Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong thu hút FDI

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thu hút FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam (Trang 43 - 46)

1.2 Kinh nghiệm của một số nƣớc trong việc thu hút FDI

1.2.5. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong thu hút FDI

Một là, xây dựng chính sách ưu đãi nhằm thu hút và sử dụng FDI hiệu quả.

Kinh nghiệm của các nước cho thấy, chính sách minh bạch, rõ ràng, ổn định có ý nghĩa hết sức quan trọng trong thu hút vốn FDI. Các nước đang phát triển cần tiếp thu kinh nghiệm này trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật của mình, đặc biệt là khi xây dựng các chính sách liên quan đến hoạt động FDI như:

Miễn thuế thu nhập, thuế công ty, thuế tài sản cho những nhà đầu tư nước ngoài nếu họ tham gia vào những dự án đáp ứng một trong những yêu cầu có khả năng cải thiện cán cân thanh toán, đòi hỏi kỹ thuật-công nghệ cao, khối lượng vốn lớn,…

Chính sách thương mại: Kinh nghiệm của Chính phủ Xingapo tạo điều kiện để chế độ tự do hoá thương mại nhanh chóng đi vào cuộc sống. Ngoài một số mặt hàng cấm xuất khẩu như: ma tuý, vũ khí, đồ cổ,…họ cho phép các công ty trong nước và liên doanh đầu tư nước ngoài được phép xuất khẩu và nhập khẩu các mặt hàng mà luật pháp không cấm, với biểu thuế xuất nhập khẩu hàng hoá là 0 %. Do đó, khích thích được một khối lượng vốn lớn hàng năm của các nhà đầu tư nước ngoài đổ vào.

Chính sách xây dựng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài. Chính phủ Xingapo không ngừng tăng cường đầu tư cho giáo dục. Theo số liệu thống kê từ năm 2001 đến năm 2009, tổng giá trị quốc dân của Xingapo từ 153 tỷ đô la Xingapo tăng lên 257 tỷ đô la Xingapo, tăng gấp 2 lần. Chi cho giáo dục cùng kỳ từ 57,3 tỷ đô là Xingapo tăng lên 146,7 tỷ đô la Xingapo, tăng gấp 3 lần.

Để thu hút FDI, các chính sách ưu đãi về mặt tài chính không đủ hấp dẫn đầu tư mà cần phải mạnh dạn phát triển hình thức FDI phù hợp với cơ cấu tổ chức của TNCs như cho phép thành lập chi nhánh công ty, thành lập công ty theo mô hình công ty mẹ - con và doanh nghiệp 100 % vốn nước ngoài. Đồng thời, cần chuẩn bị hành lang pháp lý để thực hiện lộ trình mở cửa cho nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào các lĩnh vực thương mại, dịch vụ.

Cần mạnh dạn phát triển các hình thức FDI phù hợp với điều kiện thực tế của đất nước trong từng giai đoạn phát triển, đặc biệt là các hình thức BOT và BT để xây dựng cơ sở hạ tầng.

Hai là, xây dựng ngành công nghiệp phụ trợ.

Kinh nghiệm điển hình trong việc xây dựng thành công các nhà thầu phụ cho các nhà đầu tư nước ngoài là của Xingapo, Malayxia và Thái Lan. Ban đầu các công ty địa phương nhận làm đại lý, tiêu thụ hàng hoá, liên doanh, liên kết với TNCs để lắp ráp các sản phẩm, dần dần họ đã trưởng thành và trở thành các nhà thầu phụ, sản xuất các linh kiện, phụ tùng và cuối cùng đã trở thành công ty con của các TNCs.

Ba là, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng.

Kết cấu hạ tầng vững chắc là một yếu tố hết sức quan trọng khi các nhà đầu tư quyết định bỏ vốn vào hoạt động kinh doanh. Việc phát triển các khu chế xuất, khu công nghệ cao là hết sức cần thiết. Đây chính là nơi hội tụ và kết hợp năng lực, chất xám của các nhà khoa học trong và ngoài nước nhằm phát triển công nghệ tiên tiến, hiện đại cho nền kinh tế. Kinh nghiệm của Thái Lan là luôn quan tâm đẩy mạnh xây dựng và cải tạo hệ thống kết cấu hạ tầng, đặc biệt là kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật. Chính phủ Thái Lan rất coi trọng xây dựng hệ thống giao thông, sân bay, bến cảng, các khu công nghiệp, kho bãi, nhà xưởng,…Năm 1990, Thái Lan chỉ có 55 % số kilômét đường được trải nhựa. Nhưng đến năm 2009, Thái Lan đã trải nhựa được 100 % số đường nhựa trong cả nước. Sân bay quốc tế BangKok của Thái Lan là một sân bay lớn trong khu vực Đông Nam Á, được trang bị hiện đại và là đầu mối tới nhiều nơi trên thế giới. Đặc biệt mạng lưới thông tin bưu điện và viễn thông của Thái Lan được bao phủ trên cả nước và quốc tế.

Bốn là, vai trò quản lý nhà nước trong thu hút và sử dụng vốn FDI.

Kinh nghiệm của Xingapo là đã tiến hành các cải cách lớn đối với bộ máy Chính phủ, cải tổ một bước các đơn vị kinh tế tổng hợp thành đơn vị điều hành vĩ mô, điều chỉnh và giảm bớt những đơn vị kinh tế chuyên môn, tăng cường những

điều tiết kinh tế, giám sát và quản lý thị trường, quản lý xã hội phục vụ công cộng. Tóm lại, những bài học kinh nghiệm của các quốc gia nêu trên đã cho chúng ta thấy sự nỗ lực của họ trong thu hút và sử dụng nguồn vốn đầu tư nói chung, cũng như vốn FDI nói riêng. Việt Nam là nước đi sau, nên chúng ta có thể học hỏi được nhiều kinh nghiệm quý báu, vận dụng vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của mình nhằm thu hút ngày càng nhiều vốn FDI của các nhà đầu tư nước ngoài phục vụ hiệu quả cho phát triển nền kinh tế nước ta.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT FDI CỦA HOA KỲ VÀO VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thu hút FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)