3.2. Đánh giá các nhân tố tác động đến hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế
3.2.1 Nguồn tài nguyên du lịch của TP.HCM
Nguồn tài nguyên du lịch của TP.HCM đƣợc đại diện bởi biến HRTG, tức số lƣợng di tích cấp quốc gia và cấp quốc gia đặc biệt trên địa bàn thành phố. Theo điều 14, nghị định số 92/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2002, các di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, khảo cổ, danh lam thắng cảnh đƣợc xếp hạng theo di tích cấp tỉnh, di tích cấp quốc gia hoặc di tích cấp quốc gia đặc biệt. Cụ thể, di tích cấp quốc gia bao gồm “công trình xây dựng, địa điểm ghi dấu những sự kiện, những mốc lịch sử quan trọng của dân tộc hoặc gắn với các anh hùng dân tộc, các nhà hoạt động chính trị, văn hoá, nghệ thuật và khoa học nổi tiếng có ảnh hƣởng quan trọng
51
đối với tiến trình lịch sử của dân tộc; Công trình kiến trúc nghệ thuật, tổng thể kiến trúc đô thị và đô thị có giá trị tiêu biểu trong các giai đoạn phát triển nghệ thuật kiến trúc của dân tộc; Địa điểm khảo cổ có giá trị nổi bật đánh dấu các giai đoạn phát triển của các văn hoá khảo cổ; Cảnh quan thiên nhiên đẹp hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc nghệ thuật hoặc khu vực thiên nhiên có giá trị khoa học về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học, hệ sinh thái đặc thù”. Hơn thế, di tích cấp quốc gia đặc biệt cũng bao gồm những hạng mục tƣơng tự nhƣ di tích cấp quốc gia nhƣng tầm ảnh hƣởng của các di tích cấp quốc gia đặc biệt là rất to lớn đối với lích sử, văn hóa của cả dân tộc, hoặc có giá trị nổi bật về khảo cổ hoặc thiên nhiên, sinh thái,...đối với Việt Nam và thế giới.
Tính đến hết tháng 12 năm 2012, TP.HCM có 144 di tích đã đƣợc xếp hạng, trong đó có 86 di tích cấp thành phố, 57 di tích quốc gia và 1 di tích quốc gia đặc biệt. Từ năm 2005-2012, đã có 30 di tích đƣợc xếp hạng mới chủ yếu vào hai năm 2009 và 2012.Trong đó có 1 di tích quốc gia đặc biệt đƣợc phong cho Dinh Độc lập và 29 di tích quốc gia. Song song với việc xếp hạng mới các di tích, vấn đề quan tâm đến thực trạng, khai thác và bảo tồn các di tích ở TP.HCM cũng rất đƣợc quan tâm. Cụ thể, ngày 7 tháng 3 năm 2012 trong Quyết định số 440 /QĐ-TTg, Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 bảo tồn tôn tạo di tích lịch sử Dinh Độc Lập, Hội trƣờng Thống Nhất, thành phố Hồ Chí Minh. Theo đó, một phần khu vực di tích sẽ đƣợc tiến hành tu bổ nhƣng vẫn phải giữ nguyên về hình thức và các giá trị về kiến trúc, đây sẽ là khu vực đƣợc khai thác tham quan nhằm phục vụ du lịch và tuyên truyền truyền thống lịch sử của dân tộc. Thủ tƣớng cũng đã quy định hạn chế xây dựng các công trình cao tầng xung quanh khu vực nói trên để đảm bảo mỹ quan cho khu vực. Khu vực còn lại sẽ đƣợc xây dựng mới các công trình phục vụ cho việc ăn ở của cán bộ công nhân viên phục vụ trong khu di tích,...
nhƣng nhìn chung phải đảm bảo hài hòa với kiến trúc gốc của Dinh Độc Lập. Trong thời gian năm 2007 đến 6 tháng nửa đầu năm 2009, 13 di tích của TP.HCM đƣợc trình để đƣợc các cơ quan ban ngành chức năng thông qua cho kế hoạch tu bổ, trùng tu và tôn tạo với tổng mức đầu tƣ hơn 108 tỷ đồng từ bốn nguồn Ngân sách Nhà nƣớc, thành phố, quận và nguồn vốn xã hội hóa.
Tuy nhiên, mặc dù đã có những nỗ lực trong công tác bảo tồn nguồn tài nguyên du lịch của TP.HCM nhƣng một phần lớn các công trình lịch sử, văn hóa của TP.HCM đang xuống cấp trầm trọng. Nguyên nhân chính là do bản thân sự thoái hóa về thời gian của các công trình và mặt khác cũng do tốc độ đô thị hóa nhanh chóng của thành phố cùng với ý thức bảo tồn di tích chƣa đƣợc phổ biến trong ngƣời dân và những ngƣời kinh doanh du lịch. Báo cáo tổng kết 7 năm thực hiện Di sản văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại kỳ hợp Quốc hội tháng 4 năm 2009 cho biết trong số 55 di tích xếp hạng quốc gia của thành phố tại thời điểm đó, đã có 18 di tích bị xâm hại. Những ngôi đình và chùa cổ và có giá trị lịch sử, tôn giáo cao nhƣ chùa Giác Lâm ở quận Tân Bình, chùa Giác Viên ở quận 11, đình Thông Tây Hội ở quận Gò Vấp, chùa Phụng Sơn ở quận 11 đều gập tình trạng xuống cấp trầm trọng nhƣ khung cảnh hoang tàn, nhếch nhác, tràn lan rác thải, hàng quán tập trung làm mất mỹ quan, không gian tôn nghiêm bị phá vỡ với hiện tƣợng chèo kéo du khách. Những chi tiết thuộc di tích thì bị bào mòn bởi thời gian mà không đƣợc trùng tu kịp thời nhƣ bảng hiệu chùa bị mất chữ, cột đình chùa bị mục, ngoài ra, sự quy hoạch dân cƣ không đúng hoặc xây dựng trái phép của nhà dân gây xâm hại đến khu vực đình chùa. Không gian của Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh cũng đang bị lấn lƣớt bởi các công trình cao ốc nhƣ các khu trung tâm thƣơng mại. Mặt khác, sự xuống cấp của các di tích này còn gây ra bởi sự thiếu năng lực trong công tác tu bổ, bảo trì làm mất đi tính nguyên bản của di tích gốc.
Nhƣ vậy, thực trạng các di tích quốc gia và cấp quốc gia của TP.HCM cho thấy ngoài việc đề xuất và phong danh hiệu di tích mới nhằm thu hút thêm KDL quốc tế đến TP.HCM, TP.HCM cần phải chú trọng vào công tác tu bổ, trùng tu và nâng cao chất lƣợng của nguồn di tích, tài nguyên thiên nhiên, văn hóa lịch sử của TP.HCM. Đây chính một trong những cơ sở cho phần giải pháp cải thiện hoạt động thu hút KDL quốc tế đến TP.HCM sẽ đƣợc trình bày ở chƣơng 4.