nhìn chung, nguồn đầu tƣ của Chính phủ Trung Quốc chủ yếu để xây dựng CSHT chung, đầu tƣ cho các Viện công lập, xây dựng thể chế đầu tƣ thuận lợi, minh bạch. Trung Quan Thôn hiện đang đóng góp 60% vào sự phát triển của Thành phố Bắc Kinh. Vậy làm cách nào tạo nên sự thành công trong thu hút đầu tƣ của KCNC Trung Quang Thôn:
- Quan hệ giữa KCNC và địa phƣơng đã trở nên chặt chẽ bởi nếu địa phƣơng hỗ trợ KCNC phát triển tốt thì các KCNC sẽ đóng góp cho sự phát triển của địa phƣơng và ngƣợc lại. Chính vì vậy, thời gian gần đây Chính phủ không còn là nguồn cung cấp tài chính duy nhất cho các KCNC, thay vào đó là xu hƣớng các chính quyền địa phƣơng đảm nhận hầu hết các hỗ trợ tài
chính (dƣới nhiều hình thức khác nhau). Đây là một bƣớc điều chỉnh quan trọng phù hợp với lộ trình phát triển mới của kinh tế và KHCN.
- Các KCNC cấp địa phƣơng do các địa phƣơng quyết định (kể cả tiêu chí xét duyệt doanh nghiệp vào KCNC). Đối với 53 KCNC quốc gia (vốn do Quốc vụ viện Trung Quốc quyết định công nhận), chính quyền trung ƣơng có chính sách chung. Tuy nhiên, từng địa phƣơng lại có sự cụ thể hóa trên cơ sở vận dụng qui định chung vào hoàn cảnh cụ thể của mình. Ví dụ, qui định chung đối với các doanh nghiệp mới thành lập ở các KCNC quốc gia là “3 miễn-3 giảm” (3 năm đầu đƣợc miễn thuế, 3 năm tiếp theo đƣợc giảm thuế), nhƣng giảm bao nhiêu % là do các địa phƣơng qui định… để có thể thu hút đƣợc nhiều doanh nghiệp vào KCNC trên địa bàn của mình
* Khu Công nghệ cao Technopark (Hàn Quốc)
Năm 1997, Chính phủ Hàn Quốc nhận ra rằng để phát triển kinh tế bền vững thì không chỉ phát triển doanh nghiệp lớn mà cần hình thành và phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhỏ trong nƣớc. Đồng thời không chỉ tập trung ở thủ đô Seoul mà cần mở rộng ra, phát triển kinh tế ở địa phƣơng. Đây cũng chính là tiền đề đầu tiên và tiền đề lớn ra đời Technoparks của Hàn Quốc.
Mô hình Technoparks tập trung xây dựng CSHT, đƣa trang thiết bị máy móc vào trong một khu vực nhất định. Sau đó giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh. Technoparks hỗ trợ doanh nghiệp về nghiên cứu phát triển, ƣơm tạo, đào tạo và sản xuất. Technoparks đầu tiên đƣợc hình thành ở các khu vực bên ngoài thủ đô Seoul. Trƣớc khi thành lập, Chính phủ Hàn Quốc đã tham khảo, học hỏi kinh nghiệm từ nhiều khu công nghệ ở nƣớc ngoài, cho nên giờ đây Technoparks có nhiều ƣu điểm so với các khu về nghiên cứu cũng nhƣ khoa học. Technoparks tại Hàn Quốc trải qua ba giai đoạn phát triển. Từ 1998-2004, giai đoạn này ngoài thủ đô Seoul, CSHT của các địa phƣơng khác liên quan đến nghiên cứu đều rất yếu kém. Chính phủ
tập trung vào phát triển CSHT cho các khu vực ngoài Seoul. Chính sách thu hút đầu tƣ của Khu Technoparks có một số điểm nổi bật nhƣ sau:
- Technoparks là mô hình xây dựng CSHT và là cầu nối để cung cấp tầm nhìn chiến lƣợc. Đây cũng là kênh để hỗ trợ cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Trực tiếp cung cấp trang thiết bị máy móc hỗ trợ về NC&PT và đồng thời cung cấp dịch vụ, mô hình đào tạo, hỗ trợ về maketting. Ngoài dịch vụ Technoparks cung cấp cho các doanh nghiệp thì mô hình Technoparks hƣớng đến là hình thành văn phòng Technopark để giải đáp thắc mắc cho doanh nghiệp. Technopark giữ vai trò giống nhƣ ngƣời phiên dịch cho các doanh nghiệp tƣ nhân dƣới hình thức các dự án của Chính phủ, đồng thời giống nhƣ ngƣời phân tích, hỗ trợ cho các doanh nghiệp tƣ nhân, tất cả các dịch vụ này đƣợc thực hiện xuyên suốt. Nhƣ vậy đối với doanh nghiệp tƣ nhân khi mà họ đƣa ra những thắc mắc của mình tới các KCNC, sau khi rời khỏi KCNC họ sẽ giống nhƣ những “ngƣời hùng”.
- Quan điểm của Technoparks là thúc đẩy phát triển công nghệ tiên tiến vào bậc nhất thế giới và CNC nên chuyển hƣớng trọng tâm sang quy hoạch và thực hiện các dự án NC&PT để nâng cao trình độ KHCN. Việc này bao gồm các chƣơng trình tăng cƣờng các dự án đầu tƣ NC&PT và đào tạo nguồn nhân lực NC&PT trình độ cao.
- Đặc biệt, để tăng tính cạnh tranh về công nghiệp CNC, Technoparks tập trung vào 3 lĩnh vực chính: Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học cơ bản; Bảo đảm phân phối và sử dụng nguồn lực NC&PT một cách hiệu quả; Mở rộng quy mô hợp tác quốc tế.
- Hàng năm, Technoparks sẽ tham gia xét duyệt và tài trợ cho các dự án nghiên cứu KHCN mang tính mới, đột phá và có tiềm năng ứng dụng thị trƣờng cao. Ngoài ra, Technoparks cũng khuyến khích và hỗ trợ các dự án
tiếp cận các nguồn tài trợ, trợ giúp tài chính từ các nguồn khác của Chính phủ hoặc của các quỹ đầu tƣ.
* Khu Công nghệ cao Tân Trúc (Đài Loan)
KCNC tại Đài Loan - Tân Trúc ra đời vào cuối những năm 70, là một trong số những KCNC trên thế giới đƣợc coi là thành công. Chính quyền Đài Loan đã tạo điều kiện làm việc thuận lợi và có những chính sách ƣu đãi đặc biệt cho các nhà khoa học, cho cả lƣu học sinh và nghiên cứu sinh Đài Loan học ở nƣớc ngoài trở về phục vụ tại Tân Trúc. KCNC Tân Trúc chỉ chấp nhận cho những doanh nghiệp thuộc một số ngành sở hữu công nghệ, kỹ thuật cao có lựa chọn theo từng thời kỳ vào đầu tƣ hoạt động NC&PT. Trong khu có các trƣờng đại học, các viện nghiên cứu đầu ngành, khu dân cƣ với đầy đủ điều kiện và tiện nghi cho cuộc sống gia đình của các nhà khoa học. Chính quyền Đài Loan đã bỏ vốn đầu tƣ xây dựng toàn bộ hạ tầng kỹ thuật của KCNC này. Sau 15 năm thành lập, KCNC Tân Trúc đã có 203 doanh nghiệp, thu hút 55.000 lao động (40% là công nhân kỹ thuật, 60% là cán bộ khoa học kỹ thuật), doanh số bán bàng đạt hơn 11,5 tỷ USD, chủ yếu là xuất khẩu. Các sản phẩm kỹ thuật cao nhƣ: Máy tính cá nhân, chíp điện tử, máy Lọc siêu mỏng, vật liệu siêu nhẹ, siêu bền…đã góp phần tạo cho Đài Loan có một vị trí trên thị trƣờng thế giới, tạo ra tiềm lực về kỹ thuật và công nghệ vững chắc để tiếp tục phát triển nhanh nền kinh tế. Thành công trong thu hút đầu tƣ vào KCNC Tân Trúc xuất phát từ những nguyên nhân sau:
- Về phát triển CNC, Tân Trúc nắm 3 yếu tố then chốt là: kỹ thuật, nhân tài, vốn (bằng cách áp dụng các chính sách ƣu đãi về thuế khi công trình nghiên cứu đƣợc đem ra áp dụng. Chính quyền chi cho nghiên cứu khoa học là 2% tổng chi ngân sách, đang nâng dần lên 3%, mức tối đa không vƣợt quá 4%).
- Trong giai đoạn thành lập Khu, Chính phủ Đài Loan đã tiến hành hàng loạt các hoạt động đầu tƣ với mục đích mua đất, xây dựng CSHT, xây
dựng sẵn nhà xƣởng cho thuê, cung cấp nhà cho chuyên gia hoặc ngƣời Hoa về nƣớc, xây dựng trƣờng đại học tiếng Trung và song ngữ, xây dựng khu giải trí. Vốn ban đầu Chính phủ Đài Loan bỏ ra (vào khoản đất và xây lắp) là 500 triệu USD. Sau gần 20 năm hoạt động, tổng đầu tƣ cho Khu Tân Trúc lên tới 7 tỷ USD, trong đó Chính phủ Đài Loan đã đầu tƣ đến 1 tỷ USD (chiếm 15%). Các khoản chi cho NC&PT trong Khu một phần do Chính phủ tài trợ, một phần do dịch vụ của các công ty. Có những dự án Chính phủ hỗ trợ tới 50% kinh phí (nhƣ dự án chế tạo CPU máy tính 486 với tổng kinh phí là 11 triệu USD). Ngoài ra, còn có các hỗ trợ khác từ Nhà nƣớc nhƣ công ty trong Khu có thể xin hỗ trợ về vốn cho NC&PT từ Hội đồng Khoa học Quốc gia; Chính phủ mua công nghệ nƣớc ngoài để chuyển giao cho các doanh nghiệp trong Khu.
- Trực tiếp chỉ đạo Khu là Uỷ ban khoa học kỹ thuật Nhà nƣớc Đài Loan. Để đảm bảo cho hoạt động của Khu đƣợc thuận lợi, Đài Loan đã lập Cục Quản lý khu để điều hành và hỗ trợ các công ty trong Khu hoạt động theo đúng các mục tiêu và định hƣớng đã đƣợc vạch ra đối với Khu… Để hoạt động của Khu đƣợc thuận lợi, hàng loạt các vấn đề pháp lý đã đƣợc xem xét, giải quyết là: Điều lệ thành lập và quản lý Khu; các văn bản hƣớng dẫn thi hành, quy định tiêu chuẩn để cho phép một công ty tham gia vào Khu; Khu chỉ tiếp nhận những doanh nghiệp thuộc một số ngành có sự lựa chọn theo từng thời kỳ…
- KCNC Tân Trúc thực hiện quản lý theo cơ chế (một cửa: ngƣời có nhu cầu giải quyết công việc chỉ cần đến một nơi, ở đó sẽ đƣợc thông báo công khai tiến trình và thời hạn xử lý công việc; nơi nhận hồ sơ sẽ chịu trách nhiệm đôn đốc xử lý công việc ở các khâu và theo đúng hẹn trả kết quả cho
ngƣời có nhu cầu. Thủ tục và giấy phép đầu tƣ, hải quan trong các KCNC đƣợc thực hiện chế độ “một cửa” cho nhà đầu tƣ.