Phân tích biến động giữa thực tế và kế hoạch của từng khoản mục

Một phần của tài liệu Tài liệu ĐỀ TÀI " KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN VÀ XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CADOVIMEX " ppt (Trang 74 - 84)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

3 NĂM (2005-2007)

4.4. PHÂN TÍCH SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA CHI PHÍ SẢN XUẤT ĐẾN GIÁ

4.4.2. Phân tích biến động giữa thực tế và kế hoạch của từng khoản mục

chung

Chi phí nhân công trực tiếp

4.4.2. Phân tích biến động giữa thực tế và kế hoạch của từng khoản mục chi phí sản xuất trong 3 năm 2005, 2006, 2007 chi phí sản xuất trong 3 năm 2005, 2006, 2007

4.4.2.1. Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp

Công thức áp dụng để phân tích:

- Biến động giá = (Giá thực tế - Giá định mức) × Lượng thực tế

- Biến động lượng = (Lượng thực tế - Lượng định mức) × Giá định mức - Tổng biến động = Biến động giá + Biến động lượng

Bảng 9: PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP CỦA SẢN PHẨM TÔM ĐÔNG LẠNH NĂM 2005, 2006, 2007

Đơn vị tính: 1.000đ/tấn Năm Định mức Thực tế Chênh lệch Lượng (tấn) Giá Lượng

(tấn) Giá Lượng Giá Tổng

1 2 3 4 5=(-3-1)x2 6=(4-2)x3 7=5+6 Năm 2005 1,500 113.468 1,499 123.569 -113,468 15.141,399 15.027,931

Năm 2006 1,499 102.579 1,499 104.904 0 3.485,175 3.485,175

Năm 2007 1,499 110.000 1,497 99.732 -220 -15.371,196 -15.591,196

(Nguồn: Tổng hợp bảng định mức chi phí nguyên liệu trực tiếp)

Biến động lượng: Năm 2005 lượng nguyên liệu thực tế cần đế sản xuất 1 tấn tôm thành phẩm đã giảm so với kế hoạch 1kg làm cho chi phí nguyên vật liệu trực tiếp biến động giảm 113,468 nghìn đồng/tấn, đây là một biến động theo chiều hướng có lợi cho Công ty. Đến năm 2006 không xảy ra biến động về lượng, bộ phận lập kế hoạch định mức chi phí đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, dự đoán chính xác lượng nguyên liệu tiêu hao nên dẫn đến không có sự biến động giữa kế hoạch và thực tế. Đến năm 2007 là năm hoạt động khá hiệu quả của Công ty, nhờ ứng dụng các biện pháp kiểm tra chặt chẻ chất lượng nguyên liệu đầu vào và ứng dụng máy móc thiết bị kỹ thuật cao vào quy trình sản xuất đã làm giảm lượng nguyên liệu hao hụt trong quá trình sản xuất nên chi phí nguyên vật liệu đã biến động giảm 220 nghìn đồng/tấn. Có thể thấy Công ty đã không ngừng phấn đấu trong sản xuất để tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu bằng cách nâng cao chất lượng nguyên liệu đầu vào và thực hành tiết kiệm trong sản xuất nhằm giảm tỷ lệ hao hụt của nguyên vật liệu.

Biến động giá: Ta có thể thấy trong năm 2005 giá cả thực tế của nguyên vật liệu đã tăng cao hơn so với kế hoạch làm cho chi phí nguyên vật liệu biến động tăng 15.141,399 nghìn đồng/tấn, nguyên nhân là do trong năm 2005 giá cả nguyên vật liệu biến động liên tục làm cho công tác dự báo gặp nhiều khó khăn không sát với thực tế. Năm 2006 giá tôm nguyên liệu dần đi vào tình trạng ổn định hơn, có ít biến động so với kế hoạch nhưng giá nguyên liệu thực tế vẫn cao hơn so với kế hoạch làm cho chi phí nguyên vật liệu biến động tăng 3.485,175 nghìn đồng/tấn, đây là những biến động không tốt gây ảnh hưởng đến giá thành thực tế của Công ty điều này có thể làm cho giá thành thực tế cao hơn so với kế hoạch. Nhưng đến năm 2007 giá của nguyên liệu lại có sự biến động giảm làm cho chi phí nguyên vật liệu giảm 15.371,196 nghìn đồng/tấn, việc giá nguyên vật liệu giảm so với kế hoạch là do trong năm 2007 Công ty đã rất chủ động trong việc tìm kiếm nguyên liệu, ký kết được nhiều hợp đồng cung cấp nguyên liệu chất lượng tốt, giá cả hợp lý.

Tổng biến động: Trong năm 2005 lượng nguyên liệu thực tế để sản xuất 1 tấn tôm thành phẩm giảm nhưng giá nguyên liệu lại tăng và biến động giá lại cao hơn so với biến động lượng nên làm cho biến động tổng tăng 15.027,931 nghìn đồng/tấn. Năm 2006 về lượng thì không có biến động nhưng về giá thì lại biến

động tăng làm cho tổng biến động cũng tăng theo 3.485,175 nghìn đồng/tấn. Đây là những biến động không tốt, nó làm cho chi phí nguyên vật liệu tăng gây ảnh hưởng xấu đối với giá thành thực tế của sản phẩm, vì tỷ lệ nguyên vật liệu trực tiếp chiếm khá cao trong giá thành sản phẩm nên dù chỉ một biến động nhỏ cũng gây ảnh hưởng xấu đến giá thành. Năm 2007 cả hai biến động đều theo xu hướng tốt làm cho tổng biến động giảm 15.591,196 nghìn đồng/tấn điều này làm cho chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kết tinh trong giá thành sản phẩm được hạ xuống.

Bảng 10: PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP CỦA SẢN PHẨM MỰC ĐÔNG LẠNH NĂM 2005, 2006, 2007

Đơn vị tính: 1.000đ/tấn Năm Định mức Thực tế Chênh lệch Lượng (tấn) Giá Lượng

(tấn) Giá Lượng Giá Tổng 1 2 3 4 5=(3-1)x2 6=(4-2)x3 7=5+6 Năm 2005 1,280 82.000 1,280 83.550 0 1.984 1.984

Năm 2006 1,280 83.450 1,278 83.275 -166,9 -223,65 -390,55

Năm 2007 1,278 75.070 1,275 74.686 -225,21 -489,6 -714,81

(Nguồn: Tổng hợp bảng định mức chi phí nguyên liệu trực tiếp)

Biến động lượng: Trong năm 2005 không xảy ra biến động về lượng giữa thực tế và kế hoạch. Năm 2006 có sự biến động giữa lượng nguyên liệu thực tế cần dùng để sản xuất 1 tấn thành phẩm so với kế hoạch theo xu hướng giảm, làm cho chi phí nguyên liệu biến động giảm 166,9 nghìn đồng/tấn, đến năm 2007 biến động này lại tiếp tục theo một chiều hướng tốt, chi phí nguyên vật liệu giảm 225,21 nghìn đồng/tấn. Như vậy Công ty đã thực hiện rất hiệu quả công tác dự báo hao phí nguyên liệu cũng như phấn đấu tiết kiệm chi phí nguyên liệu bằng cách giảm bớt lượng nguyên liệu tiêu hao trong sản xuất.

Biến động giá: Năm 2005 do giá cả nguyên vật liệu biến động liên tục nên làm cho giá cả thực tế cao hơn so với kế hoạch làm cho chi phi nguyên vật liệu biến động tăng 1.984 nghìn đồng/tấn, đến năm 2006 và 2007 thì giá cả nguyên vật liệu ổn định hơn và biến động theo chiều hướng giảm cụ thể trong năm 2006 chi phí nguyên vật liệu biến động giảm 23,65 nghìn đồng/tấn và trong năm 2007 thì

chi phí này lại giảm nhiều hơn so với năm 2006 giảm 489,6 nghìn đồng/tấn. Như vậy trong năm 2005 chi phí nguyên vật liệu biến động theo chiều hướng xấu mà nguyên nhân chính là do giá cả biến động tăng liên tục nhưng đến năm 2006, 2007 thì chi phí này lại biến động theo một chiều hướng ngược lại nhờ quản lý tốt công tác thu mua nguyên vật liệu nên giá cả nguyên vật liệu đã không ngừng giảm xuống.

Tổng biến động: Năm 2005 không xảy ra biến động về lượng nhưng do giá cả nguyên liệu biến động khá cao làm cho tổng biến động là 1.984 nghìn đồng/tấn đây là một sự biến động theo chiều hướng xấu làm ảnh hưởng đến giá thành thực tế. Đến năm 2006 và năm 2007 cả hai biến động về giá và lượng đều theo một xu hướng khá tốt cả hai đều biến động giảm làm cho tổng biến động giảm 400,55 nghìn đồng/tấn trong năm 2006 và giảm 714,81 nghìn đồng/tấn trong năm 2007. Những biến động trên cho thấy hiệu quả của Công ty trong việc không ngừng cải tiến hệ thống thu mua và thực hành tiết kiệm trong việc sản xuất, nhờ tiết kiệm được chi phí nguyên vật liệu trực tiếp mà làm cho giá thành của sản phẩm không ngừng hạ xuống.

4.4.2.2. Chi phí nhân công trực tiếp

Công thức áp dụng để phân tích: Biến động giá = Đơn giá giờ

công thực tế -

Đơn giá giờ công kế hoạch x Tổng số giờ thực tế Biến động lượng (năng suất) = Tổng số giờ thực tế - Tổng số giờ kế hoạch x Đơn giá định mức

Bảng 11: PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP CỦA SẢN PHẨM TÔM ĐÔNG LẠNH NĂM 2005, 2006, 2007

Đơn vị tính: 1.000đ/tấn Năm Định mức Thực tế Chênh lệch Lượng (giờ/tấn) Giá (1.000đ/giờ) Lượng (giờ/tấn) Giá

(1.000đ/giờ) Lượng Giá Tổng

1 2 3 4 5=(3-1)x2 6=(4-2)x3 7=5+6

2005 841 4,8 837 4,8 -19,2 0 -19,2

2006 720 4,8 722 4,8 9,6 0 9,6

2007 742 5,0 738 5,0 -20 0 -30

(Nguồn: Tổng hợp bảng định mức chi phí nhân công trực tiếp)

Biến động lượng: Trong năm 2005 thời gian cần thiết để sản xuất 1 tấn tôm thành phẩm đã giảm 4 giờ so với kế hoạch, làm cho chi phí nhân công trực tiếp giảm 19,2 nghìn đồng/tấn, nhưng năm 2006 thời gian lại tăng lên làm cho chi phí nhân công trực tiếp biến động tăng 9,6 nghìn đồng/tấn so với kế hoạch, năm 2007 chi phí này lại giảm 20 nghìn đồng/tấn so với kế hoạch. Nguyên nhân làm cho thời gian sản xuất sản phẩm được rút ngắn là do Công ty đã không ngừng khuyến khích, động viên nhân viên bằng các hình thức lương, thưởng phù họp nên tạo được sự hăng hái trong tham gia sản xuất, tiết kiệm được thời gian.

Biến động giá: Nhờ có một kế hoạch chi phí nhân công chính xác và chính sách lương thưởng đúng đắn nên không có xảy ra biến động nào. Đây là một nỗ lực phấn trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân viên nên lương của công nhân được tăng cao nhưng không xảy ra biến động giữa hực tế và kế hoạch.

Tổng biến động: Do không có biến động về giá nên biến động tổng cũng chính là biến động về lượng nhưng nhìn chung đây là những biến động khá tốt, làm giảm chi phí thực tế so với kế hoạch, một sự thành công của Công ty trong việc cố gắng hạ thấp giá thành sản phẩm.

Bảng 12: PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP CỦA SẢN PHẨM MỰC ĐÔNG LẠNH NĂM 2005, 2006, 2007

Đơn vị tính: 1.000đ/tấn Năm Định mức Thực tế Chênh lệch Lượng (giờ/tấn) Giá (1.000đ/giờ) Lượng (giờ/tấn) Giá

(1.000đ/giờ) Lượng Giá Tổng

1 2 3 4 5=(3-1)x2 6=(4-2)x3 7=5+6

2005 473 4,8 471 4,8 -9,6 0 -9,6

2006 460 4,8 459 4,8 -4,8 0 -4,8

2007 442 5,0 438 5,0 -20 0 -20

(Nguồn: Tổng hợp bảng định mức chi phí nhân công trực tiếp)

Biến động lượng: Lượng thời gian thực tế cần thiết để hoàn thành sản phẩm không ngừng giảm so với kế hoạch làm cho chi phí nhân công biến động theo xu hướng giảm, năm 2005 giảm 9,6 nghìn đồng/tấn so với kế hoạch, năm 2006 giảm 4,8 nghìn đồng/tấn và năm 2007 giảm 20 nghìn đồng/tấn. Điều này cho thấy việc phát huy nguồn lực nhân công tại Công ty đạt hiệu quả cao góp phần l àm giảm chi phí.

Biến động giá: Tương tự như sản phẩm tôm, sản phẩm mực cũng không xảy ra bất cứ biến động nào về giá, nhờ công tác dự báo chính xác về giá cả nhân công trực tiếp mà trong 3 năm liên tiếp đã không xảy ra biến động về giá.

Tổng biến động: Tổng biến động của chi phí nhân công trực tiếp chỉ phụ thuộc vào biến động lượng vì trong thời gian phân tích không xảy ra biến động giá, do đó tổng biến động cũng chính là biến động lượng. Như vậy, trong 3 năm 2005, 2006, 2007 chi phí nhân công trực tiếp biến động theo xu hướng thuận lợi nhờ sự phấn đấu nâng cao chất lượng nhân công và chế độ lương thưởng phù hợp, điều tác động đến giá thành sản phẩm theo chiều hướng tích cực.

4.4.2.3. Chi phí sản xuất chung

- Biến động biến phí sản xuất chung:

Để tiến hành phân tích biến động của biến phí sản xuất chung ta áp dụng công thức:

Biến động do chi phí thay đổi =

Chi phí sản xuất chung đơn vị thực tế - Chi phí sản xuất chung đơn vị kế hoạch x Số lượng sản phẩm sản xuất thực tế Biến động do khối lượng thay đổi =

Khối lượng sản phẩm sản xuất thực tế - Khối lượng sản phẩm sản xuất kế hoạch x Chi phí chung đơn vị định mức Tổng biến động = Biến động do chi phí + Biến động do khối lượng

Bảng 13: PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI SẢN XUẤT CHUNG KHẢ BIẾN SẢN PHẨM TÔM ĐÔNG LẠNH NĂM 2005, 2006, 2007

Đơn vị tính: nghìn đồng Năm Kế hoạch Thực tế Chênh lệch Chi phí đơn vị (1.000đ/tấn) Sản lượng (tấn) Chi phí đơn vị (1.000đ/tấn) Sản lượng (tấn) Lượng Giá Tổng 1 2 3 4 5=(4-2)x1 6=(3-1)x4 7=5+6 Năm 2005 10.780 3.000 10.558 3.030 323.400 -672.660 -349.260 Năm 2006 9.475 3.600 9.111 3.608 75.800 -1.313.312 -1.237.512 Năm 2007 10.098 3.450 10.317 3.459 90.882 757.521 848.403

(Nguồn: Tổng hợp từ bảng định mức chi phí sản xuất chung)

Biến động lượng: Trong năm 2005 do lượng sản phẩm thực tế sản xuất lớn hơn so với kế hoạch nên làm cho chi phí sản xuất chung khả biến biến động tăng 323.400 nghìn đồng, tương tự như năm 2005 nhờ sự nổ lực và phấn đấu của toàn thể cán bộ công nhân trong Công ty mà sản lượng thực tế trong hai năm (2006, 2007) đều nhiều hơn so với kế hoạch làm cho chi phí này biến động tăng 75.800 nghìn đồng trong năm 2006 và tăng 90.882 nghìn đồng trong năm 2007. Điều này cho thấy trong 3 năm lượng sản phẩm thực tế sản xuất của Công ty đều tăng lên so với kế hoạch làm cho chi phí sản xuất chung khả biến biến động tăng không ngừng.

Biến động giá: Trong năm 2005 ngược lại với biến động lượng thì biến động giá lại theo chiều hướng giảm, trong năm 2005 chi phí sản xuất chung khả biến giảm

672.660 nghìn đồng so với kế hoạch. Năm 2006 thì biến động này lại giảm mạnh hơn (giảm 1.313.312 nghìn đồng). Như vậy trong năm 2005, 2006 Công ty đã giảm được rất nhiều chi phí sản xuất chung khả biến nhờ tiết kiệm được chi phí vật liệu phụ và các chi phí dịch vụ mua ngoài. Nhưng đến năm 2007 thì chi phí này lại biến động tăng 757.521 nghìn đồng so với kế hoạch nguyên nhân làm cho chi phí này tăng là do trong kỳ giá cả của nhiên liệu tăng khá mạnh làm cho chi phí này tăng lên.

Tổng biến động: Năm 2005 chi phí sản xuất chung khả biến tăng về lượng nhưng lại giảm nhiều về giá làm cho tổng biến động giảm 349.260 nghìn đồng, năm 2006 cũng vậy biến động giá giảm khá nhiều làm cho tổng biến động giảm 1.237.512 nghìn đồng. Đây là những biến động thuận lợi, với lượng sản phẩm sản xuất tăng lên mà chi phí lại giảm, như vậy nó sẽ làm cho giá thành của sản phẩm hạ xuống rất nhiều. Nhưng đến năm 2007 chi phí này lại tăng cả về lượng lẫn về giá làm cho tổng biến động tăng 848.403 nghìn đồng, điều này gây ảnh hưởng xấu đến giá thành đơn vị của sản phẩm.

Bảng 14: PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI SẢN XUẤT CHUNG KHẢ BIẾN CỦA SẢN PHẨM MỰC ĐÔNG LẠNH NĂM 2005. 2006. 2007

Đơn vị tính: nghìn đồng Năm Kế hoạch Thực tế Chênh lệch Chi phí đơn vị 1.000đ/tấn Sản lượng (tấn) Chi phí đơn vị 1.000đ/tấn Sản lượng (tấn) Lượng Giá Tổng 1 2 3 4 5=(3-1)x4 6=(4-2)x1 7=5+6 Năm 2005 5.240 125 5.144 125 0 -12.000 -12.000 Năm 2006 5.215 150 5.084 151 5.215 -19.781 -14.566 Năm 2007 5.174 170 5.277 169 -5.174 17.407 12.233

(Nguồn: Tổng hợp từ bảng định mức chi phí sản xuất chung)

Biến động lượng: Năm 2005 không xảy ra biến động lượng, năm 2006 tuy xảy ra biến động về lượng nhưng rất ít chỉ tăng 5.215 nghìn đồng so với kế hoạch, năm 2007 biến động này lại giảm 5.174 nghìn đồng. Nhìn chung đây là những biến động nhỏ không làm ảnh hưởng nhiều đến giá thành kế hoạch.

Biến động giá: Biến động giá cũng xảy ra rất ít, năm 2005 giá của giảm 12.000 nghìn đồng, năm 2006 giảm 19.781 nghìn đồng, nhưng đến năm 2007 lại tăng

17.407 nghìn đồng. Đây là những biến động nhỏ về số lượng nhưng do lượng sản phẩm sản xuất ra khá nhỏ nên những biến động này cũng gây ảnh hưởng tới giá thành.

Tổng biến động: Có thể thấy biến động tổng l à sự tổng hợp giữa hai biến động giá và lượng, trong năm 2005 không xảy ra bất cứ biến động nào về lượng nhưng lại xáy ra biến động giảm về giá làm cho tổng biến động cũng giảm theo, năm 2006 cả lượng và giá đều xảy ra biến động trong khi biến động lượng tăng khá ít thì biến động giá lại giảm nhiều hơn làm cho tổng biến động giảm 14.566 nghìn đồng, năm 2007 trong khi lượng giảm xuống thì giá lại tăng làm cho tổng biến động tăng 12.233 nghìn đồng. Nhìn chung đây là những biến động khá nhỏ nhưng nếu xét về sản lượng thì đây là những biến động đáng kể, nếu không quản lý tốt và tạo cho những biến

Một phần của tài liệu Tài liệu ĐỀ TÀI " KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN VÀ XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CADOVIMEX " ppt (Trang 74 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)