Chuyển đổi cơ cấu ngành nghề ở ngoại thành Hà Nội trong những năm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý những thay đổi trong chuyển đổi ngành nghề ở nông thôn ngoại thành Hà Nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 57 - 60)

1.1.1 .Khái niệm về quản lý sự thay đổi

2.2. Tình hình chuyển đổi ngành nghề ở ngoại thành Hà nội hiện nay

2.2.2. Chuyển đổi cơ cấu ngành nghề ở ngoại thành Hà Nội trong những năm

những năm qua

Trong những năm gần đây hai yếu tố phát triển với tốc độ nhìn thấy được là phát triển sản xuất công nghiệp và đô thị hóa. Đây là hai yếu tố chính dẫn đến chuyển đổi lớn từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. Việc chuyển đổi này tạo nguồn cung cấp quan trọng cho sự phát triển. Hiện nay ở các vùng nông thôn cả nước việc thu hồi diện tích đất nông nghiệp để xây dựng các khu công nghiệp, khu vui chơi, nhà ở… đang diễn ra một cách nhanh chóng. Ở các địa phương việc hỗ trợ người dân giúp họ chuyển đổi ngành nghề ngày càng được quan tâm. Tuy nhiên các địa phương thường tiến hành chuyển đổi ngành nghề cho nông dân bị mất đất một cách nhỏ lẻ và thu được hiệu quả chưa cao. Chủ yếu ở các địa phương để chuyển đồi nghề cho nông dân thì đều chú trọng vào công tác đào tạo nghề. Theo quy định từ trước đến nay, những người trong độ tuổi lao động trong số hộ có đất bị trưng thu được hưởng một suất đào tạo nghề. Thế nhưng trên thực tế đến nay số người được dậy nghề còn rất thấp. Theo báo cáo của sở lao động thương binh và xã hội đến nay có khoảng 7 nghìn lao động cần được

dậy nghề thì chỉ có hơn 2 nghìn người được đào tạo. Những người này sau đó tìm được việc làm ở các khu công nghiệp ở địa phương. Gần 5 nghìn lao động khác tiếp tục gặp khó khăn về việc làm do không có tay nghề về bất cứ loại nào.

Từ năm 2003 đến năm 2007 Hà Nội triển khai gần 3000 dự án đầu tư liên quan đến việc thu hồi đất. Trung bình 300 dự án/ năm làm ảnh hưởng trên 178.000 hộ nông dân. Theo quy hoạch thành phố sẽ mở rộng không gian gấp 3 lần, như vậy số đất bị thu hồi sẽ lên đến hàng chục nghìn hec ta đất sản xuất nông nghiệp của người dân. Do đó số hộ dân bị mất đất sản xuất còn nhiều. Phần lớn lao động lại ở độ tuổi cao, trình độ văn hóa còn hạn chế, khó có khả năng tiếp thu kiến thức mới nên không đáp ứng được yêu cầu lao động chất lượng cao. Bên cạnh đó, việc bồi thường, hỗ trợ từ trước đến nay đều được thực hiện dưới hình thức tri trả trực tiếp. Người bị thu hồi đất chủ yếu sử dụng khoản tiền này phục vụ nhu cầu mua sắm, sinh hoạt trước mắt mà ít quan tâm đến học nghề, chuyển đổi ngành nghề. Lãnh đạo sở lao động thương binh và xã hội Hà Nội cho biết, gần 58% người dân sử dụng tiền đền bù để xây dựng nhà cửa, trong khi đó đầu tư cho sản xuất phi nông nghiệp chỉ chiếm 1,27%, cho học nghề là 2,55%. Năm 2007 trong tổng số 20.000 lao động bị thu hồi đất trên địa bàn chỉ có chưa đầy 5.000 người có nhu cầu học nghề. Một lãnh đạo xã Xuân Đỉnh – Từ Liêm – Hà Nội cho biết, trên địa bàn xã có khoảng 10 dự án, phần lớn các hộ trong xã đều bị thu hồi 100% đất nông nghiệp, nhưng chưa có đến 10 lao động vào làm việc trong các dự án đó. Không ít hộ nhận được 500- 600 triệu đồng từ tiền đền bù đất, tiền hỗ trợ nhưng chỉ 2-3 năm đã hết sạch. Ước tính cả xã có đến 2700 lao động “vô công rồi nghề”.

Công tác dậy nghề cho nông dân đã trở thành vấn đề cấp bách từ lâu, nhiều địa phương đã ý thức được điều này và đã có sự hỗ trợ dậy nghề cho nông dân. Tại Hà Nội trong 6 tháng đầu năm 2009 Sở Công Thương Hà Nội

đã mở được 61 lớp nghề cho 3750 lao động nông thôn.Ngoài ra còn có chương trình tập huấn khởi sự doanh nghiệp, mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất mới, hỗ trợ các cơ sở sản xuất nông nghiệp nông thôn đổi mới công nghệ với tổng kinh phí gần 80 tỷ đồng, tạo điều kiện cho hàng nghìn lao động tại các huyện ngoại thành tiếp cận với nghề mới. Hội nông dân thành phố cũng đã phối hợp với các ngành chức năng mở hàng chục lớp dậy nghề và chuyển giao khoa học kỹ thuật cho hơn 25.000 lượt hội viên nông dân.

Để có thể chuyển đổi ngành nghề cho người dân nhiều địa phương đã chú trọng việc mở rộng các làng nghề lân cận vùng bị thu hồi đất nông nghiệp từ đó có thể giải quyết được một số lượng công việc cho người lao động bị mất đất(những người lao động bị mất đất sản xuất đến các làng nghề làm thuê, học nghề sau đó về địa phương mở cơ sở). Sở công thương Hà Nội cho biết, để hỗ trợ các làng nghề và lao động nông thôn phát triển sản xuất, sở đang xây dựng hệ thống chính sách hỗ trợ mặt bằng sản xuất, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, xử lý môi trường làng nghề, hoạt động khoa học công nghệ, xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu. Sở sẽ hỗ trợ 100 % kinh phí tổ chức đào tạo nghề, truyền nghề cho lao động tại các làng nghề và đào tạo nâng cao trình độ quản lý cho lãnh đạo doanh nghiệp, chủ các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp làng nghề. Hà Nội là địa phương dẫn đầu cả nước trong việc giúp nông dân chuyển đổi ngành nghề sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp để phục vụ quá trình CNH – HĐH. Hà Nội cũng sẽ thành lập quỹ hỗ trợ, ổn định đời sống , phổ cập giáo dục, học nghề và việc làm cho các hộ dân bị thu hồi trên 30% đất sản xuất nông nghiệp. Quỹ hỗ trợ hướng tới tất cả các đối tượng, tập trung vào các mục đích: hỗ trợ học tập(hỗ trợ cho con em bị thu hồi đất đến hết bậc trung học cơ sở), hỗ trợ đào tạo nghề(cấp thẻ học nghề trị giá 6 triệu đồng/thẻ cho lao động trong độ tuổi có nhu cầu học nghề), trợ cấp khó khăn (30kg gạo/người/tháng).

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý những thay đổi trong chuyển đổi ngành nghề ở nông thôn ngoại thành Hà Nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)