CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Những nhân tố ảnh hướng đến xây dựng NTM tại xã Dĩnh Trì
3.1.6. Một số vấn đề bất cập khi xây dựng nông thôn mới ở địa bàn xã
Khi triển khai thực hiện chương trình nông thôn mới ở địa bàn cấp xã, có một số vấn đề bất cập nổi lên dưới đây đã làm giảm hiệu lực và hiệu quả của các nỗ lực đầu tư của nhà nước, của xã hội vào phát triển nông thôn.
Các tiêu chí đánh giá thể hiện ở Quyết định 491/ QĐ-Ttg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ chưa thật phù hợp với tình hình thực tế, còn cứng nhắc, không sát với tình hình từng vùng miền, đặc điểm văn hóa xã hội của từng cộng đồng cư dân nông thôn. Vì thế, để đạt được đủ 19 tiêu chí là
điều khó khả thi. Sự không phù hợp của các tiêu chí đánh giá thể hiện ở chỗ:
1) Các tiêu chí tập trung nhiều vào kết quả của sự can thiệp hơn là tập trung vào bản chất của quá trình can thiệp, để có sự thay đổi về chất trong quá trình phát triển nông thôn. Do dựa vào 19 tiêu chí nêu trên, nên các hoạt động
xây dựng nông thôn mới tập trung nhiều vào các hạng mục công trình vật chất, chủ yếu cho xây dựng mới cơ sở hạ tầng (phần cứng) hơn là đầu tư vào các mục phi vật thể (phần mềm) như các giải pháp phát triển kinh tế, phát
triển tổ chức, các vấn đề xã hội, phát triển con người; 2) Mức độ đánh giá các tiêu chí thường không thể hiện mức tối thiểu phải đạt được (thí dụ 50% số km đường ngõ, xóm được cứng hoá, không phải là tối thiểu là 70%..) và tính đến địa phương đó “đã có” hạng mục hay công trình đó hay chưa hơn là phản ánh rằng hạng mục, công trình đó có phát huy tác dụng và đem lại lợi ích kinh tế - xã hội và môi trường cho cư dân nông thôn hay không, liệu người dân đã có được và bao nhiêu dân cư nông thôn có thể tiếp cận được các dịch vụ kinh tế, xã hội và đời sống trong quá trình phát triển. Thí dụ, tiêu chí số 1 về quy hoạch và thực hiện quy hoạch, thì trong nội dung thiếu phần thực hiện quy hoạch. Vì thế, có tới 65% số xã làm thí điểm (của Trung ương và các tỉnh
của cả nước) đã có quy hoạch được duyệt, nhưng số xã có quy hoạch được thực hiện chỉ chưa đầy 10%, phần lớn là các quy hoạch treo, không khả thi
[23].3) Một số tiêu chí đánh giá còn cứng nhắc và máy móc, không phù hợp với thực tế vùng miền. Các tiêu chí về giao thông và thủy lợi (Tiêu chí số 2)
có thể phù hợp với vùng đồng bằng nhưng không thích ứng với miền núi và vùng sông nước như đồng bằng sông Cửu Long. Việc cứng hóa đường nội đồng, đường trục thôn xóm là khó khả thi ở vùng miền núi cư dân sống rải rác, thưa thớt, ruộng bậc thang, đất dốc là chính như ở Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng... Tiêu chí số 7 thể hiện một điều là muốn được công nhận là xã
nông thôn mới thì xã đó phải có chợ. Liệu có cần thiết xã nào cũng phải có
chợ? Về lý luận, chúng ta đều biết rằng kết cấu hạ tầng nông thôn (rural infra- structure) là tổng thể các công trình vật chất phục vụ đời sống kinh tế, xã hội ở nông thôn (điện, đường, trường, trạm, nước sạch, chợ, thông tin, liên lạc) có quan hệ mật thiết với nhau và liên hệ với nhau theo một cơ cấu và tỷ lệ nhất định. Khi có đường tốt rồi không nhất thiết ở ở xã nào cũng phải có chợ. Thực tế, ở nhiều nơi, chợ khu vực đã tồn tại và phục vụ tốt nhu cầu của người dân ở nhiều xã. Do vậy, không nhất thiết phải mở thêm chợ mới. Tiêu chí số 9- tỷ lệ nhà ở khu dân cư đạt tiêu chuẩn Bộ Xây dựng còn thể hiện sự máy móc. Theo tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng, nhà ở đạt chuẩn phải là nhà đạt 4 cứng (tường cứng, cột cứng, nền cứng và mái cứng). Điều này có thể phù hợp với một số tỉnh Đồng bằng sông Hồng và miền Trung nhưng chưa hẳn đã phù hợp với các vùng mà người dân phải chung sống với lũ (như ở Đồng bằng sông Cửu Long), ở nhà sàn (miền núi phía Bắc), nhà Rông hay nhà Dài (ở Tây Nguyên). Tiêu chí này đã bỏ qua đặc điểm văn hóa, đặc trưng dân tộc của cộng đồng cư dân nông thôn, không phù hợp với quan điểm phát triển nông thôn. Thực tế, các địa phương đã phấn đấu theo “tiêu chí” này đã làm nhà ở nông thôn bị bê tông hóa, mất đi bản chất nông thôn vốn có của mỗi vùng miền. Tiêu chí về nhà ở khu dân cư phải thể hiện rõ kiến trúc cư dân nông thôn và mức độ tiếp
lạc hậu so với sự phát triển công nghệ. Thí dụ, tiêu chí số 8 lạc hậu và không cần thiết. “Xã có internet đến nông thôn” không còn phù hợp với hiện nay khi
mà công nghệ viễn thông (3G và điện thoại di động) đã và đang được ứng dụng ở mọi nơi. Tuy nhiên, tỷ lệ số người dân nông thôn tiếp cận đến internet thì lại là tiêu chí quan trọng. Tiếc là nội dung này không được phản ánh trong
tiêu chí; Tiêu chí Hình thức tổ chức sản xuất (Tiêu chí 13), chỉ thể hiện rằng
xã đó có tổ hợp tác hoặc hợp tác xã sinh hoạt có hiệu quả là chưa đủ. Thực ra hình thức tổ chức sản xuất để giúp cho cư dân nông thôn phát triển rất đa dạng bao gồm các tổ chức kinh tế - xã hội, kể cả tổ chức xã hội dân sự của cư dân nông thôn (như hiệp hội, nhóm sở thích, nhóm liên kết..). Vì thế, tiêu chí này cần phải phản ánh hết các hình thức đó, không nên bó hẹp trong việc xem xét rằng xã đó có tổ hợp tác hay hợp tác xã hay không. Các tiêu chí 14 và 15 về giáo dục và y tế nên chỉ rõ mức tối thiểu là bao nhiêu phần trăm số người tham gia bảo hiểm và nên có cả các tiêu chí về mức độ đạt được về trường học, mức độ tiếp cận đến dịch vụ giáo dục, y tế của người dân không nên đơn thuần dựa vào tiêu chí người dân có tham gia bảo hiềm và trạm y tế đạt chuẩn quốc gia hay chưa.