3.2 Một số giải pháp nhằm tăng cƣờng thu hút FDI từ Hoa Kỳ vào Việt
3.2.4 Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ
Công nghiệp phụ trợ là bộ phận đặc thù trong cấu thành ngành công nghiệp, chuyên làm chức năng sản xuất những sản phẩm hỗ trợ cho việc tạo ra các sản phẩm hoàn chỉnh, đó là ngành chế tạo các linh kiện, phụ kiện, phụ tùng, nguyên liệu để sơn, nhuộm và những sản phẩm dùng làm bao bì, gói… Công nghiệp phụ trợ theo nghĩa rộng còn bao hàm cả việc sản xuất ra những sản phẩm trung gian cho quá trình sản xuất như sơ chế các nguyên liệu thô hoặc chế tạo một phần những sản phẩm chính tương tự theo tiêu chuẩn kỹ thuật và giấy phép của chính hãng.
Đặc trưng của công nghiệp phụ trợ là sản xuất quy mô nhỏ được thực hiện bởi các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sự tác nghiệp của nó luôn gắn liền với hoạt động sản xuất, kinh doanh của các hãng lớn và có mối liên hệ chặt chẽ về kinh tế và kỹ thuật với các hãng lớn. Khi mối liên hệ trở nên thường xuyên và ổn định thì chúng trở thành vệ tinh của các hãng lớn. Đây cũng là một trong các con đường chủ yếu để các nhà đầu tư cắm nhánh và khai thác thị trường thế giới thông qua việc thu hút các doanh nghiệp vừa và nhỏ vào quỹ đạo hoạt động của mình để hình thành các chi nhánh cấp 2 và cấp 3… với các mối liên kết lỏng và chặt khác nhau.
Mặt khác, thông qua mối liên kết này, các doanh nghiệp của nước nhận đầu tư cũng dễ dàng thâm nhập vào hệ thống phân công lao động của các nhà đầu tư, nhờ đó trình độ kỹ thuật và công nghệ của chúng cũng được nâng cao nhanh chóng. Bởi lẽ, chỉ có phù hợp với yêu cầu về chất lượng, kỹ thuật theo các tiêu chuẩn quốc tế mà các công ty mẹ đại diện, thì doanh nghiệp phụ trợ mới có thể tồn tại như một vệ tinh của các TNCS.
Theo đà phát triển về năng lực sản xuất và trình độ công nghệ, các doanh nghiệp phụ trợ này không chỉ cung cấp sản phẩm cho các xí nghiệp sản xuất trên địa bàn quốc gia mà còn cung cấp cho mạng lưới các xí nghiệp chi nhánh của nhà đầu tư, công ty xuyên quốc gia cắm ở hàng trăm quốc gia trên thế giới. Do đó việc phát triển ngành công nghiệp phụ trợ không chỉ tạo ra sự hấp dẫn của môi trường đầu tư, mà còn là con đường ngắn nhất để hội nhập nền kinh tế quốc gia vào nền
kinh tế khu vực và thế giới thông qua mạng lưới hoạt động của các công ty xuyên quốc gia.
Để thu hút có hiệu quả FDI từ các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ, Việt Nam cần giải quyết bài toán phát triển ngành công nghiệp phụ trợ cùng với tháo gỡ các vướng mắc đang tồn tại ở ngành này. Chúng ta sẽ tập trung cho những lĩnh vực mà Việt Nam có khả năng phát triển sớm cũng như thu hút nguồn vốn FDI lớn từ các TNC Hoa Kỳ. Tuy nhiên, ngoài sự quyết tâm của Chính phủ, để phát triển ngành công nghiệp phụ trợ thì cần có nỗ lực rất lớn trong liên kết, tập hợp doanh nghiệp, phân công chuyên môn hóa hợp lý. Nỗ lực này không chỉ đòi hỏi sự quyết tâm của Chính phủ trong việc ban hành những chính sách hỗ trợ mà bản thân các doanh nghiệp cũng phải tự vươn lên, sản xuất ra những linh kiện, phụ tùng đáp ứng yêu cầu chất lượng của đối tác nước ngoài đặt ra.
Hiện nay đứng trước sự yếu kém của ngành công nghiệp phụ trợ, mũi đột phá là phải tập trung năng lực vật chất để giải quyết. Trước hết, Nhà nước cần rà soát lại các doanh nghiệp để tìm ra các đơn vị sản xuất có tiềm năng cung ứng các bộ phận, linh kiện, phụ kiện với chất lượng và giá thành cạnh tranh, từ đó tăng cường hỗ trợ về vốn, công nghệ để tiềm năng trở thành hiện thực. Chính phủ phải có chế độ khuyến khích thỏa đáng cho các doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thành công trong việc sản xuất và cung cấp sản phẩm công nghiệp phụ trợ đạt hiệu quả và chất lượng tốt.
Để phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, kinh nghiệm của nhiều quốc gia cho thấy cần áp dụng biện pháp nâng cao thuế suất linh kiện nhập khẩu, nhưng chính sách này phải đồng thời với chính sách bảo hộ sản phẩm nguyên chiếc. Trong điều kiện hiện nay của Việt Nam, không thể bảo hộ sản phẩm nguyên chiếc thì phải thực thi một định hướng khác. Chính sách tối ưu hiện nay là nhanh chóng tăng năng lực cạnh tranh để xuất khẩu được sản phẩm nguyên chiếc, từ đó quy mô sản xuất trong nước được tăng nhanh, tạo điều kiện để các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm công nghiệp phụ trợ đầu tư mở rộng sản xuất. Việc đầu tư cho phát triển sản xuất sản
phẩm phụ trợ thường phải đối mặt với nhiều bất trắc, rủi ro, chính vì vậy, giữa nhà sản xuất và lắp ráp phải có cam kết như cung cấp dịch vụ tư vấn, thiết bị, kỹ thuật của chính hãng để các cơ sở cung cấp linh kiện có niềm tin, an tâm đầu tư mở rộng sản xuất. Chúng ta cũng cần nhận thức rằng mỗi doanh nghiệp nên có sự linh hoạt, năng động để tìm lối đi riêng phù hợp với mình, không thể đòi hỏi nhà lắp ráp tìm đến mình, hoặc thấy họ không có thông tin phản hồi về sản phẩm mà nản lòng không quyết định đầu tư. Các nhà lắp ráp chỉ trả tiền cho những sản phẩm đúng với giá trị thực của nó, với chất lượng cao, thời gian giao hàng chuẩn. Như vậy, công nghiệp phụ trợ là một yếu tố quan trọng để nhằm tăng tính hấp dẫn của môi trường đầu tư của Việt Nam, để thu hút đầu tư từ các công ty xuyên quốc gia, đặc biệt là các TNC Hoa Kỳ.