hóa tại một số địa phương của Việt Nam
* Khu du lịch Đền Hùng - Phú Thọ
Đền Hùng là tên gọi khái quát của Khu di tích lịch sử Đền Hùng - quần thể đền chùa thờ phụng các Vua Hùng và tôn thất của nhà vua trên núi Nghĩa Lĩnh, gắn với Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng được tổ chức tại địa điểm đó hàng năm vào ngày 10 tháng s âm lịch. Đồng thời, Đền Hùng vừa là nơi có phong cảnh đẹp hấp dẫn khách du lịch. Thời gian qua công tác quản lý, đặc biệt trong báo cáo “Tổng kết công tác tổ chức giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm Ất Mùi 2015” của BQL khu di tích Đền Hùng và lãnh đạo tỉnh Phú Thọ đã chỉ ra những mặt tích cực và một số hạn chế, có thể rút ra một số kinh nghiệm sau:
- Công tác tuyên truyền được quan tâm, chú trọng, phản ánh thường xuyên, kịp thời các hoạt động trước và trong thời gian diễn ra lễ hội.
Công tác đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn giao thông trước, trong và sau lễ hội đều được chú trọng, không xảy ra các vụ việc phức tạp liên quan
đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, không xảy ra các vụ án nghiêm trọng, tai nạn giao thông, cháy nổ, bảo vệ an toàn tuyệt đối cho các đại biểu và du khách về tham dự lễ hội.
- Công tác thanh, kiểm tra và xử lý các vi phạm, đảm bảo hậu cần, cơ sở vật chất, lễ tân và các hoạt động khác được đánh giá cao.
- Vấn đề vệ sinh môi trường, thu gom và xử lý rác thải được thực hiện tốt, đảm bảo trong khu vực Khu Di tích lịch sử Đền Hùng luôn xanh, sạch, đẹp. Tuy nhiên bên cạnh mặt tích cực, ở Đền Hùng công tác quản lý vẫn còn những mặt hạn chế đó là:
- Việc sắp xếp vị trí khi hành lễ cho du khách còn lúng túng.
- Các sản phẩm lưu niệm ừong Khu di tích còn nghèo nàn, chưa hấp dẫn du khách. Việc quản lý văn hóa còn lỏng lẻo nên còn nhiều hiện tượng chèo kéo mua hàng, đốt hương, vàng mã không đảm bảo mỹ quan văn hóa.
*Khu danh thắng Tây Thiên - Vĩnh Phúc
Nằm cách thủ đô Hà Nội khoảng 85 km về phía Tây Bắc, khu danh thắng Tây Thiên (thuộc xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc) là một quần thể văn hóa du lịch tổng hợp đã được Thủ tướng Chính phủ Quyết định xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt.
Trong báo cáo kết quả hoạt động năm 2015 của BQL khu di tích và danh thắng Tây Thiên đã tổng kết những mặt tích cực và một số hạn chế, từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
ư u điểm:
- Công tác quy hoạch và đầu tư phát triển được chú trọng và đã triển khai được nhiều công trình hạng mục thi công
- Công tác tổ chức lễ hội được chuẩn bị tốt.BQL đã xây dựng kế hoạch chỉ đạo và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ, viên chức làm tốt công tác chuẩn bị và phục vụ cho việc tổ chức lễ hộiTây Thiên được phối hợp chặt
chẽ. Đồng thời, BQL đã tham mưu, đề xuất với UBND huyện tăng cường nhân lực, thuê lao động thời vụ để đảm bảo nguồn nhân lực thực hiện các nhiệm vụ được giao.
- Quản lý các hoạt động kinh doanh dịch vụ, vệ sinh môi trường được BQL duy trì thường xuyên; phối hợp với các sở, ban, ngành và các đơn vị liên quan thường xuyên kiểm tra đánh giá mức độ ô nhiễm để có biện pháp xử lý. Thực hiện việc ký hợp đồng với Công ty c ổ phần Cáp treo Tây Thiên làm công tác vệ sinh môi trường, trồng cây xanh tạo cảnh quan khu đền Thượng. Hợp đồng với hợp tác xã dịch vụ môi trường Đại Đình thực hiện nhiệm vụ vệ sinh môi trường Khu Trung tâm Văn hóa Lễ hội Tây Thiên. Duy trì lực lượng lao động làm nhiệm vụ vệ sinh môi trường dọc tuyến đường bộ.Phối hợp làm tốt công tác quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm; quản lý về giá cả hàng hóa, chất lượng các loại hình dịch vụ trong khu vực từng bước được nâng cao nhằm đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao nhu cầu, thị hiếu của khách du lịch.
- Công tác đảm bảo an ninh trật tự được BQL phối hợp với chính quyền địa phương, công an huyện và các phòng ban liên quan làm tốt công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông. Xử lý các hiện tượng ăn mày, ăn xin trong khu danh thắng. Trong những tháng đầu năm lượng du khách đến tham quan du lịch và hành hương tại Khu danh thắng Tây Thiên là rất đông tuy nhiên không có tai nạn đáng tiếc xảy ra.
Hạn chế:
v ề công tác quản lý quy hoạch và đầu tư phát triển. Do thiếu sự đầu tư đồng bộ, đặc biệt là công tác quy hoạch nên việc quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị Khu Di tích Danh thắng Tây Thiên chưa đạt hiệu quả tốt.
* Khu du lịch Yên Tử - Quảng Ninh
Khu du lịch Yên Tử là Trung tâm Phật giáo của Việt Nam, nơi đây trở thành điểm du lịch tâm linh hấp dẫn đối với khách du lịch, hàng năm đón hàng triệu lượt phật tử và khách du lịch về tham quan và thực hiện hoạt động
tín ngưỡng. Trong thời gian qua công tác quản lý hoạt động du lịch Yên Tử khá tốt, có thể rút ra một số kinh nghiệm như sau:
- Tổ chức tốt công tác tuyên truyền, quảng bá thông qua hệ thống loa đài được bố trí ở khu vực trung tâm và các tuyến đường hành hương của du khách với nội dung hấp dẫn giới thiệu cho du khách về nơi cửa Phật, cùng với phong cảnh thiên nhiên hấp dẫn. Đồng thời phát hành các loại tờ rơi, tranh ảnh, giới thiệu về du lịch Yên Tử.
- Công tác quản lý, hướng dẫn khách hành hương chu đáo, tận tình, có sơ đồ hướng dẫn để du khách biết nơi cần đến để chủ động ừong quá trình thăm viếng. - Chú trọng tới việc đầu tư cơ sở vật chất phục vụ khách du lịch, tổ chức tốt các loại hình dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách. Yên Tử với địa hình hiểm trở, hiện nay đã đầu tư thêm cáp treo có thể đáp ứng được nhu cầu đi lại cho du khách.
Bài học kỉnh nghiệm
Qua nghiên cứu tình hình quản lý hoạt động du lịch tại một số khu di tích, thắng cảnh tại các địa phương của Việt Nam có thể rút ra một số bài học sau: - M ột là: Quản lý quy hoạch và đầu tư phát triển cần được phối hợp chặt chẽ và đồng bộ hơn nữa. Chính quyền địa phương quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng cho phát triển du lịch như: Giao thông, thông tin liên lạc, ngân hàng... để phục vụ các nhu cầu thiết yếu của khách du lịch khi đến với điểm du lịch. BQL cần đầu tư, mở rộng các điểm du lịch, các sản phẩm du lịch hấp dẫn vừa thu hút khách du lịch, vừa giảm tải trong các ngày lễ hội tránh ùn tắc cho khách du lịch. - Hai là, Quản lý các hoạt động kinh doanh dịch vụ cần phải chuyên nghiệp hóa hơn. BQL cần có thêm cơ chế thuận lợi để đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong phát triển các loại hình dịch vụ, tổ chức tốt các dịch vụ, tạo sự thuận tiện, thoải mái cho du khách, từ việc hướng dẫn các điểm du lịch, có sơ đồ hướng dẫn; bố trí lối đi, phương tiện đi lại hợp lý, bố trí nơi ăn, nghỉ phù
hợp, bố trí các điểm phục vụ giải khát khát và hàng hóa lưu niệm phù hợp và đảm bảo mỹ quan văn hóa.
- Ba là, BQL làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục đối với nhân dân địa phương về bảo vệ, phát huy giá trị của tài nguyên du lịch, phát huy giá trị của tài nguyên du lịch là các di sản văn hóa vật thể tại địa phương
- Bổn là, BQL phải đặc biếtchú trọng và tìm ra giải pháp triệt để cho công tác bảo vệ tài nguyên du lịch; bảo đảm vệ sinh môi trường, trật tự, an toàn xã hội. Thực tế tại một số khu du lịch cho thấy, vệ sinh môi trường và trật tự an toàn xã hội là nỗi lo ngại và để lại nhiều ấn tượng không tốt cho khách du lịch khi tình trạng vứt rác bừa bãi, trộm cắp vẫn thường xuyên xảy ra.
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU