4.1. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý du lịch tại khu di tích
4.1.8 Giải pháp về bảo vệ môi trường tự nhiên và nhân văn phục vụ phát
triển du lịch bền vững, du lịch xa n h, thân thiện với m ôi trường. Các giải pháp bảo vệ mồi trường thân thiện.
Môi trường nước:
+ Xây dựng dự án xử lý các hồ chứa nước đã bị ô nhiễm trong vùng và khu vực xung quanh (hồ Quan Sơn...)
+ Có biện pháp thu gom và xử lý rác thải, tránh tình trạng xả rác xuống suối hoặc chôn rác để không làm ô nhiễm nước mặt và nguồn nước ngầm. + Ngăn chặn tệ nạn phá rừng, khai thác đá để phòng chống hiện tượng bồi đắp phù sa, sạt lở núi hoặc lũ lụt do mất tầng che phủ mặt đất, bảo vệ lưu lượng cũng như chất lượng nguồn nước mặt cũng như nước ngầm.
+ Không sử dụng mặt nước trong khu vực dân cư vào mục đích chăn nuôi để bảo vệ chất lượng nguồn nước, tránh ô nhiễm vi sinh mà nước khu này vốn dễ bị nhiễm bẩn.
+ Có biện pháp xử lý nước thải vệ sinh, xây dựng hệ thống đường ống thoát nước bẩn tập trung vào khu xử lý, không dùng biện pháp cho nước thải tự thấm để tránh ô nhiễm nguồn nước ngầm.
+ Thiết kế riêng biệt 2 hệ thống dẫn nước mưa và hệ thống cống dẫn nước thải để làm giảm bớt lượng nước thải cần phải xử lý.
+ Tại các điểm khai thác nước ngầm tới các khu dân cư xây dựng hệ thống ống dẫn và bể chứa nước lớn, đảm bảo việc cung cấp nước sạch cho khu vực dịch vụ sinh hoạt.
+ Toàn bộ nước thải trước khi đổ ra suối bắt buộc phải qua khâu xử lý. Môi trường không khí:
lượng khách du lịch dồn về đây sẽ ngày càng gia tăng cùng với lượng xe máy, các phương tiện vận chuyển, do vậy không khí tại khu vực này sẽ bị ô nhiễm nhiều bởi vì tiếng ồn động cơ, các loại khí thải, khói xe. Do vậy cần có biện pháp phòng tránh mà cụ thể nhất là có phương án giải tỏa các tụ điểm ách tắc giao thông, làm giảm bớt sự ô nhiễm cho các khu vực đó, đồng thời tạo cảm giác thoải mái trong việc đi lại cho du khách.
+ Mùa lễ hội chùa Hương (tháng 2,3) chính là thời kỳ ẩm ướt trong năm do thời tiết mưa phùn, kèm theo nhiệt độ không khí thấp, do vậy mức độ gây ô nhiễm của các bệnh lan truyền qua đường hô hấp sẽ cao hơn, vì vậy cần có sự phối hợp của các cơ quan chuyên trách về vệ sinh phòng dịch có biện pháp ngăn ngừa tốc độ lây lan của các dịch bệnh.
+ Cũng vào mùa lễ hội, du khách thập phương dồn về với Hương Sơn rất đông, mà phần lớn là với nhu cầu cúng lễ. Do vậy tại các đình chùa, hang động trong thời điểm này lượng hương được thắp lên phục vụ cho cúng lễ tại các đền chùa hang động nhưng đồng thời cũng phải đáp ứng được ý nguyện tâm linh thời cúng của du khách tới đây như: thắp hương chung cho từng đoàn khách hành hương hoặc giới hạn mỗi người chỉ được thắp 1 nén hương bày tỏ sự thành tâm của mình. Song song với hình thức đó cũng cần lưu ý đến việc làm thông thoáng các khu vực thờ cúng này, vừa tránh ô nhiễm, vừa tạp sự an toàn và thoải mái cho du khách, giữ được không khí tôn nghiêm với giá trị tinh thần.
+ Có kế hoạch xây dựng hoàn chỉnh vành đai cây xanh ngăn cách hệ thống giao thông và khu dân cư, dịch vụ, lưu trú để cản bụi, ngăn bớt tiếng ồn, giảm bớt mức độ ô nhiễm.
Môi trường đất - Cảnh quan - Rác thải:
+ Nhanh chóng có phương án quy hoạch địa chính, vạch định rõ ranh giới các phân khu chức năng đồng thời có các biện pháp theo dõi và quản lý quá
trình thực hiện nhằm bảo vệ cảnh quan, di tích mà thiên nhiên đã ban tặng và công sức xây dựng của con người qua bao đời nay, ngăn chặn các hiện tượng phá núi lấy đá, lấn chiếm diện tích cảnh quan...
+ Ngăn chặn và tiến tới cấm tuyệt đối hiện tượng chặt phá rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ tầng che phủ thượng nguồn để tránh hiện tượng xói mòn và bồi lấp. Thật đáng buồn biết bao nếu mai đây khung cảnh Suối Yến thơ mộng, con đường giao thông duy nhất và hấp dẫn du khách với phong cảnh sơn thủy hữu tình lại biến thành con lạch nông cạn và đầy bùn, không còn thảm thực vật thủy sinh trôi nổi tạo cảm giác êm ả cho du khách nữa. Chính vì vậy mà biện pháp ngăn chặn những nguyên nhân trực tiếp phá hoại cảnh quan tươi đẹp này cần thực hiện nhanh chóng và triệt để.
+ Có phương án đánh giá để đầu tư thích hợp sử dụng những diện tích đất còn để hoang lãng phí tại khu vực này, tạo thêm sản phẩm du lịch để thu hút khách du lịch, đồng thời góp phần làm thay đổi nền kinh tế địa phương.
+ Trong nội bộ khu vực, dọc các tuyến đường đi trên các thuyền chuyên chở khách phải bố trí các thùng rác và thường xuyên thu gom rác.
+ Tuyên truyền, giáo dục và có quy định kèm theo các biện pháp tài chính để các đơn vị kinh tế, xã hội tự phân chia rác thải thành các loại (dễ phân hủy, khó phân hủy, không phân hủy, các loại có thể tái sử dụng...) trước khi tập trung về cơ sở xử lý.
+ Có phương án để thu gom rác thải trên khắp địa bàn du lịch, tuyên truyền giữ vệ sinh môi trường đi đôi với các biện pháp hành chính.
+ Xây dựng các cơ sở xử lý rác thải cũng như các phương tiện để thu gom chuyên chở rác thải từ các nơi về trạm xử lý.
+ Sử dụng triệt để quy tắc: Giảm thải, tái sử dụng, tái chế.
+ Để bảo vệ cảnh quan, có các biện pháp giải quyết vấn đề lấy lộc, thắp hương... của du khách và các tệ nạn phá núi, rừng của dân cư tại đây.
Hê sinh thái: Bảo vệ nguồn tài nguyên sinh thái là một nhiệm vụ vô cùng cấp bách cho các cấp chính quyền va nhân dân ở đây.
Với toàn bộ diện tích được rừng bao phủ trước đây, do bị nhân dân chặt phá nay chỉ còn khoảng 10% diện tích đất tự nhiên, nhiều loài cây cùng với chim, thú đã biến mất khỏi khu vực này. Các đặc sản nổi tiếng xưa nay của Hương Sơn như mơ, rau sắng đã vắng bóng dần.
Để bảo vệ thực vật ở đây, thiết nghĩ rằng cần phải thực hiện biện pháp:
+ Quây khu bảo vệ các diện tích rừng hiện có. Song song việc đó là tiến hành trồng rừng phủ kín các diện tích còn trống, cải tạo các quang cảnh cây xanh trong khu vực, vừa làm tăng thêm mức độ hấp dẫn đối với du khách phát triển theo hướng du lịch sinh thái đồng thời bảo vệ và phát triển nguồn gen cây gốc tại đây, bảo toàn và phục hồi đa dạng sinh học khu vực.
+ Hệ thực vật thủy sinh trên suối Yến và các mặt nước trong vùng là bức tranh phong phú gây ấn tượng mạnh đối với du khách trên đường hành hương vào cõi tâm linh, do vậy cần thiết phải có biện pháp bảo vệ và phát triển hệ thực vật thủy sinh này để du khách lúc ra về luôn ghi nhớ về bức tranh sơn thủy hữu tình nơi đây.
về nguồn tài nguyên động vật, nơi đây trước kia đã có nhiều loài chim thú, nay vì không có phương án bảo vệ các loài động vật ở đây, đồng thời phải có kế hoạch nuôi dưỡng xử lý các vi phạm bảo vệ động vật ở đây, đồng thời phải có kế hoạch nuôi dưỡng và chăm sóc một số loài phù hợp vừa góp phần bảo toàn đa dạng sinh học, vừa tăng thêm mức độ hấp dẫn và sinh động cho du khách viếng thăm, đồng thời có thêm sản phẩm phục vụ cho nền kinh tế địa phương.
Các biên pháp sìn giữ tài nguyên nhân văn:
+ Có các dự án trình các cơ quan chức năng xét duyệt và cấp vốn đầu tư để giữ gìn nâng cấp các di tích cảnh quan, tuyên truyền quảng cáo xúc tiến du
lịch. Nguồn vốn này có thể huy động từ các doanh nghiệp du lịch và một phần trích từ các lệ phí phục vụ du lịch.
+ Hướng đầu tư vào các lĩnh vực phát triển khu du lịch tổng hợp, khai thác hợp lý tiềm năng.
+ Các cơ quan chức năng có biện pháp giải quyết tình trạng lấn chiếm các di tích cảnh quan.
+ Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, tạo các sản phẩm du lịch có chọn lọc, độc đáo, hấp dẫn để giới thiệu ưu tiên trên các thị trường trong nước và quốc tế.
+ Chuẩn bị tốt các điều kiện để tiến hành hợp tác với các tỉnh, đặc biệt với các công ty lữ hành trong nước và quốc tế để giới thiệu các sản phẩm du lịch của Hương Sơn.
+ Xúc tiến các chương trình đào tạo và bồi dưỡng nhân viên, cán bộ quản lý của các cơ sở du lịch phù hợp với nội dung, chương trình và kế hoạch đào tạo trong phạm vi cả nước.
+ Phối hợp với các cơ quan chức năng về khoa học - công nghệ - môi trường - để tăng cường năng lực quản lý môi trường ừong các hoạt động du lịch.
+ Thực hiện và đẩy mạnh giáo dục ý thức cộng đồng cho nhân dân Hương Sơn về bảo vệ môi trường nói chung và môi trường du lịch nói riêng cũng như có các biện pháp thích hợp để tuyên truyền vận động, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường du lịch đối với khách du lịch, đồng thời có các biện pháp xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm.
4.1.9 M ột sổ giải pháp đầu tư ph át triển xúc tiến quảng bá du lịch
Vai trò của cộng đồng dân cư đối với sự phát triển của du lịch rất quan trọng, nó chính là cơ sở xã hội quyết định sự phát triển bền vững của du lịch ở mọi địa phương không chỉ của riêng Hương Sơn. Cách thức mà cộng đồng cư dân tham gia vào các hoạt động du lịch sẽ có vai trò quyết định tới sự bền
vững của quá trình phát triển. Thực tế trong thời gian qua, cộng đồng cư dân ở Hương Sơn đã tham gia rất nhiều vào hoạt động du lịch thông qua các dịch vụ như vận chuyển, lưu trú, ăn uống... tuy nhiên sự tham gia này chưa mang tính bền vững do không theo những quy định và quy hoạch phát triển. Chính điều này đã tạo ra những tác động tiêu cực đến môi trường kinh tế, tự nhiên và văn hóa - xã hội làm suy thoái giá trị của khu du lịch. Để khắc phục hiện tượng tiêu cực này vấn đề tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng cư dân tham gia một cách tích cực hơn vào các hoạt động du lịch ở địa phương là một yếu tố rất quan trọng. Để phát triển du lịch dựa vào cộng đồng dân cư cần tập trung vào một số vấn đề sau:
+ Tăng cường công tác tuyên truyền quảng bá, nâng cao nhận thức của cộng đồng về các lợi ích do du lịch mang lại. c ầ n nghiên cứu xây dựng những hình thức thực hiện đa dạng, phong phú với quan điểm coi chất lượng là quan ừọng.
+ Các cộng đồng cư dân địa phương cần được tạo điều kiện tham gia nhiều hơn vào các quá trình phát triển du lịch như lập quy hoạch du lịch, hoạch định chính sách phát triển du lịch và tạo điều kiện cho họ nhận được nhiều lợi ích hơn từ du lịch.
+ Tăng cường những biện pháp giáo dục tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân khi tham gia hoạt động du lịch nhằm làm cho họ nhận thức được rõ mối quan hệ qua lại chặt chẽ giữa lợi ích của họ với sự phát triển bền vững về du lịch ở Hương Sơn.
+ Mở rộng các hình thức dịch vụ du lịch gắn với cộng đồng tạo ra thu nhập và các lợi ích cho cộng đồng như hướng dẫn viên địa phương, làng du lịch, sản xuất đồ thủ công lưu niệm ...
+ Chú ý đến vấn đề xây dựng các dự án hỗ trợ phát triển cộng đồng như hệ thống các thư viện, bể lọc nước gia đình (do nước ngầm ở khu vực Hương Sơn có độ nhiễm mặn), sân vận động... cũng như các dự án giáo dục cộng đồng về tác động của du lịch, về du lịch bền vững... để cộng đồng dân cư
Hương Sơn nhận thức được vai trò của hoạt động du lịch đối với tính bền vững của môi trường Hương Sơn. Nguồn kin phí của các dự án này cần được trích từ vé thắng cảnh, đóng góp của các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch, các công ty lữ hành, ...
+ Cung cấp thông tin về các dự án, các văn bản, chính sách pháp luật, chiến lược phát triển du lịch cho cộng đồng dân cư làm cho dân cư hiểu rõ hơn về những lợi ích cũng như những nguy cơ từ hoạt động du lịch và từ đó hiệu quả quản lý sẽ được nâng lên.
4.2 Một số kiến nghị nhằm phát triển du lịch
UBND thành phố Hà Nội sớm xây dựng và ban hành quy hoạch tổng thể, bảo tồn phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa kết hợp với đầu tư, tôn tạo cơ sở vật chất phục vụ lưu trú, làm cho các di tích và điểm du lịch này trở thành điểm đến ấn tượng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Bộ VHTT&DL chỉ đạo các cơ quan chức năng nghiên cứu, xây dựng và trình UNESCO công nhận khu di tích thắng cảnh Hương Sơn trở thành di sản thiên nhiên của thế giới.
Tổng cục Du lịch sớm trình Chính phủ công nhận khu di tích thắng cảnh Hương Sơn trở thành khu du lịch quốc gia.
Sở VHTT&DL Hà Nội tăng cường chỉ đạo các đơn vị thuộc Sở giúp địa phương trong công tác: Nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư về bảo vệ và phát triển, quản lý khu di tích thắng cảnh và về đào tạo nguồn nhân lực cho khu du lịch ...
Sở VHTT&DL Hà Nội xem xét chuẩn hóa lại các cơ sở lưu trú, dịch vụ ăn uống... theo các tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch được nhà nước quy định. UBND huyện Mỹ Đức chỉ đạo các ban, ngành ở địa phương tăng cường công tác kiểm tra việc chấp hành các quy định trong việc quản lý khu di tích thắng cảnh Hương Sơn.
Đề nghị UBND huyện Mỹ Đức nghiên cứu áp dụng những nội dung hoạt động của mô hình quản lý đề xuất trong đề tài vào thực tế quản lý khu di tích thắng cảnh Hương Sơn.
Thực hiện những giải pháp để xuất trong đề tài vào thực tế hoạt động quản lý của khu di tích thắng cảnh Hương Sơn.
Đầu tư kinh phí tiến hành rà soát lại để làm cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hương Sơn để xây dựng các định hướng mới phù hợp với hiện trạng của khu di tích thắng cảnh Hương Sơn cũng như xu hướng vận động phát triển của du lịch thế giới và trong nước.
KÉT LUẬN CHƯƠNG 4
Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác quản lý tại khu di tích - thắng cảnh Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội ở chương 3, trong 4 chương tác giả đã xác định các nhiệm vụ giai đoạn 2016 - 2020 cho Hương Sơn. Từ đó đề xuất các giải pháp để có thể thực hiện tốt các mục tiêu đề ra, gồm các giải pháp sau:
Nhóm giải pháp vi mô
+ Giải pháp hoàn thiện chính sách, cơ chế quản lý của vé thắng cảnh
+ Giải pháp xây dựng Tổ chức quản lý vận hành hệ thống đò và dịch vụ vận chuyển
+ Giải pháp xây dựng tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ tại khu di tích thắng cảnh Hương Sơn
Nhóm giải pháp vĩ mô
+ Giải pháp hoàn thiện môi trường pháp lý đảm bảo cho hoạt động du lịch diễn ra thuận lợi
+ Giải pháp tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước