MỘT SỐ GIẢI PHÁP 5.1. TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN
Qua việc tìm hiểu công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm và phân tích sự biến động của các yếu tố chi phí sản xuất tại Công ty ta thấy được Công ty có những thuận lợi và vướng mắc sau:
- Hệ thống kế toán luôn phản ánh một cách kịp thời và đầy đủ các loại chi phí sản xuất tại thời điểm phát sinh giúp cho công tác tính giá thành được thực hiện một cách chính xác.
- Bộ phận kế toán quản trị đã thực hiện khá tốt công tác lập kế hoạch và dự toán chi phí cũng như các biến động về chi phí sản xuất.
- Các bộ phận sản xuất đã nỗ lực phấn đấu để cho hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục.
- Công ty còn gặp nhiều khó khăn trong việc thu mua nguyên vật liệu, chi phí vận chuyển cao làm cho giá cả nguyên vật liệu bị đội lên, cùng với việc giá cả nguyên vật liệu biến động liên tục cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc thu mua.
- Các loại chi phí sản xuất của Công ty còn khá cao nhưng điều này có thể tiết kiệm được.
5.2. GIẢI PHÁP
5.2.1. Tạo nguồn nguyên liệu bền vững
Trước hết Công ty cần phải kết hợp với người dân nuôi trồng và đánh bắt thủy sản:
- Đối với những người nuôi trồng thủy sản thì trước hết phải tạo được mối quan hệ tốt ngay từ đầu, hai bên phải có những hiểu biết cơ bản về nhau, nắm được những tâm tư nguyện vọng của nhau đói với người dân nuôi trồng thủy sản thì họ mong cho sản phẩm của mình được tiêu thụ hết mỗi khi làm ra với một giá cả hợp lý, còn doanh nghiệp thì mong muốn có nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định. Vì thế Công ty cần phải có kế hoạch hỗ trợ về con giống, kỹ thuật, chuyên gia và thức ăn cho người nuôi trồng bởi vì đa số người nuôi trồng thủy sản không có nhiều vốn để tiến hành chăn nuôi một cách có quy mô và quy hoạch. Đồng thời
Công ty cũng phải tiến hành bao tiêu sản phẩm cho người nuôi vì như thế người nuôi trồng mới có thể an tâm về đầu ra. Nhưng bù lại Công ty sẽ tạo được một nguồn nguyên liệu bền vững và giá cả ổn định, tránh được tình trạng thiếu hụt nguyên liệu sản sản xuất và giá cả nguyên liệu tăng cao trong thời kỳ khan hiếm nguyên liệu mà các doanh nghiệp thủy sản đã mắc phải, làm được như thế sẽ tạo nên một lợi thế cạnh tranh không nhỏ cho doanh nghiệp trong tình trạng giá cả nguyên liệu luôn bấp bênh như hiện nay.
- Đối với những người đánh bắt thủy sản thì Công ty cần tiến hành hỗ trợ về vốn để ngư dân có thể nâng cấp trang thiết bị của thuyền và dự trữ nhiên liệu để tiến hành đánh bắt xa bờ, có như thế sản lượng đánh bắt mới cao tạo nên nguồn nguyên liệu dồi dào cho Công ty. Đây cũng là một cách để Công ty tiết kiệm chi phí nguyên liệu đầu vào.
Bên cạnh việc kết hợp với người dân nuôi trồng và đánh bắt thủy sản Công ty cần phải quy hoạch những vùng nguyên liệu cho riêng mình để tạo được một nguồn nguyên liệu bền vững. tạo lợi thế về quyền lợi thu mua cũng như các lợi thế khác về giao thông nhằm giảm được chi phí vận chuyển khi mua nguyên liệu. Ngoài ra Công ty cũng cần phải tích cực ký kết các hợp đồng cung cấp nguyên liệu với các doanh nghiệp thu mua nguyên liệu để nâng cao chất lượng nguyên liệu cũng như hạ thấp giá cả thu mua.
5.2.2. Nâng cao tay nghề của công nhân trực tiếp sản xuất
Nhân công trực tiếp sản xuất đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo ra thành phẩm, với một đội ngũ công nhân lành nghề và hăng say sản xuất thì năng suất lao động sẽ rất cao, như thế lượng sản phẩm được tạo ra sẽ nhiều hơn trong cùng một thời gian đối với những công nhân không lành nghề và ý thức làm việc không tốt. Vì thế việc đào tạo nên một đội ngũ công nhân lành nghề là cần thiết, có như vậy năng suất lao động mới tăng cao, tạo ra nhiều sản phẩm hơn trong cùng một đơn vị thời gian và như thế sẽ tiết kiệm được chi phí nhân công kết tinh trong thành phẩm.
Một việc làm cũng không kém phần quan trọng đó chính là vấn đề tiền lương đối với nhân công trực tiếp sản xuất, nếu nhận được một mức lương phù hợp với trình độ của mình cùng với những khoản thưởng khi công nhân hoàn thành xuất sắc kế hoạch hoặc vượt mức kế hoạch, ngoài chế độ lương thưởng ra
càn phải đảm bảo cho công nhân nhân được hưởng đầy đủ các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn và các các hỗ trợ nghỉ việc.… có như thế công nhân mới nhận thấy mình được đối xử tốt và phấn đấu làm việc hết mình cho Công ty. Đây là một vấn đề hết sức quan trọng giúp Công ty nâng cao năng lực sản xuất của mình.
5.2.3. Tiết kiệm các loại chi phí để hạ giá thành sản phẩm
Công ty cần có những biện pháp thích hợp trong việc giảm chi phí sản xuất như: giám sát chặt chẽ và có kế hoạch thích hợp trong việc sử dụng nguyên liệu tránh gây hao phí, giám sát tình hình làm việc của các công nhân trực tiếp sản xuất nhằm hạn chế thời gian hao phí trong thao tác công việc của công nhân , tìm nguồn nguyên liệu với giá rẻ, hợp lý hơn để có thể giảm nhẹ phần nào chi phí sản xuất nhằm hạ thấp giá thành sản phẩm để sản phẩm của Công ty có đủ năng lực cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường.
Ngoài ra, với công nghệ mới hiện đại được đầu tư và đội ngũ công nhân viên có đầy đủ năng lực, trình độ chuyên môn, có tay nghề cao, năng lực sản xuất của Công ty được cải thiện sẽ làm giảm đi phần nào chi phí tồn trữ nguyên liệu và giúp cho Công ty có thể điều chỉnh, hoạch định chiến lược nguyên vật liệu phù hợp hơn. Điều này cũng sẽ góp phần vào việc hạ thấp giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong t ương lai. Đây là một số biện pháp cụ thể đối với các loại chi phí của từng bộ phận:
5.2.3.1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Công ty cần phải có sự phối hợp từ tất cả các khâu, từ khâu thu mua đến khâu sản xuất:
Khâu thu mua nguyên vật liệu: Công ty cần tổ chức mạng lưới thu mua chặt chẽ. đa dạng hoá mạng lưới thu mua qua nhiều vựa khác để tránh bị động khi thiếu nguyên liệu, đồng thời, Công ty nên chủ động tìm những nguồn mua nguyên liệu ổn định và mua với số lượng lớn. Vì đặc trưng các mặt hàng là tươi sống, như vậy nếu như Công ty có nhà cung cấp ổn định thì có thể xuống tận nơi để lấy nguyên liệu về tránh được tình trạng nguyên liệu không còn tươi làm tăng lượng phế liệu. Mặt khác, khi mua với một số lượng lớn Công ty vừa được hưởng giá ưu đãi, hoa hồng vừa giảm được chi phí vận chuyển rất nhiều.
Khâu bảo quản: Đối với nguyên liệu đòi hỏi độ tươi sống cao nên phải bảo quản sao cho phù hợp để nguyên liệu đạt chất lượng và bảo quản phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn tươi sống của nguyên liệu nhất là mực và tôm. Đồng thời, Công ty nên tránh tình trạng bảo quản nguyên liệu quá lâu tại Công ty và tốt nhất thì bộ phận thu mua của Công ty cần linh động trong việc vận chuyển nhanh chóng nguyên liệu mua về đến phân xưởng chế biến ngay như vậy vừa tiết kiệm được chi phí bảo quản và hạn chế tối đa sự hư hỏng của nguyên liệu. Ngoài ra, Công ty cần chủ động tìm nguồn nguyên liệu ổn định và xác định mức tồn kho thật hợp lý.
Khâu sản xuất: Công ty cần tạo môi trường làm việc thoải mái cho công nhân như là chỗ làm việc rộng, mát mẽ, đảm bảo vệ sinh an toàn cho công nhân tại nơi làm việc, phát động phong trào thi đua tiết kiệm nguyên liệu, thường xuyên kiểm tra thay mới các công cụ, dụng cụ để đảm bảo sự ổn định về kích thước, khối lượng.…của sản phẩm chế biến. Mặt khác, Công ty khuyến khích công nhân tiết kiệm nguyên liệu, tổ chức thi đua giữa các phân xưởng.
5.2.3.2. Chi phí nhân công trực tiếp
Để giảm thời gian lao động hao phí thì Công ty phải bố trí, sắp xếp lao động thật sự phù hợp giữa trình độ tay nghề và yêu cầu của các công nhân. Hơn thế nữa, những người có tay nghề cao nên bố trí những khâu đầu vào quan trọng để xử lý nguyên vật liệu nhằm tránh các hiện tượng không đảm bảo chất lượng nguyên liệu dẫn đến thành phẩm tạo ra cũng không đạt chất lượng cao.
Nâng cao năng suất lao động tức là bộ phận quản lý sản xuất nên có kế hoạch sản xuất một cách khoa học, giảm số giờ công tiêu hao sản xuất và giảm các biến động đột ngột theo thị trường như tăng lên hoặc giảm xuống sản lượng sản xuất hay đơn đặt hàng trong tháng. Tránh tình trạng trong lúc công nhân ít việc lúc phải tăng ca liên tục vừa làm cho công nhân mệt mỏi làm giảm năng suất lao động vừa giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Hay các tình trạng thuê thêm công nhân mùa vụ cũng làm rất tốn kém chi phí lại không ổn định đối với tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty. Đồng thời, để nâng cao tay nghề công nhân tạo ý thức sử dụng tiết kiệm thì Công ty cần mở các lớp đào tạo ngắn hạn cho công nhân trong việc sử dụng các quy trình và công nghệ mới.
5.2.3.3. Chi phí sản xuất chung
Đối với loại chi phí này có rất nhiều khoản mục không thể cắt giảm được vì vậy muốn giảm chi phí này thì Công ty nên tận dụng các năng lực sẵn có tận dụng tối đa công suất máy móc, thiết bị. Công ty phải thường xuyên bảo trì máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển để tránh hư hỏng nặng để tốn kém nhiều chi phí sửa chữa hơn.
Bên cạnh đó các khoản chi phí khác cũng có thể tiết kiệm một cách dễ dàng đó là các khoản chi phí về điện trong phân xưởng sản xuất, cần tạo cho công nhân trong Công ty một thói quen sử dụng điện sao cho hợp lý, tiết kiệm nhưng không làm ảnh hưởng đến sản xuất.
Nếu thực hiện tốt việc tiết kiệm chi phí trong sản xuất thì giá thành sản phẩm sẽ giảm xuống một cách đáng kể, từ đó tạo nên một lợi thế cạnh tranh về giá cả trên thị trường mà trên thị trường hiện nay vấn đề cạnh tranh về giá cả hết sức gay gắt. Do đó doanh nghiệp nào tiết kiệm được chi phí, hạ thấp giá thành sản phẩm sẽ tạo cho mình một chổ đứng vững chắc trên thương trường.