Cơ hội và thách thức của hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế của thành

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN tố tác ĐỘNG đến HOẠT ĐỘNG THU höt KHÁCH DU LỊCH QUỐC tế của THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 76 - 81)

của thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013-2020

4.2.1. Cơ hội

Thứ nhất, du lịch quốc tế trên thế giới sẽ tiếp tục gia tăng với tốc độ cao tạo cơ hội cho du lịch TP.HCM có thể nhiều KDL quốc tế hơn từ nay đến năm 2030, đặc biệt với phần đông du khách đến từ châu Âu, một thị trƣờng phát triển và có khả năng chi trả cao. Theo dự báo của Tổ chức Du lịch Thế giới, du lịch quốc tế từ nay đến năm 2020 và xa hơn nữa đến năm 2030 sẽ có sự tăng trƣởng vững chãi

61

trong số lƣợt khách du lịch quốc tế. Trong ấn phẩm “Tourism Vision for 2020” (Tạm dịch là “Tầm nhìn du lịch cho năm 2020” của UNWTO, số lƣợt KDL quốc tế của năm 2020 đƣợc dự báo đạt 1,561 tỷ lƣợt ngƣời, trong đó chiếm đến 46,7% là khách du lịch đến từ Châu Âu. Tốc đọ tăng trƣởng bình quân KDL quốc tế cả thế giới giai đoạn 1995-2020 là 4,1%/năm (UNWTO, 2010). Ngoài ra, những số liệu dự báo mới đây của UNWTO cho thấy đến năm 2030, số lƣợt KDL quốc tế có thể đạt đến 1,8 tỷ lƣợt với số lƣợt bình quân tăng mỗi năm là 43 triệu lƣợt ngƣời.

Thứ hai, khách quốc tế trong tƣơng lai đƣợc dự báo đi du lịch phần lớn với mục đích nghỉ ngơi, giải trí tạo cơ hội lý tƣởng cho một điểm đến có điều kiện tốt về cơ sở hạ tầng dành cho du lịch nhƣ TP.HCM thu hút đƣợc nhiều hơn nữa KDL quốc tế. Dự báo của UNWTO trong “Tourism Towards 2030” cho thấy mục đích đi du lịch để nghỉ ngơi, giải trí vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất so với mục đích. Trong hình 4.1, số lƣợt khách quốc tế di du lịch để nghỉ ngơi, giải trí từ trong thời gian qua luôn đứng đầu so với các mục đích thăm ngƣời thân, sức khỏe, tôn giáo hay công việc. Thứ tự này đƣợc dự báo sẽ không thay đổi đến năm 2030.

Hình 4.1 Số lƣợt khách quốc tế đi du lịch theo các mục đích giai đoạn 1990- 2010 và dự báo giai đoạn 2010-2030

(Đơn vị: triệu lượt)

Nguồn: Tổ chức Du lịch Thế giới – UNWTO Thứ ba, đƣờng hàng không trong tƣơng lai tiếp tục là lựa chọn hàng đầu cho việc di chuyển khi đi du lịch của khách quốc tế do đó tạo điều kiện vô cùng thuận

lợi cho TP.HCM với sân bay hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất lớn nhất Việt Nam thu hút nhiều hơn nữa KDL quốc tế khi chọn đặt chân đến Việt Nam. Theo ấn phẩm “Tourism Towards 2013” của UNWTO, số lƣợt KDL quốc tế di chuyển bằng đƣờng hàng không sẽ vƣợt qua số lƣợt KDL quốc tế di chuyển bằng đƣờng bộ. Hình 4.2 cho thấy năm 2010, tỷ lệ số lƣợt KDL quốc tế di chuyển bằng đƣờng hàng không đã vƣợt qua số lƣợt khách di chuyển bằng đƣờng bộ và khoảng cách này đƣợc dự báo sẽ ngày càng mở rộng từ nay cho đến năm 2030.

Hình 4.2: Số lƣợt KDL quốc tế bằng đƣờng hàng không và đƣờng bộ giai đoạn 1990 - 2010 và dự báo giai đoạn 2010-2030

(Đơn vị: triệu lượt)

Nguồn: Tổ chức Du lịch Thế giới-UNWTO Đồng thời, năm 2015, sân bay quốc tế Long Thành tại tỉnh Đồng Nai sẽ đƣợc khởi công xây dựng và dự kiến đƣa vào khai thác năm 2020. Sân bay này sẽ thay thế sân bay Tân Sơn Nhất trở thành cảng hàng không quốc tế lớn nhất Việt Nam với quy mô tƣơng đƣơng với những trung tâm trung chuyển khách lớn nhất trong khu vực. Việc cơ sở hạ tầng hàng không đang ngày càng đƣợc cải thiện và xu thế lựa chọn hàng không trở thành phƣơng tiện di chuyển khi di du lịch của KDL quốc tế, TP.HCM đứng trƣớc cơ hội rất lớn trong việc thu hút ngày càng nhiều KDL quốc tế đến với thành phố.

4.2.2. Thách thức

Thứ nhất, du lịch TP.HCM có nguy cơ đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt trong việc thu hút KDL quốc tế đến từ các nƣớc trong khu vực châu Á-TBD khi khách du lịch châu Á trở thành mục tiêu săn đón hàng đầu của các nƣớc trên thế giới. Theo dự báo của UNWTO, châu Á-TBD sẽ có tốc độ tăng trƣởng về số ngƣời di du lịch là 5%, chỉ đứng sau khu vực châu Phi, tuy nhiên với thu nhập bình quân đầu ngƣời ngày càng cao, khách du lịch châu Á sẽ trở thành thị trƣờng trọng tâm thu hút KDL quốc tế của các nƣớc. TP.HCM với 6 trên 10 thị trƣờng KDL quốc tế lớn nhất là các nƣớc châu Á cũng sẽ phải đối mặt với những cạnh tranh gay gắt để thu hút KDL châu Á với các tỉnh thành khác trong khu vực và trên thế giới.

Thứ hai, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động du lịch trên thế giới tạo ra thách thức lớn cho du lịch quốc tế TP.HCM trong điều kiện thƣơng mại điện tử ở TP.HCM và Việt Nam chỉ mới ở những bƣớc đầu phát triển. Theo dự báo của UNWTO, sự phát triển của công nghệ thông tin sẽ là một trong những yếu tố quyết định đến độ hấp dẫn của một điểm đến. Sự phát triển của Internet và các hình thức giao dịch qua mạng đã xóa mờ dần khoảng cách giữa các quốc gia, các vùng. Trong tƣơng lai, chính KDL quốc tế sẽ không còn phụ thuộc vào các công ty lữ hành nữa mà chính họ là ngƣời tự thiết lập lịch trình và các quyết định cho chuyến đi của mình nhƣ đặt vé máy bay, đặt phòng khách sạn, lập lộ trình du lịch. Tất cả đều nhờ vào sự phát triển của công nghệ thông tin. Nhƣ vậy, điểm đến nào cung cấp cho du khách càng nhiều thông tin và tiện ích trong việc tìm hiểu và giao dịch trên mạng liên quan đến chuyến đi du lịch của mình thì độ thu hút của điểm đến ấy đối với du khách càng lớn. Đây là một thách thức lớn đối với ngành du lịch TP.HCM khi những thị trƣờng KDL quốc tế mà du lịch TP.HCM đang hƣớng tới nhƣ Hoa Kỳ, Pháp, Canada, Singapore,… đều là những nƣớc tiên tiến và có yêu cầu cao về ứng dụng công nghệ thông tin.

Thứ ba, sự mâu thuẫn ngày càng tăng giữa các vấn đề xã hội và môi trƣờng và sức ép tăng trƣởng du lịch tạo nên những thách thức đến với du lịch TP.HCM trong việc vừa phải tăng cƣờng nỗ lực thu hút KDL quốc tế vừa đảm bảo giải quyết các vấn đề xã hội và môi trƣờng. Muốn du lịch phát triển, tạo điều kiện tham quan, thƣởng ngoạn và ăn ở tốt nhất cho du khách thì phải có những sự đầu tƣ vào cơ sở

64

hạ tầng, cơ sở kỹ thuật,…; nâng cấp đối với các công trình du lịch, di tích lịch sử,… Tuy nhiên, sự đầu tƣ, cải tạo có thể mang lại những vấn đề nhƣ thay đổi cảnh quan tự nhiên, đánh mất các giá trị truyền thống,…Sự khai thác thiên nhiên, môi trƣờng để phục vụ du lịch quá mức dễ dẫn đến hiện tƣợng ô nhiễm môi trƣờng, xuống cấp công trình di tích, địa điểm du lịch,…Sự xuất hiện ồ ạt của KDL quốc tế đem lại những nỗ lo về tệ nạn xã hội, những ảnh hƣởng xấu về văn hóa,…Mặt khác, những nhân tố ngày càng phổ biến trong đánh giá mức hấp dẫn của một điểm đến đối với KDL quốc tế lại chính là độ độc đáo, riêng biệt của nền văn hóa, cảnh quan; môi trƣờng và an ninh trật tự xã hội của địa phƣơng đó. Sự mâu thuẫn trong việc phát triển du lịch và việc bảo vệ môi trƣờng cùng bình ổn xã hội đã và đang là một nỗi lo của các nƣớc và địa phƣơng từ khi du lịch đƣợc xem là một ngành kinh tế đem lại nguồn lợi lớn. Sự mâu thuẫn này tiếp tục đƣợc UNWTO dự báo sẽ là một nỗi lo lớn, một thách thức lớn cần đƣợc giải quyết của mọi quốc gia và điểm đến du lịch. TP.HCM với sức ép phải phát triển du lịch và những ảnh hƣởng của du lịch quốc tế đối với môi trƣờng và xã hội của thành phố trong những năm qua cũng không nằm ngoài vòng mâu thuẫn này. Đây cũng chính là một thách thức lớn mà ngành du lịch của TP.HCM phải vƣợt qua nhờ đó mà du lịch mới có thể phát triển theo hƣớng bền vững.

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN tố tác ĐỘNG đến HOẠT ĐỘNG THU höt KHÁCH DU LỊCH QUỐC tế của THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 76 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w