TRONG 3 NĂM 2005, 2006, 2007.
Đơn vị tính: Triệu đồng
Tên chỉ tiêu Năm
2005 Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch 2006 so với 2005 Chênh lệch 2007 so với 2006 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1. Doanh bán hàng và cung cấp dịch vụ 775.894 996.271 886.203 220.377 28,4 -110.068 -11,0 2. Các khoản giảm trừ 1.339 0 174 -1.339 -100,0 174 -
3. Doanh thu thuần 774.555 996.271 886.029 221.716 28,6 -110.242 -11,1 4. Giá vốn hàng bán 674.197 888.030 773.738 213.833 31,7 -114.292 -12,9
5. Lợi nhuận gộp 100.358 108.241 112.291 7.883 7,9 4.050 3,7
6. Doanh thu tài chính 240 5.349 2.978 5.109 2.128,8 -2.371 -44,3 7. Chi phí tài chính 20.665 28.438 36.809 7.773 37,6 8.371 29,4 8. Chi phí bán hàng 64.268 59.122 45.174 -5.146 -8,0 -13.948 -23,6 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 7.536 7.621 11.987 85 1,1 4.366 57,3 10. Lợi nhuận hoạt động kinh doanh 8.129 18.409 21.298 10.280 126,5 2.889 15,7
11. Thu nhập khác 94 226 184 132 140,4 -42 -18,6
12. Chi phí khác 44 32 998 -12 -27,2 966 3.018,8
13. Lợi nhuận khác 50 194 -814 144 288,0 -1.008 -519,6
14. Tổng lợi nhuận trước thuế 8.179 18.603 20.484 10.424 127,4 1.881 10,1
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 0 0 0 0 - 0 -
16. Lợi nhuận sau thuế 8.179 18.603 20.484 10.424 127,4 1.881 10,1
Qua bảng trên ta thấy trong năm 2005 tổng doanh thu của Công ty đạt 775.894 triệu đồng, trong đó giá vốn hàng bán là 674.197 triệu đồng chiếm tỷ trọng khoảng 87% tổng doanh thu → lợi nhuận gộp đạt 100.358 triệu đồng, đây là một kết quả kinh doanh hết sức khả quan. Đến năm 2006 tổng doanh thu của Công ty đạt 996.271 triệu đồng tăng 220.377 triệu đồng (28,4%) so với năm 2005 nhưng đến năm 2007 lại giảm đi 110.068 triệu đồng (11%) so với năm 2006. Nguyên nhân gây nên sự biến động như vậy là do trong năm 2006 sản lượng tiêu thụ sản phẩm của Công ty tăng khá cao so với năm 2005 nhưng đến năm 2007 sản lượng tiêu thụ của Công ty bị sụt giảm nhưng không đáng kể so với năm 2006, đây là nguyên nhân làm cho cho doanh thu trong năm 2007 giảm so với năm 2006 và một nguyên nhân khác là do giá bán của sản phẩm bị giảm xuống. Vấn đề suy giảm doanh thu này không ảnh hưởng đến lợi nhuận gộp trong năm 2007 của Công ty vì trong năm 2007 giá vốn hàng bán của Công ty cũng giảm theo, giảm 114.293 triệu đồng (12,9%) so với năm 2006.
Những biến động trên làm cho lợi nhuận gộp của các năm 2006, 2007 đều tăng so với các năm trước đó, cụ thể năm 2006 lợi nhuận gộp tăng 7.883 triệu đồng (7,9%) so với năm 2005 và năm 2007 tăng 4.050 triệu đồng (3,7%) so với năm 2006. Chi phí tài chính qua các năm không ngừng tăng lên cụ thể trong năm 2005 là 20.665 triệu đồng, năm 2006 là 28.438 triệu đồng và năm 2007 là 36.809 triệu đồng nguyên nhân là do chi phí lãi vay từ ngân hàng qua các năm không ngừng tăng cao, nhưng ngược lại chi phí bán hàng lại được giảm xuống, năm 2006 giảm 5.146 triệu đồng so với năm 2005 và năm 2007 giảm 13.948 triệu đồng so với năm 2006 đây là một nỗ lực phấn đấu của Công ty trong việc ký kết thành công nhiều hợp đồng với các khách hàng quan trọng nên giảm được nhiều chi phí bán hàng.
8.179
18.603
20.484
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Đơn vị tính: Triệu đồng
Đối với lợi nhuận sau thuế của Công ty: Lợi nhuận sau thuế của Công ty không ngừng tăng qua các năm cho thấy Công ty hoạt động khá hiệu quả:
- Năm 2005, Công ty đạt được lợi nhuận sau thuế là 8.179 triệu đồng. Kết quả kinh doanh này là rất khả quan so với các doanh nghiệp trong ngành thủy sản.
- Năm 2006 là năm mà Công ty kinh doanh đạt hiệu quả rất cao. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cũng tăng khá cao, lợi nhuận sau thuế năm 2006 đạt 18.603 triệu đồng tăng 10.424 triệu đồng tương ứng 127% so với năm 2005. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty tốt đẹp là do trong thời gian này đã mở rộng quy mô sản xuất, các mặt hàng có giá trị gia tăng cao và đạt được nhiều thành công trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ mới. Mặt khác, Công ty đã sử dụng chi phí một cách có hiệu quả do đó nó đã góp phần làm tăng lợi nhuận của Công ty.
- Hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2007 tiếp tục đạt hiệu quả cao. Trong khi doanh thu trong năm 2007 giảm so với năm 2006, nhưng do tiết kiệm được các chi phí hoạt động kinh doanh vì thế cho dù doanh thu thuần của Công ty giảm nhưng lợi nhuận sau thuế năm 2007 vẫn đạt 20.484 triệu đồng tăng 1.881 triệu đồng (10,1%) so với năm 2006.
Qua phân tích trên có thể thấy được trong năm 2005, 2006, 2007 Công ty hoạt động rất hiệu quả, lợi nhuận qua các năm không ngừng tăng lên đây là một sự
phấn đấu trong Ban lãnh đạo Công ty trong việc nâng chất lượng hoạt động kinh doanh, nâng cao năng lực sản xuất và hạ giá thành sản phẩm.
3.3.2. Tình hình xuất khẩu của Công ty trong 3 năm (2005-2007)
Bảng 2: TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG VÀ SẢN LƯỢNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TRONG 3 NĂM 2005, 2006, 2007
Thị trường
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
KN (1.000USD) SL (tấn) KN (1.000USD) SL (tấn) KN (1.000USD) SL (tấn) Châu Âu 8.850 1.434 3.015 2.321 14.938 4.281 Nhật 3.406 587 3.216 771 778 151 Mỹ 33.018 2.585 32.584 2.833 26.638 2.010 Thị trường khác 6.371 1.255 22.692 2.358 12.087 1.718 Tổng cộng 51.645 5.862 61.508 8.284 54.440 8.160
(Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch - CADOVIMEX)
Giải thích từ viết tắt: KN: kim ngạch SL: sản lượng
Qua bảng trên ta thấy sản lượng thủy sản xuất khẩu của Công ty khá ổn định . Năm 2005 CADOVIMEX xuất khẩu được 5.862 tấn trong đó thị trường xuất khẩu chủ lực là thị trường Mỹ chiếm khoảng 45% sản lượng xuất khẩu của Công ty. Đến năm 2006 sản lượng xuất khẩu tăng khá nhiều so với năm trước (đạt 8.284 tấn) tăng 2.422 tấn tương ứng tăng 41,3% so với năm 2005, một điều có thể nhận thấy là trong năm 2006 thị trường xuất khẩu của Công ty dần đi vào tình trạng ổn định các thị trường không chủ lực của Công ty đã tăng trưởng một cách nhanh chóng và dần bắt kịp thị trường chủ lực là Mỹ. Trong năm 2007 sản lượng xuất khẩu giảm sút so với năm 2006, Công ty xuất khẩu được 8.160 tấn, giảm 124 tấn, tương ứng 1,5% so với năm 2006, trong năm này Công ty đã chú trọng phát triển sang thị trường châu Âu và đã đạt được những thành quả như mong muốn, thị trường Châu Âu đạt 4.281 tấn chiếm trên 50% tổng sản lượng xuất khẩu. Như vậy, sản lượng thủy sản xuất khẩu của Công ty trong 03 năm tương đối khả quan,
năm 2006 tăng đáng kể năm 2005, còn năm 2007 tuy có giảm nhưng giảm rất ít so với năm 2006. 0 10 20 30 40 50 60 70 Nghìn USD
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Thị trường khác Mỹ
Nhật Châu Âu
Doanh thu xuất khẩu của Công ty trong năm 2005 đạt 51.645 nghìn USD. Trong năm này Công ty đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Mỹ nên doanh thu từ thị trường Mỹ chiếm tỷ lệ cao nhất 33.018 nghìn USD chiếm đến 65% tổng doanh thu, còn thị trường châu Âu đạt 8.850 nghìn USD chiếm tỷ trọng gần 18% tổng doanh thu.
Năm 2006 doanh thu xuất khẩu của Công ty tăng lên khá nhanh đạt 61.508 nghìn USD nhiều hơn năm 2005 9.863 nghìn USD, trong đó doanh thu từ thị trượng Mỹ đạt 32.584 nghìn USD chiếm 53% tổng doanh thu và thị trường khác đạt 22.692 nghìn USD chiếm tỷ trọng gần 37% tổng doanh thu. Nguyên nhân gây nên sự biến đổi trong tỷ trọng doanh thu là do trong năm 2006 Công ty đã chủ trương tìm kiếm các thị trường mới và Công ty đã đạt được một số thành công nhất định khi doanh thu các thị trường mới không ngừng tăng lên.
Năm 2007, do sản lượng tiêu thụ sản phẩm trên các thị trường sụt giảm làm cho doanh thu xuất khẩu giảm chỉ đạt 54.440 nghìn USD. Nhưng nhìn chung đây cũng là một năm làm ăn khá thành công của Công ty, giá trị tiêu thụ trên thị trường châu Âu đã tăng lên đạt 14.938 nghìn USD chiếm 27% tổng doanh thu, các
thì trường khác dần đi vào tình trạng ổn định riêng thị trường Nhật Bản giảm khá mạnh chỉ đạt 778 nghìn USD giảm 75% so với năm 2006. Nói chung trong năm 2007 tuy sản lượng và doanh thu xuất khẩu có giảm nhưng không ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty, ngược lại lợi nhuận của Công ty còn tăng lên khá ấn tượng.
3.4. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM TỚI CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM TỚI
3.4.1. Thuận lợi
Công ty là một trong 10 doanh nghiệp có doanh số xuất khẩu lớn nhất Việt Nam. Trong tỉnh Cà Mau, Công ty CADOVIMEX là một trong 03 doanh nghiệp đứng đầu tỉnh về sản lượng chế biến và kim ngạch xuất khẩu. Trong năm 2007 kim nghạch xuất khẩu của Công ty đạt 54.434.504 USD, lợi thế cạnh tranh của Công ty là ổn định được nguồn nguyên liệu đầu vào, trang thiết bị máy móc hiện đại và đã tạo được mối quan hệ đối tác với nhiều khách hàng lớn tại thị trường nhập khẩu.
Công ty là thành viên sáng lập của Hiệp hội chế biến xuất nhập khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) ngày 12/06/1998, là thành viên của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam ngày 11/07/1998. Công ty có 03 Xí nghiệp được xây dựng tại những nơi có nguyền nguyên liệu ổn định, dồi dào.
Xí nghiệp 72 và Xí nghiệp Phú Tân nằm gần 02 cửa biển như: Cửa biển Cái Đôi Vàm, cửa biển Ông Đốc có ngư trường khai thác rộng lớn, có khả năng đánh bắt quanh năm và hầu như không có bão. Nơi đây còn là địa bàn nuôi tôm trọng điểm của huyện Cái Nước, huyện Phú Tân, nguồn nguyên liệu của Xí nghiệp 72 và Xí nghiệp Phú Tân rất ổn định sản xuất được cả tôm nuôi, tôm biển, mực, bạch tuột, cá,…
Xí nghiệp Nam Long nằm trên tuyến quốc lộ 1 cách thành phố Cà Mau 40 km, là nơi giáp ranh của 3 huyện: Cái Nước, Đầm Dơi, Năm Căn nơi đây là đầu mối của giao thông thủy bộ, rất thuận tiện cho công tác vận chuyển hàng hóa, là mỏ tôm của tỉnh Cà Mau nói riêng và của cả nước nói chung. Do nuôi quảng canh, tôm thả tự nhiên, mật độ thưa nên con tôm ở khu vực nầy có kích cở lớn tập trung chủ yếu từ size 4-6, 6-8, 8-12,13-15 con/pound, màu sắc tôm sáng bóng, vỏ cứng thịt săn chắc, cơ thịt dai, vị ngọt rất tốt cho qui trình sản xuất tôm sú nguyên con, các khách hàng Mỹ, Châu Âu, Nhật… rất ưa chuộng. Ngoài ra Công ty còn huy
động tôm nguyên liệu ngoài tỉnh từ các địa bàn lân cận như Bạc Liêu, Sóc Trăng vào những tháng mùa vụ.
Vị thế 3 xí nghiệp của Công ty được xây dựng ngay vùng trọng điểm nguyên liệu của tỉnh Cà Mau cả về tôm vuông tôm biển và các loại thủy sản khác mà chưa có một xí nghiệp nào có được, đây là một thuận lợi cơ bản rỏ nét nhất là một lợi thế so sánh nổi bật của Công ty so với các Công ty khác cùng ngành.
Hiện Công ty đang có lượng khách hàng và thị trường lớn, công suất của 3 nhà máy của Công ty hiện nay không đủ để cung cấp cho thị tr ường. Vì vậy bằng uy tín thương hiệu của CADOVIMEX và chất lượng của mình, CADOVIMEX đã mở rộng sản xuất gia công, mua lại sản phẩm tại các nhà máy trên cả nước, có đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, với hệ thống kiểm soát chất lượng chặt chẽ từ con người của CADOVIMEX. Nên doanh số, sản lượng và hiệu quả của hướng kinh doanh này các năm qua chiếm 30% doanh số sản lượng và hiệu quả từng năm. Đây thực sự là sức mạnh của CADOVIMEX mà trên thương trường trong ngành thủy sản Việt Nam ai cũng phải công nhận.
Ngoài ra để phát huy lợi thế sức mạnh thị trường và khai thác đúng hướng trên tiềm năng lớn của vùng nguyên liệu to lớn có một không hai, chất lượng thủy sản lại ngon, bổ, rẻ của cá tra, cá basa Việt Nam. Công ty đã mạnh dạn xây dựng nhà máy chế biến cá: 1 tại Đồng Tháp, 1 tại An Giang với công suất lớn v à thiết bị hiện đại để cung cấp cho khách hàng và thị trường của mình mà những năm qua CADOVIMEX chỉ đi mua gia công tại các nhà máy ở đồng bằng sông Cửu Long mang tính không ổn định và không đủ cung cấp cho khách hàng hiện có của mình.
Công ty có 03 Xí nghiệp có Code châu Âu là: Xí nghiệp 72 (DL72), Xí nghiệp Phú Tân (DL180), Xí nghiệp Nam Long (DL85) đạt tiêu chuẩn xuất hàng vào thị trường Châu Âu, Canada, Hàn Quốc, .... Đây là một lợi thế của Công ty so với các Công ty khác cùng ngành trong công tác xuất khẩu. Công ty được các tập đoàn lớn quan tâm như: Tập đoàn Costco, Redchamber, Lotte,… đã ký được nhiều hợp đồng có giá trị xuất khẩu lớn, khách hàng rất tin tưởng và an tâm về mặt chất lượng khi mua hàng của Công ty.
Dưới đây là những điểm mạnh cơ bản của Công ty:
- Có thị trường tiêu thụ lớn, cân bằng và ổn định như: Thị trường Bắc Mỹ, Châu Âu, Úc, Nhật, Hàn Quốc và các nước Châu Á khác.
- Khách hàng của Công ty là những nhà nhập khẩu, phân phối lớn, năng lực tiêu thụ mạnh và có tính ổn định lâu dài.
- Công ty có 03 nhà máy hoạt động trên địa bàn có vùng nguyên liệu dồi dào vào loại bậc nhất của cả nước, vùng nuôi tôm sinh thái tự nhiên, kích cỡ tôm nguyên liệu lớn, chất lượng tôm có thành phần dinh dưỡng cao.
- Công ty có khả năng chế biến các sản phẩm tôm tinh chế cao đáp ứng được hầu hết các yêu cầu ở các thị trường lớn như Bắc Mỹ, Châu Âu, Nhật…
- Công ty có bộ phận kinh doanh mua ngoài, quan hệ nhiều nhà máy, mua đa dạng mặt hàng, đáp ứng được yêu cầu cần thiết của khách hàng.
- Đã xây dựng và thực hiện các hệ thống quản lý chất lượng quốc tế đảm bảo sản phẩm được tiêu thụ trong các hệ thống phân phối lớn.
- Cơ sở vật chất đồng bộ, trang thiết bị hiện đại, đứng vào “Top 10” doanh nghiệp lớn của ngành chế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu.
- Tài chính lành mạnh, trong 20 năm qua hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao.
- Hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm của Công ty được đầu tư tốt.
- Bộ máy tổ chức ổn định, ban lãnh đạo có năng lực, kinh nghiệm đồng thời đã chú trọng quy hoạch, đào tạo đội ngũ kế thừa đảm bảo hoạt động ổn định liên tục.
3.4.2. Khó khăn
- Trong thời gian vừa qua, Công ty đã bỏ ra khá nhiều thời gian, công sức và chi phí cho vấn đề xem xét lại của vụ kiện chống bán phá giá ở thị trường Mỹ. Hiện tại vụ kiện chống bán phá giá này không còn ảnh hưởng đến Công ty.
.- Chất lượng nguyên vật liệu đầu vào trong các năm qua chưa được đảm bảo do tình trạng bơm chích tinh bột vào nguyên liệu, dư lượng kháng sinh... Công ty thực hiện biện pháp tăng cường kiểm tra giám sát, thử mẫu, điều này ảnh hưởng đến chi phí cho Công ty.
- Cung cầu nguyên liệu bị ảnh hưởng nghiêm trọng do sự phát triển quá nhanh vùng nuôi trồng thủy sản. Trong khi các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản đang đầu tư phát triển công suất chế biến thì diện tích nuôi trồng mở rộng nhanh