Một số kiến nghị nhằm phát triển du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động du lịch tại khu di tích và thắng cảnh hương sơn hà nội (Trang 88)

UBND thành phố Hà Nội sớm xây dựng và ban hành quy hoạch tổng thể, bảo tồn phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa kết hợp với đầu tư, tôn tạo cơ sở vật chất phục vụ lưu trú, làm cho các di tích và điểm du lịch này trở thành điểm đến ấn tượng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Bộ VHTT&DL chỉ đạo các cơ quan chức năng nghiên cứu, xây dựng và trình UNESCO công nhận khu di tích thắng cảnh Hương Sơn trở thành di sản thiên nhiên của thế giới.

Tổng cục Du lịch sớm trình Chính phủ công nhận khu di tích thắng cảnh Hương Sơn trở thành khu du lịch quốc gia.

Sở VHTT&DL Hà Nội tăng cường chỉ đạo các đơn vị thuộc Sở giúp địa phương trong công tác: Nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư về bảo vệ và phát triển, quản lý khu di tích thắng cảnh và về đào tạo nguồn nhân lực cho khu du lịch ...

Sở VHTT&DL Hà Nội xem xét chuẩn hóa lại các cơ sở lưu trú, dịch vụ ăn uống... theo các tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch được nhà nước quy định. UBND huyện Mỹ Đức chỉ đạo các ban, ngành ở địa phương tăng cường công tác kiểm tra việc chấp hành các quy định trong việc quản lý khu di tích thắng cảnh Hương Sơn.

Đề nghị UBND huyện Mỹ Đức nghiên cứu áp dụng những nội dung hoạt động của mô hình quản lý đề xuất trong đề tài vào thực tế quản lý khu di tích thắng cảnh Hương Sơn.

Thực hiện những giải pháp để xuất trong đề tài vào thực tế hoạt động quản lý của khu di tích thắng cảnh Hương Sơn.

Đầu tư kinh phí tiến hành rà soát lại để làm cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hương Sơn để xây dựng các định hướng mới phù hợp với hiện trạng của khu di tích thắng cảnh Hương Sơn cũng như xu hướng vận động phát triển của du lịch thế giới và trong nước.

KÉT LUẬN CHƯƠNG 4

Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác quản lý tại khu di tích - thắng cảnh Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội ở chương 3, trong 4 chương tác giả đã xác định các nhiệm vụ giai đoạn 2016 - 2020 cho Hương Sơn. Từ đó đề xuất các giải pháp để có thể thực hiện tốt các mục tiêu đề ra, gồm các giải pháp sau:

Nhóm giải pháp vi mô

+ Giải pháp hoàn thiện chính sách, cơ chế quản lý của vé thắng cảnh

+ Giải pháp xây dựng Tổ chức quản lý vận hành hệ thống đò và dịch vụ vận chuyển

+ Giải pháp xây dựng tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ tại khu di tích thắng cảnh Hương Sơn

Nhóm giải pháp vĩ mô

+ Giải pháp hoàn thiện môi trường pháp lý đảm bảo cho hoạt động du lịch diễn ra thuận lợi

+ Giải pháp tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước với BQL khu di tích chùa Hươngđể nâng cao hiểu quả quản lý

+ Giải pháp về tuyên truyền quảng bá nâng cao hình ảnh của khu di tích Hương Sơn đối với khách du lịch trong và ngoài nước

+ Giải pháp về bảo vệ môi trường tự nhiên và nhân văn phục vụ phát triển du lịch bền vững, du lịch xanh, thân thiện với môi trường

+ Một số giải pháp đầu tư phát triển xúc tiến quảng bá du lịch

Bên cạnh đó, tác giả cũng đã đề xuất được kế hoạch triển khai trong các năm tiếp theo, phân tích được công việc cần thực hiện trong từng giai đoạn. Để tính khả thi được nâng cao, các giải pháp này phải được lựa chọn hoặc kết hợp thực hiện đồng bộ và trong quá trình thực hiện phải thường xuyên kiểm tra và điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện cụ thể của Khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn góp phần thúc đẩy phát triển khu di tích thắng cảnh Hương Sơn cũng như công tác quản lý tại khu di tích này.

KẾT LUẬN

Khu di tích và thắng cảnh Hương S ơ n - H à Nội là một trong những khu du lịch nổi tiếng nhất của thủ đô. Theo quy hoạch tổng thể phát triển du lich Hà Nội đến năm 2020, thắng cảnh Hương Sơn là hạt nhân của vùng trọng điểm phát triển du lịch Hương Sơn - Quan Sơn. Thắng cảnh Hương Sơn với một hệ thống các công trình kiến trúc tôn giáo được xây dựng kết hợp với phong cảnh thiên nhiên rất hấp dẫn du khách trong và ngoài nước, trong đó nổi bật nhất chính là lễ hội chùa Hương kéo dài hơn 3 tháng thu hút hàng tram nghìn lượt khách tham quan hàng năm.

Trong những năm vừa qua, hoạt động du lịch ở Hương Sơn đã đóng góp rất nhiều cho nền kinh tế văn hóa xã hội của địa phương như: tăng thu ngân sách, tạo ra nguồn ngoại tệ lớn góp phần tăng trưởng kinh tế từ đó có điều kiện giải quyết các vấn đề tiêu cực trong xã hội. Tuy nhiên bên cạnh những tác động tích cực, hoạt động du lịch ở Hương Sơn đang xuất hiện những dấu hiệu tiêu cực đó là sự phát triển thiếu bền vững của du lịch, sự suy thoái của môi trường tự nhiên, kinh tế và văn hóa - xã h ộ i... Tất cả là những dấu hiệu cho thấy Hương Sơn đang cần những giải pháp hoàn thiện quản lý hoạt động du lịch tại khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn. v ấ n đề đặt ra trong đề tài này là nghiên cứu những đặc điểm môi trường kinh tế, văn hóa - xã hội, đánh giá chúng trong mối quan hệ qua lại với quản lý hoạt động du lịch để từ đó xây dựng được một số giải pháp hoàn thiện quản lý hoạt động du lịch tại khu di tích này.

Xuất phát từ những cơ sở lý luận và quá trình nghiên cứu hiện trạng quản lý hoạt động du lịch tại khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn, tác giả đề xuất những giải pháp hoàn thiện quản lý hoạt động du lịch tại khu di tích thắng cảnh này với mục đích đóng góp vào việc phát triển du lịch Hương Sơn

tương xứng với tiềm năng du lịch và vị trí, vai trò của nó trong sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và du lịch Hà Nội nói riêng. Tuy nhiên do những điều kiện khách quan và chủ quan, các giải pháp nêu trên mới dừng lại ở mức độ đề xuất, gợi mở.

Với những hạn chế nhất định của mình về lý luận, cũng như thực tiễn, bản luận văn này không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý thầy cô và bạn bè để bài viết được hoàn thiện hơn vì mục đích quản lý khu di tích thắng cảnh Hương Sơn ngày càng đạt hiệu quả cao.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban chấp hành Trung ương Đảng, 2001- 2006. Nghị quyết Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ IX, X. Hà Nội.

2. Bùi Thị Thanh Huyền, 2011. M ột số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lỷ hoạt động tại điểm đến du lịch Hương Sơn, M ỹ Đức, Hà Nội.

3. Chính phủ, 2007. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cẩu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thế thao và Du lịch. Hà Nội.

4. Chính phủ, 2008. Nghị định quy định to chức các cơ quan chuyên mồn thuộc ủ y ban nhân dân tỉnh, thành p h ổ trực thuộc Trung Ương. Hà Nội.

5. Đinh Xuân Kiên, 2004. M ột sổ vẩn đề về du lịch. Hà Nội: NXB quốc gia. 6. Ngô Văn Điểm, 2004. Toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia.

7. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2005. Luật Du lịch. Hà Nội.

8. PGS.TS Nguyễn Hữu Thức, 2012. M ột số lệch chuẩn trong tổ chức và quản lỷ lê hội thời gian qua, số 1 (38), tạp chí Di Sản Văn Hóa.

9. Phạm Trung Lương, 2002. Du lịch sinh thái - những vẩn đề về lỷ luận và thực tiên phát trien ở Việt Nam. Hà Nội: NXB Giáo dục.

10. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch - UBND TP Hà Nội, 2010. Quy hoạch phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

11. Sở Du lịch Hà Tây; Sở VHTT&DL Hà Nội, Báo cáo tình hình hoạt động du lịch các năm từ 2 0 0 6 -2 0 1 0 .

12. Thủ tướng Chính phủ, 2008. Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cẩu tổ chức của Tổng cục du lịch trực thuộc Bộ Văn hóa, Thế thao và Du lịch. Hà Nội.

13. Tống cục du lịch, 2000. Quy hoạch tong thế phát trien Du lịch Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010. Hà Nội.

14. Tạp chí Du Lịch Việt Nam, 2004. Bảo vệ môi trường du lịch và phát triển bền vững. Hà Nội.

15. TS. Vũ Đức Minh, 2008. Giáo trình Tổng quản du lịch. Hà Nội: NXB Thống Kê.

16. Vũ Thị Hoài Châu, 2014. Nghiên cứu du lịch lê hội Chùa Hương ở huyện M ỹ Đức, Hà Nội.

17. TS. Dương Văn Sáu, 2004. Lê hội Việt Nam trong sự phát triến du lịch.

18. UBND huyện Mỹ Đức, Hà Nội, Ke hoạch phát triển hoạt động kinh doanh khu du lịch Hương Sơn.

19. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, 2001. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hà Tây.

20. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, 1998. Quy hoạch phát triển du lịch thẳng cảnh Hương Sơn.

gia giàu có về tài nguyên du lịch nhưng nếu không biết phát huy hết giá trị của tài nguyên đó thì coi như “muối bỏ biển”. Ngược lại có những quốc gia nghèo về tài nguyên du lịch nhưng biết phát huy hợp lý sẽ thu hút được lượng khách du lịch rất lớn và ngành du lịch sẽ phát triển bền vững.

- Đặc điểm tài nguyên du lịch của địa phương: Khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn có tiềm năng du lịch rất phong phú, đa dạng, gồm cả tài nguyên du lịch (TNDL) tự nhiên và TNDL nhân văn. Đây là ưu thế nổi bật nhất của khu di tích, là điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển nhiều loại hình du lịch hấp dẫn như Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa tâm linh, du lịch nông nghiệp, du lịch hội thảo... Do đó đây là nhân tố ảnh hưởng tích cực đến quản lý hoạt động du lịch tại khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn.

1.3 Kinh nghiệm về quản lý hoạt động du lịch gắn với di tích lịch sử văn hóa tại một số địa phương của Việt Nam

* Khu du lịch Đền Hùng - Phú Thọ

Đền Hùng là tên gọi khái quát của Khu di tích lịch sử Đền Hùng - quần thể đền chùa thờ phụng các Vua Hùng và tôn thất của nhà vua trên núi Nghĩa Lĩnh, gắn với Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng được tổ chức tại địa điểm đó hàng năm vào ngày 10 tháng s âm lịch. Đồng thời, Đền Hùng vừa là nơi có phong cảnh đẹp hấp dẫn khách du lịch. Thời gian qua công tác quản lý, đặc biệt trong báo cáo “Tổng kết công tác tổ chức giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm Ất Mùi 2015” của BQL khu di tích Đền Hùng và lãnh đạo tỉnh Phú Thọ đã chỉ ra những mặt tích cực và một số hạn chế, có thể rút ra một số kinh nghiệm sau:

- Công tác tuyên truyền được quan tâm, chú trọng, phản ánh thường xuyên, kịp thời các hoạt động trước và trong thời gian diễn ra lễ hội.

Công tác đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn giao thông trước, trong và sau lễ hội đều được chú trọng, không xảy ra các vụ việc phức tạp liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động du lịch tại khu di tích và thắng cảnh hương sơn hà nội (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)