Kết quả chẩn đoán bện hở lợn con theo mẹ

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng bênh, trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trang trại công ty TNHH MNS farm nghệ an (Trang 58 - 59)

STT Tên bệnh Số lợn con theo dõi (con) Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ mắc bệnh (%) 1 Bệnh tiêu chảy 3602 545 15,13 2 Viêm phổi 3602 50 1,39 3 Bệnh viêm khớp 3602 63 1,74

Kết quả bảng 4.10 cho thấy: Nhìn chung tình hình mắc bệnh ở đàn lợn con nuôi tại trại vẫn còn xảy ra khá cao. Có 545 lợn con mắc hội chứng tiêu chảy chiếm 15,13%. Xét về tình hình chung thì tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy chiếm tỷ lệ cao nhất.

Triệu chứng của bệnh thường gặp ở lợn con từ 5 - 21 ngày tuổi. Lợn tiêu chảy phân màu vàng trắng, trắng xám, sau đó là vàng xanh, mùi phân hôi tanh. Lợn mất nước và mất chất điện giải gầy sút nhanh, bú kém, đi lại không vững. Bệnh kéo dài thì bụng tóp lại, lông xù, hậu môn và đuôi dính phân bê bết. Nếu không điều trị kịp thời thì lợn con chết rất nhanh. Nguyên nhân là do lợn con mới đẻ ra sức đề kháng yếu dễ chịu tác động của điều kiện ngoại cảnh bên ngoài, hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện nên khả năng khỏi bệnh không cao.

Tỷ lệ mắc viêm khớp chiếm tỷ lệ 1,74%. Nguyên nhân là do lợn mẹ dẫm vào, do chân bị kẹt ở tấm đan, thành ô chuồng, lồng úm từ đó gây tổn thương vùng da ở chân, vi khuẩn xâm nhập vào vết thương và gây ra viêm.

Bên cạnh đó, việc thời tiết lạnh mà lợn con không được giữ ấm sẽ khiến lợn mắc một số bệnh về đường hô hấp, ngoài ra còn do quá trình vệ sinh chuồng

51

nuôi chưa được tốt, không khí trong chuồng nuôi nhiều bụi bẩn, thức ăn quá khô hoặc bị mốc sinh nhiều bụi cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh viêm phổi.

4.5. Kết quả điều trị bênh ở lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ

4.5.1. Kết quả điều trị bênh ở lợn nái sinh sản

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng bênh, trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trang trại công ty TNHH MNS farm nghệ an (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)