Kết quả thực hiện công tác vệ sinh phòng bệnh

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng bênh, trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trang trại công ty TNHH MNS farm nghệ an (Trang 56)

Trong các biện pháp phòng chống dịch bệnh, việc vệ sinh, sát trùng nhằm đảm bảo vệ sinh chuồng trại và tiêu diệt mầm bệnh là một trong những biện pháp hữu hiệu và được thực hiện ở tất cả các trại chăn nuôi. Nếu công tác vệ sinh được thực hiện tốt thì gia súc ít mắc bệnh, sinh trưởng và phát triển tốt, chi phí thuốc thú y thấp, làm cho hiệu quả chăn nuôi cao hơn. Vì vậy, để góp phần bảo vệ đàn lợn, trong 6 tháng thực tập, chúng em đã thường xuyên tiến hành vệ sinh, sát trùng chuồng trại và tắm sát trùng trước và sau khi vào khu chăn nuôi.

Kết quả thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh được trình bày cụ thể ở bảng 4.8.

Bảng 4.8. Kết quả thực hiện vệ sinh, sát trùng tại trại

STT Công việc Số lượng (lần) Số lần thực hiện (lần) Tỷ lệ (%)

1 Sát trùng trước khi xuống chuồng trại 360 306 85,00

2 Phun sát trùng chuồng nuôi 180 75 41,66

3 Quét và rắc vôi đường đi 24 20 83,33

4 Vệ sinh chuồng trại 24 18 75,00

Qua bảng 4.8 cho thấy: Trong thời gian 6 tháng thực tập, em luôn nỗ lực hoàn thành tốt tất cả các công việc do quản lý, tổ trưởng, tổ phó và các cán bộ kỹ thuật của trang trại giao cho. Vệ sinh sát trùng được xem là một khâu hết sức quan trọng, nhận thức được điều này, em đã cố gắng thực hiện công việc như: sát trùng trước khi xuống chuồng 2 lượt/ ngày (đạt tỉ lệ 85,00%), phun sát trùng

49

chuồng nuôi ít nhất 1 lượt/ ngày (đạt 41,66%), quét và rắc vôi đường đi ít nhất 1 lần/ tuần (đạt tỉ lệ 83,33%), vệ sinh chuồng trại 1 lượt/ tuần (đạt tỉ lệ 75,00%) để đảm bảo cho việc phòng dịch tốt, đặc biệt là khi tình hình dịch bệnh rất phức tạp. Qua đó, em đã tích lũy cho mình cách thực hiện các công việc hợp lý nhằm đảm bảo cho lợn nái được chăm sóc nuôi dưỡng tốt, nâng cao sức đề kháng và hạn chế được dịch bệnh.

4.4. Kết quả chẩn đoán bệnh ở lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại 4.4.1. Kết quả chẩn đoán bệnh ở lợn nái sinh sản

Bảng 4.9. Kết quả chẩn đoán bệnh ở lợn nái sinh sản STT Tên bệnh Số lợn theo dõi (con) Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ mắc bệnh (%) 1 Viêm tử cung 331 15 4,53 2 Bệnh khó đẻ 331 16 4,84 3 Viêm phổi 540 5 0,92 4 Viêm khớp 540 6 1,11

Qua bảng 4.9 cho thấy: Lợn nái đẻ theo dõi 331 con trong 4 tháng thường mắc các bệnh như: bệnh viêm tử cung. Bệnh khó đẻ, còn ở lợn nái chửa theo dõi 540 con thì mắc các bệnh viêm phổi, bệnh viêm khớp. Trong đó, bệnh khó đẻ chiếm tỷ lệ 4,84%, bệnh viêm tử cung chiếm 4,53%, bênh viêm khớp chiếm 1,11%, bệnh viêm phổi chiếm 0,92%. Để giảm thiểu tỷ lệ mắc các bệnh trên lợn nái nhằm hạn chế bệnh sản khoa ở lợn nái cần nâng cao sức đề kháng cho lợn trong thời kỳ mang thai và sinh đẻ, điều chỉnh tăng, giảm thức ăn thích hợp đối với những lợn nái đẻ lứa đầu để con đẻ không quá to dẫn đến đẻ khó. Có như vậy mới hạn chế được việc can thiệp bằng tay hay dụng cụ sản khoa, từ đó sẽ hạn chế được việc làm tổn thương đường sinh dục của lợn nái, đồng thời đây chính là một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên bệnh viêm tử cung của lợn nái.

Mặt khác, do trong quá trình phối giống cho lợn nái bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo không đúng kỹ thuật đã làm xây xát niêm mạc tử cung, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập phát triển và gây bệnh.

50

Tỉ lệ mắc viêm phổi thấp nhất chiếm 0,92%, ngoài những nguyên nhân gây bệnh như do vi sinh vật, kí sinh trùng thì trại đã thực hiện tốt các khâu về quản lí môi trường và chăn sóc như: tiêm vắc xin, sát trùng chuồng trại, sử dụng thuốc, chăm sóc quản lí tốt.

Bên cạnh đó cần đảm bảo chuồng nuôi phải đầy đủ ánh sáng, thoáng mát về mùa hè và kín gió về mùa đông.

4.4.2. Kết quả chẩn đoán bệnh ở lợn con theo mẹ

Bảng 4.10. Kết quả chẩn đoán bệnh ở lợn con theo mẹ

STT Tên bệnh Số lợn con theo dõi (con) Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ mắc bệnh (%) 1 Bệnh tiêu chảy 3602 545 15,13 2 Viêm phổi 3602 50 1,39 3 Bệnh viêm khớp 3602 63 1,74

Kết quả bảng 4.10 cho thấy: Nhìn chung tình hình mắc bệnh ở đàn lợn con nuôi tại trại vẫn còn xảy ra khá cao. Có 545 lợn con mắc hội chứng tiêu chảy chiếm 15,13%. Xét về tình hình chung thì tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy chiếm tỷ lệ cao nhất.

Triệu chứng của bệnh thường gặp ở lợn con từ 5 - 21 ngày tuổi. Lợn tiêu chảy phân màu vàng trắng, trắng xám, sau đó là vàng xanh, mùi phân hôi tanh. Lợn mất nước và mất chất điện giải gầy sút nhanh, bú kém, đi lại không vững. Bệnh kéo dài thì bụng tóp lại, lông xù, hậu môn và đuôi dính phân bê bết. Nếu không điều trị kịp thời thì lợn con chết rất nhanh. Nguyên nhân là do lợn con mới đẻ ra sức đề kháng yếu dễ chịu tác động của điều kiện ngoại cảnh bên ngoài, hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện nên khả năng khỏi bệnh không cao.

Tỷ lệ mắc viêm khớp chiếm tỷ lệ 1,74%. Nguyên nhân là do lợn mẹ dẫm vào, do chân bị kẹt ở tấm đan, thành ô chuồng, lồng úm từ đó gây tổn thương vùng da ở chân, vi khuẩn xâm nhập vào vết thương và gây ra viêm.

Bên cạnh đó, việc thời tiết lạnh mà lợn con không được giữ ấm sẽ khiến lợn mắc một số bệnh về đường hô hấp, ngoài ra còn do quá trình vệ sinh chuồng

51

nuôi chưa được tốt, không khí trong chuồng nuôi nhiều bụi bẩn, thức ăn quá khô hoặc bị mốc sinh nhiều bụi cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh viêm phổi.

4.5. Kết quả điều trị bênh ở lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ

4.5.1. Kết quả điều trị bênh ở lợn nái sinh sản

Bảng 4.11. Kết quả điều trị bệnh ở lợn nái sinh sản

Kết quả bảng 4.11 cho ta thấy: Kết quả điều trị một số bệnh trên đàn lợn nái nuôi con tại trại, tỷ lệ khỏi bệnh là khá cao, sau khi điều trị các bệnh viêm tử cung, Bệnh khó đẻ, bệnh viêm phổi, bệnh viêm khớp tỷ lệ khỏi đạt 100%.

Tên bệnh Thuốc và liều lượng Liệu trình Kết quả Số nái điều trị (con) Số nái điều trị khỏi (con) Tỉ lệ khỏi (%) Viêm tử cung

- Tiêm vetrimoxin L.A: 1ml/10kg TT

- Thụt rửa penicilin + tiêm Oxytoxin:2-4ml

3-5

ngày 15 15 100

Bệnh khó

đẻ Oxytoxin: 2-4ml ngày 3-5 16 16 100

Viêm phổi 1. Tylosin: 1ml/10kg TT 3-5

ngày 5 5 100 2. Vetrimoxin L.A:1ml/10kg TT Viêm khớp - Theracalcium: 1ml/10kg TT - Stepen L.A: 1ml/25kg TT 3-5 ngày 6 6 100

52

4.5.2. Kết quả điều trị bệnh lợn con theo mẹ

Bảng 4.12. Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn con theo mẹ

Tên bệnh Thuốc và liều lượng Liệu trình Kết quả Số lợn con điều trị (con) Số lợn con điều trị khỏi (con) Tỉ lệ khỏi (%) Bệnh tiêu chảy Enrofloxacin: 1ml/8kg TT 3-5 ngày 545 536 98,34 Viêm phổi Vetrimoxin L.A 1ml/10kg TT 3-5 ngày 50 47 94,00 Bệnh viêm khớp Stepen L.A: 1ml/25kg TT 3-5 ngày 63 58 92,06 Qua bảng 4.12 ta thấy: Tỷ lệ điều trị khỏi bệnh tiêu chảy khá cao 98,34%, do phát hiện và điều trị kịp thời. Cách khắc phục tốt nhất để hạn chế lợn con mắc tiêu chảy là cho lợn con bú sữa đầu ngay sau khi đẻ và giữ ấm cơ thể cho lợn con.

Bệnh viêm phổi tỉ lệ khỏi đạt 94,00%. Cách khắc phục tốt nhất là dùng biện pháp tổng hợp: Tiêm vắc xin + sát trùng chuồng trại + sử dụng thuốc + chăm sóc quản lí tốt. Ngoài ra cần giữ khô chuồng để giảm ẩm độ, chuồng phải khô thoáng.

Bệnh viêm khớp tỉ lệ khỏi chiếm 92,06%. Cách khắc phục là nên kiểm soát thường xuyên tình trạng da của lợn con, chú ý quan sát tình trạng chân, khớp của lợn con mỗi ngày 2 lần để phát hiện sớm. Nếu phát hiện những tổn thương trên da lợn con cần bôi ngay thuốc sát trùng càng sớm càng tốt để hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn vào vết thương.

53

4.6. Kết quả thực hiện công tác khác tại cơ sở

Ngoài những công việc như chăm sóc, nuôi dưỡng, chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn. Trong thời gian thực tập em còn thực hiện một số công việc khác. Kết quả được trình bày ở bảng 4.13.

Bảng 4.13. Kết quả thực hiện các công tác kỹ thuật khác STT Công việc Số con

(con) Số con thực hiện được (con) Tỷ lệ (%) Tỉ lệ an toàn (%) 1 Mài nanh 3602 1927 75,51 100 2 Cắt đuôi 3602 1675 46,50 100 2 Thiến lợn đực 1560 990 63,46 100 3 Bấm tai 3579 3240 89,95 100 4 Đỡ đẻ lợn 331 168 50,75 100 5 Hỗ trợ kĩ thuật thụ tinh nhân tạo 1600 1207 75,43 100

Qua bảng 4.13 có thể thấy: Trong thời gian thực tập tại trại em đã được trực tiếp thực hiện một số công việc như mài nanh 1927 con, cắt đuôi 1675 con ( cắt duôi, mài nanh được thực hiện khi lợn con được 1 ngày tuổi), thiến lợn 990 con, bấm tai 3240 con, đỡ đẻ lợn 168 con, hỗ trợ kĩ thuật thụ tinh nhân tạo 1207 con. Tỉ lệ an toàn đạt 100%

Qua những công việc trên đã giúp em học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm trong chăm sóc lợn con cũng như nâng cao tay nghề về các thao tác kỹ thuật trên lợn con, đồng thời giúp em mạnh dạn, tự tin hơn vào khả năng của mình, hoàn thành tốt công việc được giao.

54

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua 6 tháng thực tập tốt nghiệp tại trại Công ty TNHH MNS Farm, Hạ Sơn - Qùy Hợp Nghệ An, em có một số kết luận về trại như sau:

- Trại lợn đang phát triển, tăng nhanh về số lượng, đặc biệt là số lượng nái - Về công tác chăm sóc, nuôi dưỡng: Trại đã thực hiện đúng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho lợn con. Dụng cụ thú y, thức ăn, nước uống, thuốc điều trị luôn đáp ứng được yêu cầu cho hoạt động chăn nuôi tại trại, lợn con có điều kiện phát triển tốt.

- Công tác phòng bệnh: Thực hiện phun sát trùng định kỳ các chuồng nuôi. Hạn chế việc đi lại giữa các chuồng nuôi. Quét vôi ô chuồng nuôi sau khi xuất bán lợn. Các phương tiện ra vào trại đều được sát trùng ngay tại cổng trại. Đối với lợn con được phòng các bệnh đạt tỷ lệ 100%.

- Phần lớn lợn nái của trại đẻ bình thường chiếm tỷ lệ là 95,16%, đẻ khó can thiệp chiếm tỷ lệ 4,84%.

- Các chỉ tiêu về số lượng lợn con theo mẹ: + Số lợn con đẻ ra/lứa đạt 10,88 con/lứa/nái + Số lợn con cai sữa đạt 97,47%.

- Lợn nái ở trại thường mắc các bệnh: Viêm tử cung (4,53%), Hội chứng khó đẻ (4,84%), Viêm phổi (0,92%), Viêm khớp (1,11%)

- Lợn con thường mắc các bệnh: Bệnh tiêu chảy (15,13%), viêm khớp (1,74%), viêm phổi (1,39%).

- Kết quả điều trị cho lợn nái đạt hiệu lực cao: Tỷ lệ khỏi đẻ khó, viêm tử cung, viêm phổi, viêm khớp đạt 100%.

- Kết quả điều trị bệnh cho lợn con: Tỷ lệ khỏi bệnh tiêu chảy đạt 98,34%, tỷ lệ khỏi viêm khớp đạt 92,06%, tỷ lệ khỏi bệnh viêm phổi đạt 94,00%.

55

5.2. Đề nghị

Trang trại cần thực hiện tốt hơn nữa quy trình vệ sinh phòng bệnh và quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc đàn lợn nái để giảm tỷ lệ lợn nái mắc các bệnh về sinh sản.

Do thời gian theo dõi của em có hạn, phạm vi theo dõi hẹp, dung lượng mẫu theo dõi ít dẫn đến kết quả của em còn nhiều hạn chế nên đề nghị tiếp tục nghiên cứu trên phạm vi rộng hơn, thực hiện theo dõi ở các khu vực và các cơ sở chăn nuôi khác nhau để đánh giá đúng hiệu quả sử dụng cho hiệu quả chăn nuôi cao hơn.

Nhà trường và Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi thú y tiếp tục tạo điều kiện tốt nhất cho các sinh viên khóa sau đến các trang trại thực tập để có được nhiều kiến thức thực tế và nâng cao tay nghề cho sinh viên trước khi ra trường.

56

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tham khảo tiếng Việt

1. Nguyễn Xuân Bình (2005), Phòng trị bệnh lợn nái, lợn con và lợn thịt, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

2. Đoàn Thị Kim Dung, Lê Thị Tài (2002), Phòng và trị bệnh lợn nái để sản xuất lợn thịt siêu nạc xuất khẩu, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội

3. Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ (2003), Kỹ thuật nuôi lợn nái mắn đẻ sai con,

Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

4. Trần Thị Dân (2006), Sinh sản heo nái và sinh lý heo con, Nxb Nông nghiệp, TP Hồ Chí Minh.

5. Hội chăn nuôi Việt Nam (2002), Cẩm nang chăn nuôi gia súc, gia cầm, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

6. Từ Quang Hiển, Phan Đình Thắm, Ngôn Thị Hoán (2001), Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng học gia súc gia cầm, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội 7. Nguyễn Bá Hiên, Huỳnh Thị Mỹ Lệ (2012), Bệnh truyền nhiễm thú y,

Nxb Nông nghiệp, tr. 398 – 407.

8. Nguyễn Đức Hùng, Nguyễn Mạnh Hà, Trần Huê Viên, Phan Văn Kiểm (2003), Truyền giống nhân tạo vật nuôi, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 9. Lê Hồng Mận, Bùi Đức Lũng (2004), Kỹ thuật chăn nuôi lợn, Nxb Nông

nghiệp, Hà Nội.

10. Lê Văn Năm (2009), Hướng dẫn điều trị một số bệnh ở gia súc, gia cầm, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

11. Nguyễn Tài Năng, Phạm Đức Chương, Cao Văn, Nguyễn Thị Quyên (2016), Giáo trình Dược lý học thú y, Nxb trường Đại học Hùng Vương.

12. Trần Văn Phùng, Từ Quang Hiển, Trần Thanh Vân, Hà Thị Hảo (2004),

Giáo trình chăn nuôi lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

13. Nguyễn Ngọc Phụng (2005), Công tác vệ sinh thú y trong chăn nuôi lợn, Nxb lao động xã hội, Hà Nội.

57

14. Nguyễn Văn Thanh (2003), “Khảo sát tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại nuôi tại Đồng bằng sông Hồng và thử nghiệm điều trị”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, tập 10: 11 - 17

15. Nguyễn Văn Thanh (2004), Phòng và trị một số bệnh thường gặp ở gia súc, gia cầm, Nxb Lao động và xã hội.

16. Nguyễn Văn Thanh (2007), “ Khảo sát tỷ lệ mắc và thử nghiệm điều trị bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái ngoại nuôi tại vùng Đồng bằng Bắc Bộ”, Tạp chí khoa học kĩ thuật Thú y, tập 14, số 3.

17. Nguyễn Văn Thanh, Nguyễn Thị Thương, Giang Hoàng Hà (2015),

Bệnh thường gặp ở lợn nái sinh sản chăn nuôi theo mô hình gia trại, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

18. Nguyễn Văn Thanh, Trần Tiến Dũng, Sử Thanh Long, Nguyễn Thị Mai Thơ (2016), Giáo trình bệnh sinh sản gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

19. Hoàng Toàn Thắng, Cao Văn (2005), Giáo trình sinh lý học động vật,

Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

20. Trịnh Đình Thâu, Nguyễn Văn Thanh (2010), “Tình hình bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại và các biện pháp phòng trị”, Tạp chí khoa học kĩ thuật Thú y, XVII(7) tr. 72 – 26.

21. Nguyễn Thiện, Nguyễn Tấn Anh (1993), Thụ tinh nhân tạo cho lợn ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

22. Trịnh Văn Tuấn (2015), Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh sản, bệnh ở cơ quan sinh dục và thử nghiệm phác đồ điều trị trên đàn lợn nái ngoại tại huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ, Luận văn thạc sĩ thú y, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

58

II. Tài liệu tham khảo nước ngoài

23. Christensen R.V., Aalbaek B., Jensen H.E (2007), “Pathology of udder lesions in sows”, J. Vet.Med. A Physiol. Patho.l Clin. Med. 2007 Nov., 54(9), tr 491.

24. Herber L., Cornedia P., Ioan Pe., Ioan B., Diana M., Ovidiu S. và Sandel (2010), Possibilities to combat MMA syndrome in sows, Scientific paper: Animal Science and Biotechnologies, 2010, 43 (2).

25. Kemper N., Bardehle D., Lehmann J., Gerjets Looft H., Preissler R. (2013),

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng bênh, trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trang trại công ty TNHH MNS farm nghệ an (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)