CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4. Đánh giá chung công tác xây dựng NTM tại xã Dĩnh Trì
3.4.3. Hạn chế và nguyên nhân
3.4.3.1. Hạn chế
- Hiện nay, xã Dĩnh Trì vẫn chưa đạt đủ 19 tiêu chí nông thôn so với Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, đó là: Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
còn thiếu và chưa đồng bộ, nhất là hệ thống Nhà sinh hoạt văn hóa thôn; giao thông nội đồng; chợ chưa được đầu tư theo tiêu chuẩn; môi trường chưa bảo đảm: Nghĩa trang chưa được xây dựng theo quy hoạch, nước thải, rác thải sinh hoạt, công nghiệp chưa được xử lý triệt để.
- Bên cạnh đó, đời sống vật chất và tinh thần của một bộ phận nhân dân nông thôn còn ở mức thấp. Các hình thức tổ chức sản xuất ở nông thôn đổi mới chậm, chưa đủ sức phát triển mạnh sản xuất hàng hóa. Kết quả khảo sát cho thấy, so với năm 2012, số lượng loại hình tổ chức sản xuất ở địa phương tăng rất thấp, chủ yếu tăng về số hộ hoạt động tiểu thủ công nghiệp; số doanh nghiệp, HTX cơ bản không tăng.
- Nhận thức về nội dung, ý nghĩa của chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân còn hạn chế, chưa tích cực tham gia, còn có thái độ ỷ lại, trông chờ. Qua nắm bắt thực tế, một số người còn coi việc xây dựng NTM tại xã là việc làm và trách nhiệm của nhà nước; cá biệt có trường hợp
- Mục tiêu của xây dựng nông thôn mới là làm thế nào để cải thiện đời sống và nâng cao thu nhập của người dân. Nhưng trong đề án xây dựng NTM tỷ trọng nguồn lực đầu tư cho các hoạt động để giúp người dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập lại rất thấp, mới chiếm 0,8% tổng nguồn vốn thực hiện. Phần lớn của đề án tập trung nhiều vào giải quyết cơ sở hạ tầng ở nông thôn, chiếm 89% tổng nguồn vốn đầu tư.
- Huy động nguồn lực để thực hiện Chương trình còn nhiều hạn chế, mới chỉ tập trung nhiều vào nguồn ngân sách của Trung ương, thành phố. Còn các nguồn khác như ngân sách xã, xã hội hóa, doanh nghiệp, người dân,... còn thấp. Theo báo cáo của Ban quản lý xây dựng NTM xã Dĩnh Trì, nguồn vốn đầu tư cho NTM trong những năm qua chủ yếu từ ngân sách với tỷ trọng chiếm trên 80%.
- Sau hơn ba năm xây dựng nông thôn mới ở xã Dĩnh Trì đã mang lại kết quả thiết thực, góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn xã Dĩnh Trì nói riêng và thành phố Bắc Giang nói chung. Tuy nhiên, so với mục tiêu về phát triển nông thôn mới, nhìn chung nông thôn xã Dĩnh Trì còn có mặt chưa đạt như: cơ sở hạ tầng mặc dù đã được đầu tư nhưng chưa thực sự hoàn thiện, đồng bộ; tỷ lệ hộ gia đình có nhà ở theo tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng chưa cao; những vấn đề về môi trường nảy sinh như ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí; đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp nhưng chưa được chuyển dịch cơ cấu cây trồng phù hợp, nhiều hộ nông dân
chưa quan tâm đến thâm canh, cảnh quan nông thôn bị xáo trộn...
Những hạn chế nêu trên đều là những vấn đề cấp thiết, cần có giải pháp tập trung thực hiện. Vì nếu không hoàn thành nó, xã Dĩnh Trì cũng không trở thành xã đạt chuẩn NTM theo Bộ tiêu chí Quốc gia về NTM theo kế hoạch đề ra.
3.4.3.2. Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế
- Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nên khả năng huy động các nguồn lực cho xây dựng NTM bị hạn chế. Sự biến động và trầm lắng của thị trường bất động sản thời gian vừa qua cũng ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng huy động nguồn lực. Bởi lẽ, trong nguồn kinh phí mà xã dự kiến có thể huy động có một phần từ việc điều tiết tiền sử dụng đất khi thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất, đấu thầu đất,...
- Tình trạng sản xuất manh mún trong nông nghiệp, công tác dồn điền đổi thửa hiện nay vẫn chưa tạo sự tích tụ đủ lớn cho sản xuất chuyên canh, sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp.
- Việc tính toán, phân bổ nguồn lực trong Đề án xây dựng NTM đối với các tuyến đường giao thông và Nhà sinh hoạt văn hóa thôn chưa sát nên ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện và việc huy động vốn từ nhân dân. Qua nghiên cứu đề án cho thấy, việc dự toán ban đầu xây dựng 01 km đường giao thông liên xã với mức 700 triệu đồng là quá lớn; hoặc đơn giá xây dựng 01m2 Nhà
sinh hoạt văn hóa với mức 4 triệu đồng quá lớn, trong khi hạng mục này đòi hỏi vốn huy động từ nhân dân chiếm tỷ trọng lớn.
- Việc tiến hành đồng loạt nhiều công trình trong một thời gian trong khi thu nhập của người dân chưa cao, thiếu sự vào cuộc của các doanh nghiệp nên mức huy động được còn hạn chế. Thực tế triển khai ở xã cho thấy, trong năm 2013, địa phương tổ chức thi công xây dựng 17 công trình, với tổng số vốn đầu tư cần 20,7 tỷ đồng là không khả thi, do không huy động được vốn dễ dẫn đến phát sinh nợ đọng trọng xây dựng.
- Nguồn vốn từ ngân sách để đầu tư xây dựng chợ khó khăn trong khi Nhà nước có chủ trương đầu tư xây dựng chợ theo hướng huy động các nhà đầu tư; mặt khác, xã chưa mạnh dạn tổ chức vận động nhân dân, các thương nhân đang kinh doanh tại chợ tạm thành lập Tổ hợp tác hoặc hợp tác xã để đóng góp vốn xây dựng, quản lý và khai thác chợ.
- Ý thức trách nhiệm của một bộ phận nhân dân và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn trong công tác bảo vệ, giữ gìn môi trường còn yếu kém, chưa thực sự quan tâm bảo vệ môi trường. Mặc dù xã đã có nhiều giải pháp tuyên truyền, vận động mạnh mẽ, song còn không ít người dân và cơ sở sản xuất kinh doanh vẫn thiếu ý thức, trách nhiệm trong công tác bảo vệ môi trường. Tại một số doanh nghiệp sản xuất cầu lông, sửa chữa ô tô, may mặc... chưa có hệ thống thu gom, xử lý nước thải công nghiệp; một số người dân chưa quan tâm đầu tư hệ thống xử lý nước thải từ chăn nuôi tập trung, tự thu gom rác thải của gia đình về nơi tập trung, cá biệt có trường hợp xả rác ra nơi công cộng...
- Việc thực hiện xây dựng nghĩa trang nhân dân theo quy hoạch gặp nhiều khó khăn. Thực tế cho thấy, dù nghĩa trang nhân dân xã đã được quy hoạch xa khu dân cư theo tiêu chuẩn quy định, bảo đảm giảm ô nhiễm môi trường, tuy nhiên, do địa phương còn có 06 nghĩa trang nằm ở các thôn nên tâm lý người dân vẫn đưa người quá cố về nghĩa trang gần nhà; nhiều trường hợp chưa đồng thuận khi triển khai xây dựng nghĩa trang nhân dân mới.
CHƯƠNG 4
GIẢI PHÁP XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ DĨNH TRÌ, THÀNH PHỐ BẮC GIANG