Đối với UBND thành phố Bắc Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng nông thôn mới tại xã dĩnh trì, thành phố bắc giang (Trang 96 - 101)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3. Một số kiến nghị

4.3.3. Đối với UBND thành phố Bắc Giang

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn, trang bị tài liệu mới để nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng NTM tại cơ sở về chính sách đầu tư, cơ chế, phương thức huy động nhân dân đóng góp kinh phí, thanh quyết toán công trình…

- Chỉ đạo UBND xã tổ chức rà soát, điều chỉnh quy hoạch, xây dựng quy chế quản lý quy hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế; tiếp tục quan tâm hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp, phố biến, nhân rộng những mô hình sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao.

- Tăng cường công tác kiểm tra, chỉ đạo các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố Bắc Giang nói chung, xã Dĩnh Trì nói riêng sớm đầu tư, hoàn thiện hệ thống thu gom, xử lý nước thải từ sản xuất, bảo đảm nước thải, chất thải phải được xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi xả thải ra môi trường.

- Quan tâm tạo điều kiện đầu tư nguồn vốn để các xã về đích đúng thời gian đề ra; đồng thời có kế hoạch chỉ đạo duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM đã đạt được.

KẾT LUẬN

Xây dựng nông thôn mới là một chủ trương lớn, đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta với tinh thần người nông dân tự chủ xây dựng. Xã Dĩnh Trì là một trong 40 xã của tỉnh Bắc Giang được lựa chọn xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 – 2015 với mục tiêu đến năm 2015 đạt chuẩn nông thôn mới, có kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội hiện đại, các điểm dân cư được xây dựng theo quy hoạch, kinh tế phát triển, hình thức tổ chức phù hợp gắn với phát triển thương mại, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được nâng lên. Dĩnh Trì là một xã nông nghiệp mới được sáp nhập về thành phố Bắc Giang nên xuất phát điểm so với các xã cũ của thành phố thấp. Nội dung khối lượng công việc của chương trình rất lớn đòi hỏi phải đầu tư nhân lực, thời gian, kinh phí nhiều. Trong khi thu ngân sách của xã còn thấp, đời sống của nhân dân còn những khó khăn nên việc phát huy những nguồn lực cho xây dựng NTM của địa phương còn hạn chế.

Sau gần 03 năm bắt tay xây dựng NTM, xã Dĩnh Trì đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đáng ghi nhận. Bộ mặt nông thôn có sự đổi mới; hạ tầng kinh tế - xã hội có nhiều thay đổi, phục vụ tốt hơn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân; thu nhập của người dân tăng lên đáng kể, giảm tỷ lệ hộ nghèo; các lĩnh vực văn hóa – xã hội có nhiều tiến bộ; hệ thống chính trị tiếp tục được củng cố vững mạnh… Qua việc xây dựng NTM đã nâng cao một bước sự làm chủ của người dân, phát huy, nâng cao năng lực cho người dân, huy động đông đảo nhân dân tham gia các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng của Nhà nước.

Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng xây dựng NTM tại xã Dĩnh Trì trong thời gian qua, luận văn đã nêu lên những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân, đồng thời đề xuất những giải pháp cơ bản và

các kiến nghị nhằm sớm hoàn thành xây dựng NTM tại xã Dĩnh Trì. Các giải pháp bao gồm: Xây dựng nguồn nhân lực, nâng cao dân trí, tăng cường sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới, nâng cấp cơ sở hạ tầng, đặc biệt là những giải pháp cụ thể để hoàn thành những tiêu chí còn lại tại xã Dĩnh Trì…

Tác giả hy vọng việc thực hiện đồng bộ những giải pháp và kiến nghị nêu ra sẽ hoàn thành xây dựng NTM tại xã Dĩnh Trì nói riêng, làm bài học kinh nghiệm cho xây dựng NTM tại các xã nói chung.

Những giải pháp được đề cập trong luận văn này do dựa trên kiến thức lý thuyết và cảm nhận trực quan về thực tế nên có thể hạn chế về tính khả thi. Hy vọng sẽ góp phần nhỏ vào công tác xây dựng nông thôn mới tại thành phố Bắc Giang, góp phần nâng cao hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia xây xây dựng NTM trong những năm tới.

Do thời gian, điều kiện nghiên cứu có hạn, khả năng, trình độ, kinh nghiệm nghiên cứu của tác giả còn hạn chế nên kết quả nghiên cứu của luận văn không thể tránh khỏi thiếu sót. Tác giả rất mong được sự đóng góp ý kiến của các Nhà khoa học, nhà nghiên cứu, thày cô, bạn bè đồng nghiệp để luận văn thêm hoàn thiện./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới, 2012.Báo cáo tình hình 2 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Hà Nội.

2. Ban kinh tế Trung ương Đàng, 2001.Chỉ thị 49 về xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới. Hà Nội.

3. Bộ Xây dựng, 2009.Thông tư số 31/2009/TT- BXD về Hướng dẫn xây dựng các công trình xây dựng ở nông thôn. Hà Nội.

4. Đỗ Kim Chung, 2002.Một số vấn đề đặt ra và giải pháp xây dựng mô hình nông thôn mới cấp xã. Nhà xuất bản nông nghiệp.

5. Đỗ Kim Chung, 2011.Phương pháp tiếp cận phát triển nông thôn: Vận

dụng của Trung Quốc và gợi ý cho Việt Nam.Tạp chí Kinh tế phát triển,

169 (10), tháng 7 năm 2011.

6. Đỗ Kim Chung, 2012.Kết quả khảo sát tình hình triển khai xây dựng mô hình nông thôn cấp xã.

7. Đỗ Kim Chung và Kim Thị Dung, 2012. Chương trình nông thôn mới ở

Việt Nam: Một số vấn đề đặt ra và kiến nghị. Tạp chí Phát triển kinh tế,

Đại học kinh tế TP Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2012.

8. Mai Thanh Cúc và cộng sự, 2005. Giáo trình Phát triển nông thôn. Hà

Nội: Trường ĐHNN Hà Nội.

9. Trần Chí Trung, 2013. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp khoa học và công nghệ về giao thông nông thôn, thủy lợi phù hợp với quy hoạch làng xã phục vụ xây dựng nông thôn mới vùng Bắc Trung Bộ. Đề tài cấp nhà nước,

Viện khoa học thủy lợi Việt Nam.

hình phát triển nông thôn mới. Bộ NN và PTNT

11.Nguyễn Thành Tài, 2013. Phát huy vai trò của làng nghề trong xây dựng nông thôn mới.Đề tài cấp nhà nước, tỉnh Quảng Nam.

12.Phan Đình Hà, 2011. Giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Luận văn thạc sĩ, Nxb nông

nghiệp.

13.Hoàng Thế Kiệt, 2009.Vấn đề phát triển nông thôn ở Trung Quốc. Viện

thương mại, Đại học Quảng Tây

13.Phạm Xuân Nam, 1997. Phát triển nông thôn. Nxb Khoa học xã hội.

14. Phan Xuân Sơn và Nguyễn Cảnh, Xây dựng mô hình nông thôn mới nước ta hiện nay, Hà Nội: Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia.

15.Phan Xuân Sơn, 2002. Các đoàn thể nhân dân trong đảm bảo dân chủ cơ sở. NXB CTQG.

16.Phan Xuân Sơn và Th.S Lưu Văn Quảng, 2005. Những vấn đề cơ bản về chính sách dân tộc ở nước ta hiện nay. NXB LLCT.

17.Hoàng Chí Bảo, 2004. Hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn. NXB CTQG.

18.Thủ tướng Chính phủ, 2009.Quyết định sô 491/ QĐ-Ttg ngày 16 tháng 4 năm 2009 về Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Hà Nội

19.Thủ tướng chính phủ, 2010, Quyết định 800-QĐ-TTg ngày 4 tháng 6 năm 2010 về Chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới giai đoạn 2010-2020

20.Chủ tịch UBND, 2011.thành phố Bắc Giang Quyết định số 3374/QĐ- UBND ngày 16 tháng 11 năm 2011 của về việc phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Dĩnh Trì, thành phố Bắc Giang giai đoạn 2011-2015.

Tiếng Anh

nghiệp, nông dân nông thôn ở các nước và Việt Nam.Nxb Hà Nội.

22. Awgichew, (2010). Hội thảo quốc tế, Ứng dụng khoa học và công nghệ vào phát triển các làng nghề.

Website

23. Ban Tuyên giáo Trung ương (2010),

http://tuyengiao.vn/Home/kinhte/19057/Ve-tinh-hinh-phat-trien-kinh-te-

nong-nghiep-nong-dan-nong-thon-nuoc-ta-hien-nay. Truy cập ngày 06

tháng 4 năm 2010.

24.Thanh Huyền, 2011, Kinh nghiệm phát triển nông thôn Hàn Quốc, Kinh tế

Nông thôn ngày 17 tháng 1 năm 2012,

http://www.KinhTe/kinhtenongthon.com.vn/Kinh-nghiem-phat-trien-

nong-thon-cua-Han-Quoc/5565594.epi. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2012

25.Nhóm phóng viên KT-VH-XH, 2012. Xây dựng mô hình nông thôn mới

còn nhiều bất cập. Đại đoàn kết, http://www.daidoanket.vn/Xay-dung-mo-

hinh-nong-thon-moi-Con-nhieu-bat-cap--Ky-I-Khat-vong-nong-thon-

moi/5378577.epi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng nông thôn mới tại xã dĩnh trì, thành phố bắc giang (Trang 96 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)