a. NHNN cần hỗ trợ xây dựng năng lực cho các tổ chức TCVM bằng việc biên soạn một chƣơng trình đào tạo chính thức về TCVM. Nhƣ đã trình bày, nguồn nhân lực và việc thiếu những kỹ năng chuyên biệt là một trong những trở ngại lớn nhất của ngành TCVM ở Việt Nam. Do vậy, đào tạo về tín dụng và quản lý tài chính là một điều cực kỳ quan trọng.
b. Đối tƣợng đƣợc đào tạo sẽ là: (a) cán bộ tổ chức TCVMở tất cả các cấp, và (b)
Hội đồng quản trị tổ chức TCVM.
c. Qui trình đào tạo: Bƣớc đầu tiên là đánh giá nhu cầu đào tạo của các đối tƣợng
dự kiến đào tạo. Bƣớc thứ hai của quy trình là chuẩn bị một danh sách những cơ sở đào tạo hiện thời nhằm: (a) xem họ có quan tâm đến việc tham gia vào một thị trƣờng mới và đào tạo về TCVM không, và (b) đánh giá năng lực của họ về đào tạo TCVM. Việc lập một trung tâm đào tạo mới chỉ nên xem xét trong trƣờng hợp các trung tâm đào tạo hiện tại không có chuyên môn phù hợp, không muốn tham gia vào thị trƣờng tài chính TCVM, hoặc không thể kiểm soát đƣợc chất lƣợng của các khoá đào tạo.
d. Thông qua hợp tác, NHNN có thể tận dụng tài liệu và nội dung các khoá đào tạo
hiện có của các tổ chức CGAP, MicroSave Africa, ILO, và các tổ chức khác về: Kế toán cơ bản; phƣơng pháp cho vay, tín dụng cơ bản, lựa chọn và phân tích khách hàng, quản lý nợ quá hạn; kiểm toán và kiểm soát nội bộ; phân tích t ài chính; nghiên cứu thị trƣờng và phát triển sản phẩm mới ….để mở cho các tổ chức TCVM.
e. NHNN cần nhanh chóng hoàn thành văn bản hƣớng dẫn quản lý các nghiệp vụ
ngân hàng nhƣ vốn vay, tiết kiệm, chuyển tiền…. để các tổ chức TCVM thực hiện. Tổ chức hƣớng dẫn và giám sát chặt chẽ tổ chức TCVM thực hiện.