.Các biện pháp đối phó với rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản phẩm tài chính quản lý rủi ro tới phụ nữ nghèo ở nông thôn trong các tổ chức tài chính vi mô tại việt nam (Trang 29)

Để đối phó với rủi ro và các áp lực kinh tế đòi hỏi ngƣời dân phải sử dụng hàng loạt các biện pháp. Những biện pháp này có thể đƣợc chia thành hai nhóm chính: các biện pháp giảm thiểu rủi ro và các biện pháp quản lý rủi ro.

a. Biện pháp giảm thiểu rủi ro: giúp làm giảm khả năng gặp rủi ro hoặc giảm thiệt

hại. Đó là những hành động phòng ngừa đƣợc thực hiện trƣớc nhằm làm giảm khả năng xảy ra một cú sốc cho hộ gia đình. Một số biện pháp thƣờng sử dụng là đa dạng hoá nguồn thu nhập, tích luỹ tiết kiệm và mua bảo hiểm.

b. Biện pháp đối phó rủi ro: bao gồm đầu tƣ vào tài sản hiện vật, tài sản xã hội và

tài sản tài chính để giảm bớt tác động sau khi một tổn thất xảy ra. Các biện pháp đối phó góp phần làm giảm mức độ ảnh hƣởng khi cú sốc hoặc sự kiện rủi ro xảy ra. Biện pháp đối phó với rủi ro có thể đƣợc thực hiện dƣới hình thức cá nhân (ví dụ bán tài sản, đa dạng hóa cây trồng, tiết kiệm tài sản, cho mƣợn lẫn nhau, quà tặng v.v ) hoặc theo nhóm (Hội tín dụng và tiết kiệm quay vòng, Quỹ tƣơng hỗ v.v). Các giải pháp này gồm có sử dụng tiền tiết kiệm hoặc vay mƣợn,

bán đồ trang sức hoặc tài sản, đề nghị hỗ trợ xã hội v.v.

 Khi gặp rủi ro hay áp lực phải chi tiêu những khoản chi phí lớn, đầu tiên ngƣời

nghèo tự giải quyết các rủi ro này bằng các biện pháp không chính thức trƣớc (nhƣ sử dụng tiền tiết kiệm tại nhà hoặc tiết kiệm bằng hiện vật; vay mƣợn từ bạn bè và họ hàng, vay mƣợn từ nguồn cho vay nặng lãi) hay những biện pháp chính thức (rút tiết kiệm từ các tổ chức tín dụng; vay vốn từ các tổ chức tín dụng...). Tuy nhiên việc tự giải quyết còn phụ thuộc vào khả năng sử dụng biện pháp đó (khả năng vay vốn, giá trị tài sản hay tiết kiệm có đƣợc...) và đặc biệt mức độ nghiêm trọng của rủi ro hay áp lực chi tiêu. Khi bản thân ngƣời nghèo không tự giải quyết đƣợc thì họ sẽ sử dụng các dịch vụ tài chính chính thức hoặc bán chính thức nhƣ tín dụng, tiết kiệm và các sản phẩm bảo hiểm. Các dịch vụ này do các tổ chức cung cấp đƣợc xem là biện pháp giải quyết hiệu quả hơn.

 Tại Việt Nam, có một vài giải pháp đƣợc ngƣời nghèo sử dụng để làm giảm tác

động của những áp lực kinh tế. Đa dạng hóa nguồn thu nhập là giải pháp cần

thiết để giảm tình trạng dễ bị tổn thƣơng của các hộ nghèo. Hầu hết các hộ gia đình ở Việt nam cố gắng đa dạng các nguồn thu nhập, phòng trƣờng hợp một sự cố xảy ra, thu nhập của họ vẫn không bị giảm nghiêm trọng. Ví dụ, nông dân đa dạng hóa cây trồng; làm thêm các công việc khác ngoài các hoạt động nông nghiệp nhƣ bán thực phẩm, làm nghề thủ công, dệt v.v; đi làm trên thành phố theo mùa hoặc dài hạn.

 Do thiếu các tổ chức cung cấp các sản phẩm tiết kiệm phù hợp với ngƣời nghèo

nên tiền tiết kiệm chính thức đƣợc vẫn ở mức thấp và việc sử dụng tiền tiết kiệm này dƣờng nhƣ chƣa phải là giải pháp giúp hộ gia đình nghèo giảm thiểu rủi ro

[32]. Tuy nhiên, việc tham gia vào các nhóm tín dụng và tiết kiệm tự nguyện

(ví dụ chơi hụi và họ) là một phƣơng thức giúp các hộ nghèo ngăn ngừa rủi ro hiệu quả.

Bảo hiểm là một sự bảo vệ phù hợp chống lại rủi ro, nhƣng hình thức này vẫn chƣa phổ biến đối với các hộ gia đình nghèo bởi vì mức thu nhập có hạn của họ khó có thể trả đƣợc phí bảo hiểm. Hơn nữa, các chƣơng trình bảo hiểm hiện

- Bảo hiểm cây trồnglà một sản phẩm tài chính khác khá mới lạ để quản lý rủi ro. Dịch vụ này đã đƣợc Tổng Công ty Bảo hiểm Việt nam (Bảo Việt) sử dụng theo ba cách: thứ nhất, phí bảo hiểm đƣợc thu một cách tự nguyện thông qua hệ thống tiền thuế; thứ hai, trả tiền qua các ngân hàng; thứ ba, phí bảo hiểm đƣợc các đại lý bảo hiểm đến thu. Đến nay loại dịch vụ bảo hiểm này vẫn còn chƣa đƣợc áp dụng rộng rãi.

- Rủi ro mất vật nuôi và mất hiện vật tiết kiệm là một vấn đề rất nghiêm trọng đối

với nông dân. Vì vậy, bảo hiểm vật nuôi để bảo vệ loại tài sản này cũng rất cần

thiết. Một dự án của của tổ chức phi chính phủ GRET đã thực hiện thí điểm bảo hiểm cho lợn ở huyện Tam Dƣơng, tỉnh Vĩnh Phúc. Bốn loại bệnh “nguy hiểm” thƣờng xảy ra ở lợn đƣợc bảo hiểm cho một chu kỳ nuôi. Các thành viên tham gia phải đóng phí bảo hiểm ở mức 10.000-20.000 VND/lợn con và 50.000- 60.000 VND/lợn nái. Tiền bồi thƣờng bằng 10 lần tiền phí trong trƣờng hợp lợn chết. Trong trƣờng hợp lợn bị bệnh, ngƣời nuôi không phải trả tiền chữa trị [31].  Nhận hỗ trợ hoặc vay mượn từ bạn bè và họ hàng là các giải pháp phổ biến

nhất mà các hộ gia đình sử dụng để đối phó với các áp lực kinh tế khi chúng đã xảy ra. Biện pháp này cũng dễ thực hiện và không phải trả lãi suất. Khi phải trả các khoản chi tiêu lớn, các hộ gia đình có thể vay lúa gạo của bạn bè hay họ hàng và sẽ trả vào vụ thu hoạch sau. Một cách khác mà các hộ gia đình có thể sử

dụng là mua chịu hàng hóa. Một cách phổ biến khác nữa cũng đƣợc sử dụng để

đối phó với các tình huống rủi ro là giảm tiêu dùng bán tài sản của gia đình

nhƣ vật nuôi, đất đai hoặc nhà cửa. Tuy nhiên, giảm chi tiêu bằng cách giảm ăn uống hoặc cho con cái nghỉ học để đi làm sẽ dẫn đến ảnh hƣởng tới vấn đề lâu dài là sức khỏe và giáo dục [2].

1.2.2. Các sản phẩm tài chính quản lý rủi ro: 1.2.2.2. Khái niệm:

Sản phẩm tài chính quản lý rủi ro là các dịch vụ tài chính cho phép các hộ gia đình đối phó tốt hơn với các rủi ro và áp lực kinh tế

1.2.2.2. Các loại sản phẩm tài chính quản lý rủi ro:

a. Tiết kiệm:

Tiết kiệm là khoản tiền hay tài sản có giá trị đƣợc dành dụm, tích luỹ từ những khoản tiền nhàn rỗi hoặc từ việc cắt bớt/hạn chế các khoản chi tiêu chƣa thật cần thiết để khi có nhu cầu thì bỏ ra đầu tƣ hay trang trải các khoản chi tiêu.

Đối với ngƣời nghèo tiết kiệm thật sự có ý nghĩa, bởi vì tiết kiệm sẽ:

 Tạo đƣợc thói quen tiết kiệm;

 Tạo điều kiện tích luỹ vốn để đầu tƣ sản xuất hoặc để trang trải các khoản chi

tiêu đột xuất;

 Tạo ra sự cân đối trong thu chi của gia đình;

 Tăng tính chủ động về tài chính

b. Vốn vay khẩn cấp:

 Theo Craig Churchill: “vốn vay khẩn cấp là một món tiền nhỏ đƣợc vay ngay

lập tức và đƣợc trả lại trong một khoảng thời gian tƣơng đối ngắn" [28]

 Vay khẩn cấp đƣợc xem nhƣ là giải pháp tình thế để giúp các hộ gia đình đáp

ứng nhanh những nhu cầu tức thì nhằm khắc phục, hạn chế tác động của các rủi ro. Vốn vay khẩn cấp có những đặc điểm chính sau đây:

- Món vay đƣợc đáp ứng nhanh chóng,

- Mức vay nhỏ,

- Thời hạn vay ngắn,

- Điều kiện, thủ tục vay đơn giản.

 Khi một hộ gia đình cần tiền mặt để chi tiêu ngay trong trƣờng hợp có ngƣời bị

ốm đau, tai nạn, hiếu, hỉ, trả tiền học cho con,...thì họ rất cần đƣợc vay khẩn cấp. Đối tƣợng đi vay khẩn cấp khá đa dạng, nhƣng thƣờng là những ngƣời có thu nhập thấp, ngƣời nghèo. Họ không có tiền dự trữ hay tiền tiết kiệm nên khi có ngƣời bị ốm đau nếu không vay đƣợc tiền ngay để mua thuốc hoặc trả tiền khám chữa bệnh kịp thời thì sẽ bị nguy hiểm đến tính mạng. Trong trƣờng hợp cần tiền để cho con đi học cũng vậy, nếu không có tiền để nộp thì con họ sẽ không có cơ hội đi học. Trong những tình huống cần phải chi trả ngay nhƣ vậy, nếu không

vay đƣợc tiền ngay thì ngƣời có thu nhập thấp có khi phải bán cả tài sản hay tƣ liệu sản xuất. Vì vậy, có thể nói rằng các dịch vụ cho vay khẩn cấp đã có tác dụng nhất định giúp ngƣời nghèo hạn chế đƣợc tác động của rủi ro mang tính tức thời và giúp họ vƣợt qua khó khăn

c. Bảo hiểm

 Bảo hiểm là sự san sẻ rủi ro, là lấy nguồn lực của số đông bù đắp tổn thất của số

ít. Bảo hiểm bảo vệ các hộ gia đình/cá nhân riêng lẻ bằng cách chia sẻ rủi ro cho nhiều hộ gia đình/cá nhân. Ngoài ra, bảo hiểm có thể bồi thƣờng rủi ro đầy đủ hơn việc các cá nhân tự tiết kiệm do vậy bảo hiểm làm giảm tính dễ bị tổn thƣơng cho ngƣời tham gia. Đặc biệt, bảo hiểm cho phép giải quyết tốt nhất với những rủi ro mang tính bất thƣờng và thiệt hại lớn.

 Bảo hiểm vi mô là một trong các giải pháp đối phó hiệu quả các với rủi ro và áp

lực kinh tế. Các Tổ chức TCVM cung cấp các sản phẩm bảo hiểm nhằm giúp khách hàng của họ đối phó với các sự cố xảy ra với gia đình hoặc các hoạt động sản xuất kinh doanh của họ. Hơn nữa, tính cạnh tranh trong lĩnh vực TCVMngày càng tăng đã thúc đẩy các Tổ chức TCVM phải phát triển thêm sản phẩm trong một danh mục các sản phẩm của họ. Các chƣơng trình bảo hiểm cho phép các tổ chức TCVM có thêm lợi ích không chỉ bằng cách giảm thiểu rủi ro cho khách hàng mà còn mở rộng đƣợc nguồn vốn của họ. Do vậy về mặt lý thuyết, việc cung cấp bảo hiểm cho các hộ gia đình có thu nhập thấp đƣợc coi nhƣ hình thức làm cho cả khách hàng và tổ chức TCVM cùng có lợi.

 Tuy nhiên, trên thực tế, có một vài khó khăn cần đƣợc giải quyết khi thực hiện

sản phẩm bảo hiểm cho ngƣời nghèo:

- Khái niệm về bảo hiểm vẫn còn mới đối với nhiều ngƣời có thu nhập thấp. Họ

thích đầu tƣ tiền vào mua sắm tài sản hoặc chi tiêu hàng ngày nhƣ thực phẩm, học tập của con hơn là đầu tƣ vào một cái gì mà nó có thể xảy ra hoặc có thể không xảy ra trong tƣơng lai.

- Đặc tính, hệ thống giao dịch và tiếp thị của sản phẩm bảo hiểm phải phù hợp cho

các đối tƣợng có thu nhập thấp. Mặc dù các dịch vụ bảo hiểm đƣợc coi là cần thiết đối với những hộ gia đình có thu nhập thấp để đối phó với những diều bất

trắc và khẩn cấp, ngƣời nghèo thƣờng khó tiếp cận với các dịch vụ bảo hiểm chính thức vì phải trả phí cao và thủ tục phức tạp.

1.2.3. Tổ chức TCVM và sản phẩm tài chính quản lý rủi ro:

a. Rõ ràng sản phẩm tài chính quản lý rủi ro đã giúp cho ngƣời nghèo giải quyết

đƣợc tốt nhất những rủi ro và áp lực kinh tế trong cuộc sống và hoạt động sản xuất kinh doanh của họ. Hình dƣới đây sẽ tóm tắt tác dụng của các sản phẩm tài chính quản lý rủi ro trong việc đối phó với các loại rủi ro và áp lực kinh tế

Biểu đồ 1.2: Các sản phẩm tài chính khác nhau để đối phó với rủi ro và áp lực kinh tế

Nguồn: Từ tài liệu của Churchill [27]

b. Các khoản chi tiêu của hộ gia đình thƣờng đƣợc lập kế hoạch hoặc có thể dự

tính trƣớc. Vì vậy, giải pháp tốt nhất để đối phó với áp lực kinh tế là tích lũy tiết kiệm và lấy ra khi cần. Tuy nhiên, những chi phí này đôi khi khá lớn, trong khi ngƣời dân chƣa tiết kiệm đủ tiền, vì thế họ có thể phải vay mƣợn từ các nguồn khác nhau.

c. Đối với ngƣời nghèo, tín dụng dƣờng nhƣ là biện pháp hiện có tốt nhất để đối

phó với khó khăn về kinh tế. Tín dụng cũng có thể đƣợc sử dụng đối với áp lực kinh tế, rủi ro đặc tính và rủi ro hiệp biến. Tuy nhiên, tiết kiệm và tín dụng

không thể bù đắp đƣợc những mất mát lớn của ngƣời nghèo. Bảo hiểm có thể bù đắp đƣợc những rủi ro có tính bất trắc và chi phí cao nhƣ ốm đau, tai nạn, chết, mất mát tài sản có giá trị lớn. Tuy nhiên, bảo hiểm, thƣờng đắt hơn nhiều so với tiết kiệm, và kém linh hoạt hơn so với tiết kiệm và tín dụng.

d. Dƣới góc độ hộ gia đình nghèo thì sản phẩm tài chính quản lý rủi ro rất phù hợp

và có tác dụng lớn nhƣ vậy còn dƣới góc độ tổ chức TCVM thì sao? Các tổ chức TCVM cần phát triển và mở rộng sản phẩm tài chính quản lý rủi ro nhƣ thế nào. Để quyết định đƣợc vấn đề này các tổ chức TCVM cần trả lời đƣợc một số vấn đề:

 Đánh giá năng lực của tổ chức: Liệu tổ chức đã sẵn sàng để phát triển sản phẩm

mới, trong đó đặc biệt quan tâm tới những vấn đề chính:

 Nguồn lực tài chính.

 Nguồn nhân lực.

 Hệ thống quản lý thông tin.

 Phân tích có hội khi phát triển sản phẩm từ góc độ tổ chức : Để đánh giá sự hấp

dẫn và tính phù hợp của một sản phẩm từ góc độ tổ chức cần cân nhắc:

- Sứ mệnh: Sản phẩm đó có đáp ứng và thúc đẩy sứ mệnh của tổ chức không

- Tăng trƣởng: Sản phẩm phải tăng cƣờng đƣợc một hoặc nhiều trong những mục

tiêu: số khách hàng mà tổ chức tiếp cận; số dƣ vón vay và tiết kiệm của mỗi khách hàng; hoặc số khách hàng cam kết dùng dịch vụ hay sản phẩm của tổ chức

- Mang lại lợi nhuận: Đòi hỏi cần xác định lợi ích giữa vốn đầu tƣ ban đầu, tiềm

năng doanh thu và các chi phí thực hiện.

Tóm lại trong chương 1, Luận văn đã nêu khái quát về xoá đói giảm nghèo, trình bày những nét cơ bản về hoạt động TCVM, làm rõ vai trò của TCVM trong xoá đói giảm nghèo. Luận văn cũng tập trung giải thích về rủi ro và áp lực kinh tế, ảnh hưởng của nó tới người nghèo, phân tích rõ vai trò của từng sản phẩm tài chính quản lý rủi ro trong việc giải quyết các rủi ro, và việc phát triển những sản phẩm này trong các tổ chức TCVM.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG RỦI RO, ÁP LỰC KINH TẾ VÀ CÁC SẢN PHẨM TÀI CHÍNH QUẢN LÝ RỦI RO CHO PHỤ NỮ NGHÈO TRONG CÁC TỔ CHỨC TCVM

TẠI VIỆT NAM

2.1. Thực trạng rủi ro và áp lực kinh tế mà phụ nữ nghèo trong các tổ chức TCVM gặp phải và cách thức họ sử dụng để đối phó với vấn đề này. 2.1.1. Giới thiệu về đợt khảo sát

a. Việc hiểu rõ hơn thực tế những rủi ro và áp lực kinh tế mà khách hàng của các tổ

chức TCVM gặp phải và các biện pháp họ sử dụng khi phải đối mặt với các rủi ro này rất quan trọng do vậy đợt khảo sát thực tế tại hai tổ chức TCVM đã đƣợc thực hiện vào tháng 10/2003. Quỹ Tình Thƣơng (viết tắt là TYM) của TW Hội LHPN Việt Nam và Quỹ Uỷ thác Đông Triều (viết tắt là AAV) do tổ chức Action Aid Việt Nam tài trợ đã đƣợc lựa chọn để tiến hành khảo sát. Đây là 2 tổ chức TCVM hoạt động trên 10 năm và cung cấp các dịch vụ tài chính và phi tài chính cho phụ nữ nghèo. Cuộc điều tra này không mang tính đại diện cho cả nƣớc Việt Nam mà chỉ đƣợc xem nhƣ là một nghiên cứu thị trƣờng khách hàng của hai tổ chức TCVM.

b. Hai điểm đƣợc chọn nơi Quỹ TYM và Quỹ AAV đang hoạt động là một chi nhánh tại huyện Ý Yên (tỉnh Nam Định) và huyện Đông Triều (Quảng Ninh). Ở mỗi huyện đã chọn 4 trong số 11 xã của mỗi tổ chức đang hoạt động. Sau đó, 220 khách hàng và 92 đối tƣợng không phải là khách hàng của hai tổ chức đƣợc chọn ngẫu nhiên từ 4 xã đã chọn. Khi việc chọn mẫu hoàn thành, nhóm khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản phẩm tài chính quản lý rủi ro tới phụ nữ nghèo ở nông thôn trong các tổ chức tài chính vi mô tại việt nam (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)