Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể của luận văn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thu hút đầu tư vào khu công nghệ cao Hòa Lạc (Trang 53)

2.3.1. Phương pháp thu thập, xử lý dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp là một trong những nguốn dữ liệu vô cùng quan trọng trong mọi nghiên cứu. Để thông tin đƣợc thu thập một cách chính xác, hợp lý và có giá trị, các yêu cầu của việc xác định dữ liệu các loại dữ liệu thu thập phải đƣợc xác định rõ ràng xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu. Khi sử dụng phƣơng pháp này tác giả xác định dữ liệu phải gồm những thông tin chứa đựng trong dữ liệu phù hợp và đủ để làm rõ mục tiêu nghiên cứu.

Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu do ngƣời khác thu thập, sử dụng cho các mục đích có thể là khác với mục đích nghiên cứu của đề tài này. Dữ liệu thứ cấp có thể là dữ liệu chƣa xử lý (còn gọi là dữ liệu thô) hoặc dữ liệu đã xử lý. Nhƣ vậy, dữ liệu thứ cấp không phải do ngƣời nghiên cứu trực tiếp thu thập. Ƣu điểm của dữ liệu thứ cấp là dễ tìm kiếm và tìm kiếm nhanh đây là điểm ƣu việt hẳn của dữ liệu thứ cấp. Thuộc tính này đƣợc quyết định bởi chỗ dữ liệu thứ cấp đã tồn tại sẵn và vấn đề chỉ đơn thuần là phát hiện ra chúng. Vì vậy, thời gian tập hợp dữ liệu thứ cấp chính là thời gian để tìm kiếm chúng và thƣờng chỉ mất vài giờ hoặc vài ngày. Chi phí tiêu tốn cho việc thu thập dữ liệu thứ cấp ít hơn rất nhiều so với lƣợng tiền cần thiết để có đƣợc các dữ liệu sơ cấp. Sở dĩ nhƣ vậy là vì dữ liệu thứ cấp phần lớn có trong các thƣ viện, mà với các nguồn này thì chi phí thấp hơn nhiều, thậm chí bằng không. Dữ liệu thứ cấp có tính sẵn sàng và thích hợp. Đặc tính này phản ánh tính ƣu việt của thông tin từ các dữ liệu thứ cấp ở chỗ, chúng có thể đƣợc dùng ngay vào một mục tiêu cụ thể nào đó mà không phải mất, hoặc mất rất ít thời gian công sức để gia công, chế biến và xử lý chúng.

Vì những ƣu điểm của nó, tác giả thu thập dữ liệu thứ cấp phục vụ cho đề tài nghiên cứu thông qua việc nghiên cứu các luận văn đã nghiên cứu trƣớc có cùng chủ đề hoặc các nghiên cứu trên các phƣơng tiện truyền thông, các

vực công nghệ cao. Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng cho chƣơng 1 khi tác giả muốn xây dựng một khung lý thuyết cho vấn đề một cách có hệ thống, làm cơ sở cho việc nghiên cứu xuyên suốt luận văn. Ở chƣơng 3, tác giả sử dụng phƣơng pháp này nhằm tập hợp các số liệu tại các phòng ban chức năng liên quan đến quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ tại Ban quản lý KCNC Hòa Lạc.

2.3.2. Phương pháp phân tích

Dựa trên cơ sở phân tích làm rõ thực trạng thu hút đầu tƣ vào KCNC Hòa Lạc, luận văn sử dụng phƣơng pháp tổng hợp để đƣa ra những nhận xét, đánh giá khách quan về thực trạng thu hút đầu tƣ của Khu.

Dựa vào phân tích lý luận và kinh nghiệm thực tiễn, đặc biệt là phân tích thực trạng thu hút đầu tƣ vào KCNC Hòa Lạc, luận văn dùng phƣơng pháp tổng hợp để đƣa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thu hút đầu tƣ tại KCNC Hòa Lạc trong thời gian tới.

2.3.3. Các phương pháp khác

* Phương pháp so sánh

Đây là phƣơng pháp đƣợc sử dụng rộng rãi để phân tích các hiện tƣợng kinh tế xã hội mang tính quá trình giữa hiện tƣợng này với hiện tƣợng khác, thời gian này với thời gian khác, đối tƣợng này với đối tƣợng khác, quy định này với quy định khác. Luận văn đề cập trực tiếp đến các chính sách thu hút đầu tƣ cho phù hợp với tình hình thực tiễn của từng KCNC. Vì vậy, sự so sánh sẽ làm bật lên những nội dung cần thay đổi và nó làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả của việc thu hút đầu tƣ.

* Phương pháp xử lý số liệu

Sau khi thu thập đƣợc những số liệu cần thiết phục vụ nghiên cứu, tác giả sử dụng các phần mềm tin học hỗ trợ xử lý số liệu nhằm khái quát một số thực trạng liên quan đến Đề tài. Phần mềm excel giúp tổng kết số liệu một cách khoa học, hỗ trợ lập các bảng thống kê, biểu đồ góp phần không nhỏ

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƢ VÀO KHU CÔNG NGHỆ CAO HÒA LẠC 3.1. Tổng quan chung về Khu Công nghệ cao Hòa Lạc

KCNC Hòa Lạc là KCNC đầu tiên của Việt Nam đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ thành lập và phê duyệt quy hoạch tổng thể tại Quyết định số 198/1998/QĐ-TTg ngày 12/10/1998 với mục tiêu đẩy mạnh quá trình CNH - HĐH nền kinh tế khu vực và cả nƣớc. Đây là một dự án trọng điểm của Chính phủ Việt Nam với mục tiêu phát triển nghành CNC cũng nhƣ năng lực nghiên cứu và phát triển của đất nƣớc.

KCNC Hòa Lạc nằm giữa các dự án trọng điểm của quốc gia nhƣ: Làng Văn Hóa các Dân tộc Việt Nam, Khu sinh thái Ngọc Liệp, Khu đô thị Đồng Xuân - Tiến Xuân..., ngay bên cạnh dự án của Đại học Quốc gia Hà Nội với quy mô tính là 60.000 sinh viên, 3500 học sinh chuyên và khoảng 6550 cán bộ, nhân viên. KCNC Hòa Lạc cách trung tâm Hà Nội 30 km về phía Tây, cách sân bay Quốc tế Nội Bài khoảng 60km, cách cảng Sơn Tây 20km, và cách cảng Hải Phòng, cảng Cái Lân khoảng 150km. Khu nằm dọc theo đại lộ Thăng Long với 06 làn đƣờng, rộng 140m, dài 30km với các hành lang kỹ thuật hiện đại ở Việt Nam, nối liền Trung tâm Hà Nội với các tỉnh Tây Bắc.

3.1.1. Quy hoạch

- Phạm vi: KCNC Hòa Lạc trên địa bàn các xã: Xã Phú Cát, huyện Quốc Oai và các xã Tân Xã, Hạ Bằng, Thạch Hòa, Bình Yên, Đồng Trúc huyện Thạch Thất, Hà Nội.

- Quy mô diện tích: Khoảng 1.586 ha

- Tính chất: Là trung tâm nghiên cứu phát triển và ứng dụng CNC cấp Quốc gia. Là nơi ƣơm tạo doanh nghiệp CNC, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển sản xuất, kinh doanh sản phẩm CNC.

Trọng tâm phát triển các ngành, lĩnh vực công nghiệp CNC nhƣ: CNTT, viễn thông, điện tử, CNSH, cơ điện tử, chế tạo máy, VLM và năng lƣợng mới...

- Quy mô dân số:

+ Hiện trạng năm 2015: Dân số, lao động trong Khu CNC khoảng 15.000 ngƣời.

+ Dự báo quy mô dân số (đến năm 2030): Khoảng 200.000 - 230.000 ngƣời, trong đó dân số thƣờng trú khoảng 40 - 50% tƣơng ứng khoảng 100.000 ngƣời.

3.1.2. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật nhằm tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư

Đến nay, KCNC Hòa Lạc đã cơ bản thiết lập đƣợc các thành tố quan trọng, có tính chất quyết định đến việc xây dựng và phát triển thành công một KCNC. Đó là việc chuẩn bị kết thúc giai đoạn GPMB và xây dựng CSHT để chuyển sang giai đoạn tập trung đầu tƣ xây dựng và phát triển tiềm lực KH&CN.

* Tình hình giải phóng mặt bằng

Công tác GPMB đã bắt đầu triển khai từ sau khi KCNC đƣợc thành lập, đƣợc thực hiện theo từng giai đoạn và theo kế hoạch vốn ngân sách Trung ƣơng đƣợc phân bổ. Công tác giải phóng mặt bằng KCNC hiện vẫn đang tiếp tục thực hiện và dự kiến phải một vài năm nữa mới có thể hoàn thành.

- Diện tích theo quy hoạch: 1.586 ha (trong đó: huyện Thạch Thất 1.432 ha, huyện Quốc Oai 154 ha).

- Diện tích đã bàn giao cho Ban quản lý: 1048 ha (trong đó: mặt bằng sạch 965ha, đã chi trả còn vƣớng mắc khác khoảng 83 ha, trong đó khu bắc Phú Cát khoảng 60 ha).

- Diện tích còn lại phải GPMB là 383,6 ha (chiếm 24,19 % tổng diện tích theo quy hoạch)

Công tác GPMB cũng đang đƣợc khẩn trƣơng tiến hành. Trên tổng diện tích theo quy hoạch: 1.586ha (trong đó: huyện Thạch Thất 1.432 ha, huyện Quốc Oai 154 ha) thì diện tích còn lại phải GPMB chỉ còn 383,6 ha (chiếm 24,19 % tổng diện tích theo quy hoạch)

* Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

CSHT là một yếu tố quan trọng đã đƣợc Ban quản lý KCNC Hòa Lạc đặc biệt quan tâm nhằm thu hút đầu tƣ vào Khu. Hạ tầng chính trong khu đã, đang và sẽ đƣợc xây dựng từ hai nguồn vốn chính là nguồn ngân sách nhà nƣớc và nguồn vốn vay ODA Nhật Bản.

Đối với phần CSHT đầu tƣ bằng nguồn ngân sách, về cơ bản giao thông đã nối đƣợc với đƣờng gom của Đại lộ Thăng Long và có hệ thống trục đƣờng vào các khu chức năng của KCNC Hòa Lạc. Ban quản lý KCNC Hòa Lạc đã xây dựng xong và đã vận hành nhà máy xử lý nƣớc thải công suất 6.000 m3/ngày/đêm và đã hoàn thành 70% khối lƣợng việc lắp đặt mạng lƣới thu gom nƣớc thải.

Công tác đầu tƣ xây dựng CSHT của KCNC Hòa Lạc đƣợc triển khai từ nguồn vốn ODA của Chính phủ Nhật Bản và nguồn vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam với tổng vốn đầu tƣ khoảng 450 triệu USD, trong đó nguồn vốn ODA của Nhật Bản khoảng 400 triệu USD.

Giai đoạn I của KCNC Hòa Lạc cho đến nay đã hoàn thành hạ tầng 15.323 m đƣờng trong tổng số 16.394 m đƣờng theo quy hoạch, cùng với đó là hệ thống cầu, cấp điện, cấp nƣớc, xử lý nƣớc thải, viễn thông - Internet và các công trình phục vụ quản lý. Hệ thống xử lý nƣớc thải công suất 5.000 m3/ngày đêm cũng đã đƣợc hoàn thành và đi vào sử dụng. Hệ thống cấp điện ngầm theo đƣờng giao thông đã đƣợc đƣa vào sử dụng bao gồm 35.957 m dây cáp ngầm, trạm điện và hệ thống cấp điện trung thế với 02 trạm ngắt. Công suất cấp nƣớc tại Khu trong giai đoạn này là 9.500 m3/ngày đêm. Ngoài ra

trong Khu còn có cơ sở cung cấp khí ga công nghiệp phục vụ hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp.

Giai đoạn II dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2018 với các hạng mục nhƣ Phát triển hoàn thiện hạ tầng chính (gồm các hạng mục hệ thống đƣờng, cầu cống, viễn thông, cấp nƣớc, thoát nƣớc, nƣớc thải, cấp điện); Cải tạo hồ Tân Xã và bảo vệ suối Dứa Gai; Nhà máy xử lý nƣớc thải; Trạm điện. Sau khi hoàn thành sẽ bổ sung khoảng 20 km đƣờng và các hạ tầng theo đƣờng, tiến tới nâng cấp, hoàn thiện CSHT đƣợc xây dựng bằng vốn ngân sách nhà nƣớc hiện có, đảm bảo kết nối thông suốt trong toàn bộ KCNC Hòa Lạc. Đây là dự án có ý nghĩa hết sức quan trọng, là điều kiện để KCNC Hòa Lạc phát triển nhanh hơn, hiệu quả hơn.

3.1.3. Mục tiêu phát triển ngành nghề trong Khu Công nghệ Hòa Lạc

Thu hút các dự án đầu tƣ có định hƣớng và chọn lọc, chú trọng chất lƣợng và quy mô dự án, thẩm tra kỹ kinh nghiệm, năng lực của nhà đầu tƣ đảm bảo phát triển KCNC Hòa Lạc theo đúng định hƣớng. Đồng thời, thu hút đầu tƣ phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm ƣu tiên theo danh mục các CNC đƣợc ƣu tiên phát triển và danh mục sản phẩm CNC đƣợc khuyến khích phát triển ban hành tại QĐ số 66/2014/QĐ - TTg ngày 25/11/2014 của Thủ tƣớng Chính phủ.

Với nhiệm vụ đặt ra cần phải xây dựng KCNC Hòa Lạc trở thành một đô thị KHCN, nơi liên kết các trƣờng đại học, các viện nghiên cứu và các doanh nghiệp, việc xây dựng định hƣớng phát triển ngành nghề trong KCNC Hoà Lạc là vô cùng quan trọng, dựa trên cơ sở 04 lĩnh vực CNC đƣợc ƣu tiên đầu tƣ phát triển theo Luật Công nghệ cao cũng nhƣ các công nghệ hội tụ mang tính liên ngành, gồm: Công nghệ thông tin và truyền thông, Công nghệ sinh học, Công nghệ tự động hoá; Vật liệu mới và công nghệ nano; Công nghệ hội tụ khác.

Ngoài 04 lĩnh vực công nghệ trên, KCNC Hòa Lạc còn thu hút các lĩnh vực hội tụ của nhiều lĩnh vực CNC nhƣ khoa học sự sống phục vụ và chăm sóc sức khỏe con ngƣời; Công nghệ hội tụ của CNTT và truyền thông với CNSH.

Bên cạnh đó, từ đặc điểm quy hoạch các phân khu chức năng, có thể nói các dự án cần kêu gọi thu hút đầu tƣ trong KCNC Hòa Lạc khá đa dạng, từ các trƣờng đại học, các viện nghiên cứu, các doanh nghiệp đến các dịch vụ kinh doanh nhƣ nhà hàng, khách sạn, kho ngoại quan, bảo tàng, bƣu điện đến các dịch vụ phục vụ cuộc sống nhƣ y tế, dân sinh, nhà ở, v.v… Đây là những đối tƣợng có ảnh hƣởng trực tiếp tới việc phát triển CNC hoặc có ảnh hƣởng gián tiếp thông qua việc cung cấp các dịch vụ cho đời sống và làm việc cho sự phát triển và hoạt động của “đô thị khoa học công nghệ”, cụ thể: Các viện nghiên cứu; Các trƣờng đại học; Các doanh nghiệp sản xuất; Các dịch vụ hỗ trợ khác.

3.1.4. Tiêu chí lựa chọn dự án đầu tư

Ngoài việc phù hợp với các lĩnh vực ngành nghề ƣu tiên thu hút đầu tƣ, các dự án đầu tƣ vào KCNC Hòa Lạc còn phải đáp ứng các tiêu chí nhƣ:

- Tổng chi cho nghiên cứu - phát triển đƣợc thực hiện tại Việt Nam chiếm tỷ lệ không dƣới 5% tổng doanh thu hàng năm hoặc chi hoạt động nghiên cứu - phát triển thực hiện tại Việt Nam chiếm tỷ lệ không dƣới 1% tổng doanh thu hàng năm.

- Nội dung chi nghiên cứu - phát triển và nội dung chi hoạt động nghiên cứu - phát triển đƣợc quy định nhƣ sau:

+ Số lao động có bằng đại học trở lên trực tiếp tham gia nghiên cứu - phát triển của dự án phải đạt ít nhất 5% tổng số lao động của dự án.

+ Dây chuyền công nghệ của dự án phải đạt trình độ tiên tiến, đảm bảo các yêu cầu sau: sản xuất trên dây chuyền đƣợc chuyên môn hóa và tổ chức theo phƣơng pháp tự động hóa, trong đó có ít nhất 1/3 (một phần ba) số lƣợng

thiết bị tự động đƣợc điều khiển theo chƣơng trình; đƣợc bố trí trong không gian làm việc đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam.

+ Hệ thống quản lý chất lƣợng của dự án phải đạt các tiêu chuẩn quốc tế chuyên ngành (ví dụ nhƣ ISO 9000/2001, CMM hoặc GMP, v.v.); phải áp dụng hệ thống quản lý doanh nghiệp bằng máy tính

- Dự án phải tuân thủ các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật về môi trƣờng trong lĩnh vực hoạt động của dự án theo quy định của pháp luật Việt Nam. Khuyến khích dự án đạt đƣợc các tiêu chuẩn quốc tế về môi trƣờng nhƣ ISO 14000 hoặc tiêu chuẩn tƣơng đƣơng.

3.2. Chính sách và nội dung thu hút vốn đầu tƣ vào KCNC Hòa Lạc

3.2.1. Chính sách và mục tiêu * Chính sách * Chính sách

- Nghị định của Chính phủ “Ban hành Quy chế Khu Công nghệ cao tại Việt Nam” (Nghị định 99/2003/NĐ - CP) xác định mục tiêu của các KCNC nhƣ sau:

+ Góp phần xây dựng năng lực nghiên cứu và triển khai;

+ Tạo môi trƣờng cần thiết để thu hút vốn đầu tƣ, nhân lực CNC trong và ngoài nƣớc, góp phần xây dựng các ngành công nghiệp CNC.

+ Tạo điều kiện thuận lợi cho mối liên kết giữa đào tạo CNC, NC&PT, đổi mới công nghệ tiên tiến, ƣơm tạo doanh nghiệp CNC và thƣơng mại hóa các CNC.

+ Góp phần thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế bằng cách nâng cao trình độ công nghệ của các cơ sở sản xuất.

- Nghiên cứu Dự án phát triển đô thị khu vực Xuân Mai và Hòa Lạc (tháng 3/1999 - Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ) xác định việc phát triển KCNC Hòa Lạc là dự án phát triển trọng yếu trong khu vực và chỉ ra rằng KCNC Hòa Lạc

- Quán triệt chủ trƣơng phát triển công nghiệp CNC theo tinh thần Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01/11/2012 Hội nghị Trung ƣơng 6 Khoá XI “phát

triển và ứng dụng KH&CN là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển đất nước nhanh và bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, đảm bảo quốc phòng và an ninh quốc gia”, trong những năm qua,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thu hút đầu tư vào khu công nghệ cao Hòa Lạc (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)