.Phát triển hình thức vốn vay khẩn cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản phẩm tài chính quản lý rủi ro tới phụ nữ nghèo ở nông thôn trong các tổ chức tài chính vi mô tại việt nam (Trang 103 - 119)

Phụ nữ nông thôn cần tiền để sử dụng cho rất nhiều mục đích chứ không chỉ để đầu tƣ vào kinh doanh. Kết quả khảo sát ở chƣơng 2 cho thấy rằng chỉ khoảng gần một nửa (44%) vốn vay đƣợc sử dụng cho các hoạt động tạo thu nhập. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng trong trƣờng hợp khẩn cấp nhƣ tai nạn hay ốm nặng, hầu hết chị em thƣờng vay tiền từ họ hàng/bạn bè hay từ ngƣời cho vay lấy lãi. Đối với các trƣờng hợp khẩn cấp hay các áp lực kinh tế (học phí, tiêu Tết…) ngƣời nghèo có thể sử dụng các biện pháp cùng đƣờng là bán những tài sản sản xuất, cho con nghỉ học, hay cho con đi làm kiếm tiền… Để giúp chị em phụ nữ nghèo tránh không phải sử dụng những biện pháp cùng đƣờng này các tổ chức TCVM có thể phát triển và cải

tiến sản phẩm vốn vay trở thành ngƣời bạn gần gũi hơn của chị em.

a. Phát triển hình thức vốn vay khẩn cấp để sử dụng vào các mục đích phi sản xuất kinh doanh:

 Để đáp ứng tốt hơn những nhu cầu của khách hàng, các tổ chức TCVM nên xem

xét đa dạng hoá danh mục vốn vay bằng cách đƣa thêm loại vốn vay khẩn cấp với mục đích phi sản xuất kinh doanh vào danh sách các sản phẩm của mình.

Mở rộng thêm loại hình vốn vay khẩn cấpcó thể đáp ứng yêu cầu vay ngay lập

tức khi cần của chị em và có thể giúp họ tránh phải dùng đến những biện pháp tiêu cực ảnh hƣởng đến công việc kinh doanh và đời sống của họ. Mức cho vay và thời hạn vay của vốn vay khẩn cấp nên ngắn hơn vốn sản xuất kinh doanh (dƣới ba tháng) và lãi suất cho vay có thể cao hơn. Các tổ chức TCVM chỉ nên thực hiện loại hình vốn vay mới này với những khách hàng đã vay đƣợc ít nhất một chu kỳ vốn vay sản xuất kinh doanh (không nên áp dụng với những khách hàng vừa mới tham gia vào tổ chức TCVM). Vì chính thông qua ít nhất một chu kỳ sử dụng vốn vay sản xuất kinh doanh này các cán bộ tín dụng có điều kiện tìm hiểu hoàn cảnh, tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của khách hàng và đây là cơ sở để xem xét khả năng cho vay vốn phi sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, với các khách hàng đã tham gia vay vốn ở tổ chức TCVM đƣợc trên ba năm và có lịch sử hoàn trả tốt thì các tổ chức TCVM có thể áp dụng hình thức cho vay theo hạn mức tín dụng. Phƣơng thức cho vay này giúp các tổ chức TCVM giảm thời gian thẩm định để đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của khách hàng.

 Để có thể đáp ứng kịp thời vốn vay cho thành viên khi họ có nhu cầu vay đồng

thời vẫn đảm bảo an toàn vốn vay đòi hỏi các cán bộ tín dụng của các tổ chức TCVM hiểu rất rõ hoàn cảnh của gia đình khách hàng, có khả năng đánh giá các dự án xin vay vốn để xác định mức độ khả thi của dự án xin vay. Các cán bộ tín dụng cần thƣờng xuyên bám sát khách hàng, nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, phân tích tình hình tài chính của khách hàng, qua đó phân loại khách hàng.

phối hợp chặt chẽ với nhau và với các cơ quan chuyên ngành, dựa vào các thông số về giá cả tiêu dùng, trồng trọt, chăn nuôi …để xây dựng chu chuyển tiền mặt cấp hộ gia đình và từ đó quyết định cho vay phù hợp. Chu chuyển tiền mặt cấp hộ gia đình là cơ sở để cán bộ tín dụng theo dõi quá trình sử dụng vốn vay và khả năng hoàn trả của khách hàng.

b. Đơn giản hoá qui trình và thủ tục cho vay để đảm bảo cấp vốn kịp thời cho các chị em

 Việc đơn giản thủ tục vốn vay khẩn cấp là yếu tố quan trọng cho phép các tổ

chức TCVM đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn vay của khách hàng. Do vậy các tổ chức TCVM cần tiếp tục đơn giản thủ tục và qui trình vay vốn. Cụ thể, lập Đơn vay vốn/Khế ƣớc vay vốn với những lời cam kết đƣợc in sẵn đảm bảo nội dung tính pháp lý cho cả khách hàng và tổ chức TCVM. Thông tin trong Đơn vay vốn/Khế ƣớc vay vốn cần ngắn gọn, phản ánh thời gian vay, trả, số lƣợng tiền vay và trả, lãi suất, ký xác nhận. Ngoài ra, những nội dung nhƣ vậy cần đƣợc in ra các tờ rơi phổ biến rộng rãi trong cộng đồng dân cƣ để họ tìm hiểu và nắm vững, giúp họ tự tin và chủ động trong giao dịch với các tổ chức TCVM. Việc in sẵn các thông tin trên Đơn vay vốn/Khế ƣớc vay vốn có lợi ích thiết thực với khách hàng, đặc biệt là những chị em phụ nữ nghèo. Họ sẽ hiểu rõ và nắm vững quyền và nghĩa vụ của họ, của tổ chức TCVM khi họ vay vốn. Đơn vay vốn/Khế ƣớc vay vốn đƣợc lập thành 2 bản, 1 bản cho khách hàng, 1 cho tổ chức TCVM với cùng thông tin để khách hàng dễ so sánh, tạo niềm tin tƣởng lẫn nhau giữa khách hàng và tổ chức TCVM. Đơn giản hoá thủ tục mà vẫn đảm bảo nội dung pháp lý của tín dụng sẽ góp phần mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng ở nông thôn, đặc biệt là ngƣời nghèo.

 Cho vay thông qua nhóm và theo hình thức tín chấp là phƣơng thức cho vay áp

dụng nhiều năm qua tại hầu hết các tổ chức TCVM và đã có những kết quả nhất định. Bên cạnh những kết quả cũng bộc lộ một số hạn chế cần khắc phục. Muốn thực hiện cho vay vốn khẩn cấp đạt kết quả tốt, các tổ chức TCVM cần xây dựng một qui trình cho vay chặt chẽ nhƣng đơn giản. Xin đƣợc đề suất qui trình sau:

- Các khách hàng nghèo đáp ứng tiêu trí của tổ chức TCVM cùng cƣ trú tại thôn, xóm sẽ tự nguyện thành lập nhóm vay vốn. Khi đồng ý thành lập nhóm, các thành viên trong nhóm phải sẵn sàng bảo lãnh cho nhau vay vốn và hỗ trợ nhau trong quá trình hoàn trả vốn.

- Cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn có trách nhiệm báo cáo và xin tổ chức các

cuộc hợp với các cấp chính quyền, đoàn thể và ngƣời dân ở địa phƣơng. Cán bộ tín dụng phổ biến chính sách tín dụng, quy chế cho vay, quy trình thành lập nhóm vay vốn, nêu rõ mục đích, ý nghĩa, sự cần thiết phải thành lập nhóm để các hộ gia đình nắm bắt và tham gia nhóm vay vốn.

- Nhóm vay vốn lập danh sách nhu cầu vay vốn của các thành viên trên cơ sở tiếp

nhận đơn xin gia nhập nhóm và thông qua danh sách thành viên sau khi đƣợc tập thể nhóm thống nhất đề nghị. Nhóm tổ chức bầu nhóm trƣởng, thƣ ký. Nhóm trƣởng thông qua biên bản thành lập nhóm, danh sách lãnh đạo nhóm vay vốn, thành viên và trình lên cán bộ tín dụng.

- Nhận đƣợc biên bản thành lập nhóm vay vốn (kèm danh sách thành viên, giấy

đề nghị vay vốn của các thành viên) cán bộ tín dụng thẩm định lại thông tin về điều kiện kinh tế, dự án vay vốn, phƣơng án sản xuất kinh doanh, dịch vụ của các thành viên trong nhóm vay vốn. Nếu đảm bảo đủ điều kiện cho vay, cán bộ tín dụng phê duyệt mức vốn vay hoặc đề trình lên cấp trên

- Tổ chức phát vốn vay cho các thành viên tại địa điểm Uỷ ban nhân dân xã và

theo thời gian đã thống nhất với các nhóm. Nếu thành viên không đến nhận vốn tuyệt đối cán bộ không phát vốn thông qua các thành viên khác.

- Định kỳ (hàng tuần, hai tuần, hàng tháng) cán bộ tín dụng tham dự các cuộc họp

nhóm vay vốn để thu hồi gốc, lãi, thu tiết kiệm …. đồng thời tuyên truyền thông tin, phổ biến các kiến thức cho các thành viên. Cũng trong các buổi họp này các thành viên có nhu cầu vay vốn có thể đề nghị với nhóm và cán bộ tín dụng. Đối với vốn vay khẩn cấp các thành viên có thể trình bày ngay trong buổi họp nhóm và đƣợc các thành viên khác, cán bộ tín dụng xét duyệt.

khách hàng và phải xây dựng đƣợc hồ sơ khách hàng của mình. Quá trình theo dõi trong nhiều năm và sẽ có đƣợc bức tranh hoàn chỉnh về khách hàng, đó chính là một trong những cơ sở để thực hiện việc cho thành viên vay thêm các loại hình vốn khác nhƣ vốn vay khẩn cấp hay áp dụng hạn mức vốn vay với thành viên.

- Đối với vốn vay khẩn cấp, các tổ chức TCVM có thể không yêu cầu khách hàng

làm Dự án vay vốn (vì loại hình vay này không nhất thiết đầu tƣ vào sản xuất kinh doanh). Trong trƣờng hợp này khả năng hoàn trả là yếu tố quan trọng quyết định việc cho vay vốn. Cán bộ tín dụng bằng hồ sơ theo dõi về khách hàng và việc đánh giá thực tế điều kiện của khách hàng sẽ nhanh chóng quyết định việc cho vay vốn. Ngoài ra cán bộ tín dụng cần dựa vào chu chuyển tiền mặt hộ gia đình sẽ xác định chuẩn xác nguồn thu nhập để hoàn trả vốn vay.

c. Làm tốt công tác kiểm soát, quản lý vốn vay

 Bên cạnh một qui trình và thủ tục cho vay chặt chẽ, các tổ chức TCVM cần thƣờng xuyên làm tốt việc kiểm tra kiểm soát nội bộ, kiểm tra chéo của các bộ phận. Các tổ chức TCVM phải xem công tác kiểm tra, kiểm soát nhƣ một công cụ đắc lực hỗ trợ từng tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh có hiệu quả, đúng pháp luật để nhằm ngăn chặn kịp thời những sai sót phát sinh trong quá trình hoạt động. Ngoài ra, các tổ chức cần triển khai đầy đủ qui định về quản lý vốn vay và xử lý sai phạm trong toàn tổ chức, hạn chế đến mức thấp nhất tiêu cực và rủi ro trong hoạt động.

 Để nâng cao chất lƣợng vốn vay các tổ chức cần định kỳ tiến hành phân tích chất lƣợng tín dụng, trích lập rủi ro đầy đủ đúng qui định và xử lý rủi ro kịp thời và dứt điểm. Hiện tỉ lệ hoàn trả của các tổ chức TCVM tƣơng đối cao, nợ quá hạn trên tổng dƣ nợ khá thấp dƣới 1% nhƣng vẫn cần phải xây dựng qui trình và xử lý thoả đáng các trƣờng hợp để tạo những tiền đề tốt, có nề nếp và bài bản cho công tác xử lý nợ quá hạn.

 Để xử lý nợ quá hạn các tổ chức TCVM cần có sự kết hợp chặt chẽ với chính

quyền địa phƣơng và các cơ quan pháp luật trên địa bàn. Có thể xây dựng một qui trình tổng quát cho việc xử lý nợ quá hạn nhất là đối với việc phát mãi các

tài sản để thu hồi vốn. Đối với những khách hàng cố tình không trả nợ thì phải sử dụng công cụ pháp luật để can thiệp và giải quyết dứt điểm.

 Tăng cƣờng kiểm tra, giám sát, nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ tín

dụng là cơ sở quan trọng trong việc mở rộng hoạt động cho vay và đảm bảo chất lƣợng hoạt động tín dụng trong các tổ chức TCVM. Cần xây dựng qui trình và yêu cầu cụ thể cho từng cán bộ tín dụng trong việc kiểm tra, giám sát vốn vay. Cán bộ quản lý cần tăng cƣờng kiểm tra, giám sát công việc đối với cán bộ tín dụng. Ngoài ra, các tổ chức nên có chính sách thƣởng, phạt phù hợp để đánh giá đúng kết quả làm việc của cán bộ.

d. Phân loại khách hàng trong các tổ chức TCVM

 Nắm vững, phân loại chính xác khách hàng là vấn đề cơ bản đảm bảo thành công cho hoạt động cho vay đồng thời cũng góp phần giảm chi phí thông qua việc giảm bớt một số công đoạn trong thẩm định, xét duyệt vốn cho khách hàng. Từ đặc điểm của hoạt động các tổ chức TCVM có thể hàng năm cho điểm khách hàng theo các tiêu trí: hoàn trả dần gốc, lãi; gửi tiết kiệm bắt buộc đều đặn; tham gia sinh hoạt đầy đủ; thực hiện dự án vay vốn thành công ….Những khách hàng đƣợc điểm cao trong thời gian dài thì có thể đƣợc vay các mức vốn lớn hơn, đƣợc vay thêm các loại vốn khác nhƣ vốn khẩn cấp và khi đó cán bộ tín dụng cũng an tâm hơn không phải dành nhiều thời gian đi thẩm định. Trong phân loại cho điểm khách hàng cần lƣu ý phân loại theo lịch sử vay trả từ khi tham gia hoạt động vào tổ chức TCVM và thực hiện các nghĩa vụ đóng góp tại địa phƣơng và lịch sử vay vốn tại tổ chức khác.

 Ngoài ra, các tổ chức TCVM và các tổ chức tín dụng khác hoạt động trên cùng

địa bàn có thể chia sẻ thông tin với nhau về khách hàng để tăng tính hiệu quả và an toàn của từng tổ chức cũng nhƣ toàn hệ thống.

3.2.1.3. Phát triển sản phẩm Bảo hiểm với một số loại hình và cách làm phù hợp

gia đình, các sản phẩm bảo hiểm có khả năng bảo vệ họ khỏi những rủi ro đối với tài sản, sức khoẻ, tử vong và thƣơng tật. Cũng bằng cách chia sẻ rủi ro cho một số lƣợng lớn các hộ gia đình, bảo hiểm có thể bảo vệ họ khỏi những tổn thất lớn (so với thu nhập trung bình của họ) ở một mức chi phí mà ngân sách của gia đình có thể chi trả đƣợc. Trong khi các hộ gia đình nghèo có nhu cầu chia sẻ rủi ro, và cần các sản phẩm bảo hiểm, thì vấn đề đặt ra là liệu các nhà cung cấp có thể phát triển và cung cấp những sản phẩm nhƣ vậy một cách hiệu quả và có kinh tế hay không. Các công ty bảo hiểm chuyên nghiệp có đủ các điều kiện chuyên môn, tiềm lực tài chính tuy nhiên họ chƣa hƣớng tới đối tƣợng này. Các tổ chức TCVM với đặc điểm hoạt động của riêng mình và trong thời gian tới phải đối mặt cạnh tranh lẫn nhau trong hoạt động trên cùng một địa bàn (sau khi đã đƣợc chuyển đổi chính thức) do vậy đa dạng danh mục sản phẩm hoạt động của mình là rất cần thiết. Điều này vừa giúp ích cho thành viên và vừa giúp ích cho tổ chức. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là làm nhƣ thế nào để phù hợp với đặc điểm của tổ chức TCVM

a. Giải pháp phát triển sản phẩm bảo hiểm trong hoạt động của các tổ chức TCVM

 Bảo hiểm là sản phẩm cực kỳ phức tạp và đòi hỏi những kỹ năng rất cụ thể nhƣ

chuyên môn định giá, thẩm định rủi ro….. Vì vậy các tổ chức TCVM không nên trực tiếp cung cấp sản phẩm bảo hiểm đó. Tổ chức TCVM có thể thực hiện một vài loại sản phẩm bảo hiểm đơn giản nhƣ bảo hiểm tín dụng hay bảo hiểm sinh mạng nhƣ hình thức Quỹ tƣơng trợ của Quỹ Tình Thƣơng (TYM). Đối với các sản phẩm khác phức tạp hơn, các tổ chức TCVM nên tìm kiếm khả năng liên kết với các công ty bảo hiểm chuyên nghiệp.

 Nghiên cứu ở chƣơng 2 cho thấy sức khoẻ là mối quan tâm hàng đầu của phụ nữ

nghèo. Do vậy BHYT đặc biệt phù hợp với họ. Tuy nhiên, vì tính phức tạp của

việc cung cấp BHYT và đã có sự hỗ trợ tích cực của Chính phủ vào lĩnh vực này, các tổ chức TCVM không nên trực tiếp tham gia cung cấp dịch vụ bảo hiểm y tế. Ngoài ra, nghiên cứu còn cho thấy rằng những sản phẩm bảo hiểm khác nhƣ bảo hiểm tín dụng, bảo hiểm con người (bảo hiểm tai nạn) hay bảo hiểm vật nuôi có thể là những sản phẩm hữu ích đối với các hộ gia đình nghèo. Các tổ

chức TCVM có thể cân nhắc để hợp tác với các công ty bảo hiểm triển khai loại hình bảo hiểm này.

 Một trong những trở ngại quan trọng của việc tổ chức TCVM tự cung cấp sản

phẩm bảo hiểm là chƣa có khung pháp luật. Trong luật kinh doanh Bảo hiểm, tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản phẩm tài chính quản lý rủi ro tới phụ nữ nghèo ở nông thôn trong các tổ chức tài chính vi mô tại việt nam (Trang 103 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)