1.3. Kinh nghiệm thu hút đầu tƣ vào các Khu Công nghệ cao
1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho Khu Công nghệ cao Hòa Lạc
Mỗi mô hình KCNC đều thể hiện mặt mạnh riêng của mình. Muốn áp dụng chúng cho KCNC, cần phải có một quá trình thử nghiệm để xem xét những mặt phù hợp với điều kiện đặc trƣng của KCNC Hòa Lạc. Tuy nhiên, sự thành công trong quá trình xây dựng và phát triển của một số KCNC gợi suy những kinh nghiệm bổ ích cho việc phát triển KCNC Hòa Lạc nhƣ:
Thứ nhất, mỗi quốc gia đều có những chiến lƣợc, chính sách phát triển
ƣu tiên cho các KCNC của mình, để từ đó tạo động lực phát triển công nghệ mũi nhọn cho nền kinh tế. Môi trƣờng phát triển CNC ở Việt Nam còn đang trong quá trình hình thành nên vẫn thua kém ngay một số nƣớc trong khu vực, chỉ đứng ở vị trí trên Lào, Camphuchia và Mianma. Việt Nam hiện chƣa có chiến lƣợc, qui hoạch tổng thể để ứng dụng những lĩnh vực then chốt, tạo sự đột phá trong phát triển CNC.
Vì vậy Ban quản lý KCNC Hòa Lạc cũng học tập kinh nghiệm trên để xác định những công nghệ ƣu tiên và từ đó tạo lập chính sách thu hút đầu tƣ trong và ngoài nƣớc vào KCNC Hòa Lạc. Để CNC thực sự đem lại những ứng dụng hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế và xã hội, bên cạnh việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật CNC và nguồn nhân lực CNC một cách đồng bộ, trong thời gian tới KCNC Hòa Lạc tập trung đầu tƣ phát triển ba lĩnh vực then chốt chính, bao gồm:
- Về lĩnh vực CNSH. Việc ứng dụng CNSH vào những mặt hàng đang có thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam nhƣ lúa, gạo, cà phê, hạt điều, thanh long, thuỷ hải sản… phải đƣợc chú trọng đẩy mạnh. Dƣ lƣợng thuốc kháng sinh và các loại vacxin trong sản phẩm phải đƣợc kiểm soát, không ảnh hƣởng đến sức khoẻ của ngƣời và động vật; tạo ra đƣợc những chế phẩm sinh học
bảo về cây trồng, vật nuôi ở qui mô vừa và nhỏ. CNSH phải hỗ trợ cho việc chế biến phục vụ sản xuất hàng hoá tiêu dùng trong nƣớc và xuất khẩu, bảo đảm đầy đủ các chế phẩm y tế dự phòng nhƣ vacxin, thuốc kháng sinh, sinh phẩm chẩn đoán, đảm bảo kiểm soát an toàn về sinh thực phẩm. Bên cạnh đó là việc thành lập cơ sở dữ liệu về gene quốc gia và mạng liên kết hợp tác xây dựng và sử dụng cơ sở dữ liệu này.
- Về công nghệ tự động hoá, cần đƣa nhanh những ứng dụng công nghệ thiết kế và chế tạo với sự trợ giúp của máy tính trong ngành sản xuất phục vụ xuất khẩu. Ứng dụng công nghệ tự động hoá tích hợp toàn diện cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Phổ cập công nghệ điều khiển số bằng máy tính CNC trong các lĩnh vực máy móc cho các hệ thống gia công chế tạo, máy công cụ phục vụ nhu cầu sản xuất trong nƣớc và xuất khẩu. Ứng dụng rộng rãi công nghệ tự động hoá đo lƣờng và xử lý thông tin phục vụ các ngành sản xuất, dự báo thời tiết và thiên tai, bảo vệ môi trƣờng. Sử dụng robot trong những công đoạn sản xuất không an toàn cho con ngƣời, trong môi trƣờng độc hại hay một số dây chuyền công nghiệp, quốc phòng, an ninh. Đẩy mạnh ứng dụng tự động hoá trong công nghiệp đóng tàu, lắp ráp ô tô, chế tạo máy chính xác và thiết bị cho năng lƣợng gió.
- Về công nghệ vật liệu, nghiên cứu ứng dụng có hiệu quả một số vật liệu có khă năng chế tạo trong nƣớc. Đó là một số loại thép hợp kim chất lƣợng cao, các hợp kim có tính năng tổng hợp và hợp kim nhôm, vật liệu composit sử dụng nền kim loại sử dụng trong kỹ thuật điện, điện tử và y - sinh; vật liệu polime và composit trong các ngành giao thông vận tải, nông nghiệp, thuỷ sản và quốc phòng; vật liệu polime composit sử dụng cho kỹ thuật điện và điện tử trong điều kiện môi trƣơng khắc nghiệt; vật liệu dùng trong y học để thay thế một số bộ phận trong cơ thể ngƣời và điều tiết sinh lý, điều tiết tăng trƣởng…
Ba lĩnh vực trên rất cần đƣợc đầu tƣ nghiên cứu và ứng dụng tích cực nhằm nâng cao chất lƣợng CNC của nƣớc ta, đáp ứng nhu cầu hội nhập và phát triển. Trong bối cảnh các vấn đề về môi trƣờng ngày càng đƣợc quan tâm, các sản phẩm và công nghệ thân thiện với môi trƣờng có tầm quan trọng sống còn. Mặc dù có nhiều ngành không đƣợc phân loại cụ thể, nhƣng những ngành công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng cũng là mục tiêu ƣu tiên chiến lƣợc mà KCNC Hòa Lạc hƣớng tới nhƣ: công nghệ sản xuất thiết bị làm sạch, công nghệ khai thác tài nguyên và sử dụng năng lƣợng hiệu quả và công nghệ kiểm soát ô nhiễm.
Thứ hai, tại các KCNC trong và ngoài nƣớc, thì các nhà đầu tƣ nƣớc
ngoài đóng vai trò quan trọng, cụ thể:
- ĐTNN góp phần thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu tƣ trong nƣớc. Góp phần quan trọng vào xuất khẩu và đóng góp phần lớn vào nguồn thu ngân sách.
- ĐTNN tạo việc làm, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực và thay đổi cơ cấu lao động, kinh nghiệm quản lý, đội ngũ lao động đƣợc đào tạo, rèn luyện về nhiều mặt (trình độ kỹ thuật, phƣơng pháp làm việc, kỷ luật lao động … ) và đào tạo đƣợc đội ngũ cán bộ quản lý phù hợp với xu thế hội nhập.
- ĐTNN là kênh chuyển giao công nghệ quan trọng, góp phần nâng cao trình độ công nghệ của nền kinh tế. Các doanh nghiệp nƣớc ngoài (chủ yếu là các công ty đa quốc gia) đã chuyển giao công nghệ từ nƣớc mình hoặc từ nƣớc khác sang nƣớc nhận đầu tƣ. Mặc dù còn nhiều hạn chế do những yếu tố khách quan và chủ quan chi phối, song điều không thể phủ nhận đƣợc là chính nhờ sự chuyển giao này mà các nƣớc chủ nhà nhận đƣợc những kỹ thuật tiên tiến (trong đó có những công nghệ không thể mua đƣợc bằng quan hệ thƣơng mại đơn thuần).
- ĐTNN góp phần nâng cao năng lực quản lý kinh tế, quản trị doanh nghiệp, tạo thêm áp lực đối với việc cải thiện môi trƣờng kinh doanh. Thực tiễn từ KCNC cho thấy, ĐTNN đã cho nhiều bài học, kinh nghiệm bổ ích về công tác quản lý kinh tế và doanh nghiệp, góp phần thay đổi tƣ duy quản lý, thúc đẩy quá trình hoàn thiện luật pháp, chính sách theo hƣớng bình đẳng, công khai, minh bạch, phù hợp với thông lệ quốc tế.
Thứ ba, CSHT và vốn nhân lực là yếu tố then chốt quyết định đến
thành công của các KCNC trong nƣớc và quốc tế. Các KCNC cần phải đi trƣớc đón đầu nhu cầu nguồn nhân lực kỹ thuật cao của các doanh nghiệp đầu tƣ song song với việc cải thiện chất lƣợng lao động vì nếu duy trì tỷ lệ lao động phổ thông quá lớn sẽ ảnh hƣởng đến việc tạo ra sự khác biệt về giá trị sản xuất giữa một KCNC và một khu công nghiệp thông thƣờng.
Thứ tư, mô hình thành phố khoa học Tsukuba là một trong những thành
tựu lớn nhất mà ngƣời Nhật đạt đƣợc trong việc xây dựng một siêu cƣờng về khoa học và kỹ thuật. Tuy nhiên, theo đánh giá thì một thiếu sót trong quy hoạch thành phố này nằm ở chính vùng nghiên cứu hàn lâm. Đây là vùng tập trung những cơ sở nghiên cứu, ngƣời sống và làm việc ở đây có tính chất tƣơng đối căng thẳng tuy nhiên với số lƣợng các tiện ích giải trí nghỉ ngơi hạn chế đã khiến những ngƣời sống ở đây ít đƣợc thƣ giãn và tham gia các hoạt động xã hội. Điều này ít nhiều làm giảm đi tính lý tƣởng của KCNC này và cũng là nguyên nhân làm chậm đi sự phát triển của Khu theo lộ trình đã định. Vì vậy, từ kinh nghiệm thực tiễn của thành phố khoa học Tsukuba, song song với việc xây dựng và thu hút đầu tƣ, Ban quản lý KCNC Hòa Lạc cần đẩy nhanh xây dựng, kêu gọi đầu tƣ vào hạ tầng xã hội. Điều này càng quan trọng hơn khi KCNC Hòa Lạc ở xa trung tâm thành phố, việc đi lại của ngƣời lao động trong Khu còn gặp nhiều khó khăn.
CHƢƠNG 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN
2.1. Phƣơng pháp luận chung
Công tác thu hút đầu tƣ vào lĩnh vực CNC là một loại hình thu hút đầu tƣ mang tính chất đặc thù đặc thù. Là một học viên học chuyên ngành Quản lý kinh tế, tác giả tiếp cận nghiên cứu nội dung thu hút đầu tƣ vào lĩnh vực CNC tại KCNC Hòa Lạc nói riêng và tại Việt Nam nói chung dƣới góc độ Quản lý kinh tế. Cụ thể trong luận văn dƣới góc độ Quản lý kinh tế: tác giả nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến việc thu hút vốn đầu tƣ, tiêu chí đánh giá hiệu quả thu hút vốn đầu tƣ trong lĩnh vực CNC và tác động của nó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc, từ đó có những giải pháp thiết thực để nâng cao hiệu quả công tác thu hút đầu tƣ vào KCNC Hòa Lạc.