Những thách thức

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới ( WTO ) - thực trạng và giải pháp (Trang 28 - 33)

Thứ nhất, phải mở cửa thị trường trong nước, cạnh tranh sẽ khốc liệt hơn ngay tại thị trường trong nước.

Để có thể gia nhập WTO, Việt Nam bắt buộc phải mở cửa nền kinh tế, phải giảm thuế quan và dỡ bỏ các hàng rào phi thuế, không đƣợc bảo hộ cho các doanh nghiệp trong nƣớc hay trợ cấp xuất khẩu... Mức độ mở cửa của nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào kết quả đàm phán đa phƣơng và song phƣơng đối với các mặt hàng cụ thể. Vì vậy, hàng hoá nƣớc ngoài sẽ tràn vào thị trƣờng Việt Nam tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt ở thị trƣờng nội địa.

Trong lĩnh vực dịch vụ, Việt Nam phải tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc cơ bản của WTO nhƣ tối huệ quốc (MFN), đãi ngộ quốc gia (NT), cam kết mở cửa thị trƣờng.. Tuy nhiên, hiện tại vẫn tồn tại những khó khăn nhất định đối với Việt Nam trong việc mở cửa các lĩnh vực tài chính và viễn thông. Tài chính là một ngành chịu sự kiểm soát lớn của chính phủ. Mặc dù trải qua hơn 15 năm cải cách, hệ thống ngân hàng ở Việt Nam đã tƣơng đối phát triển và đƣợc hiện đại hoá đáng kể, tuy nhiên vẫn còn tồn tại hàng loạt vấn đề nhƣ: việc cho vay mang tính chất bao cấp vẫn còn nặng nề, tình hình nợ khó đòi khá nghiêm trọng, khả năng cạnh tranh thực sự của các ngân hàng Việt Nam còn yếu kém... Trong khi đó, sau khi gia nhập WTO, Việt Nam phải cam kết mở cửa lĩnh vực tài chính, ngân hàng cho các doanh nghiệp nƣớc ngoài và các doanh nghiệp này sẽ đƣợc hƣởng nguyên tắc đãi ngộ quốc gia, tức là họ sẽ có những đặc quyền giống nhƣ các doanh nghiệp nội địa. Lúc đó các ngân hàng Việt Nam sẽ phải tham gia cạnh tranh thực sự.

Thị trƣờng chứng khoán ở Việt Nam mới đƣợc hình thành trong những năm gần đây, còn hết sức sơ khai. Luật và cơ chế hoạt động của thị trƣờng chứng khoán ở Việt Nam còn rất nhiều thiếu sót và không rõ ràng. Trong khi đó gia nhập WTO, Việt Nam sẽ phải cam kết mở cửa thị trƣờng trong lĩnh vực này.

Ngành viễn thông của Việt Nam trong thời gian qua đã có sự phát triển khá nhanh và năng động, tuy nhiên nó vẫn là ngành bị chính phủ kiểm soát

khá lớn. Đối với các công ty nƣớc ngoài mặc dù đã có sự mở cửa nhất định nhƣng còn bị hạn chế cả về lĩnh vực, mức độ tham gia cổ phần cũng nhƣ lộ trình thực hiện... Khi tham gia WTO, Việt Nam sẽ phải mở cửa thực sự khu vực này, vì vậy vấn đề độc quyền của ngành viễn thông và khả năng cạnh tranh thực sự của nó cần phải đƣợc tính đến.

Việt Nam là một nƣớc nông nghiệp, nhƣng vẫn tồn tại nhiều yếu kém nội tại trong sự phát triển nông nghiệp. Khu vực nông nghiệp của Việt Nam còn lạc hậu về cơ sở vật chất kỹ thuật lẫn cơ chế quản lý, chất lƣợng sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam chƣa cao (cả về tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh và an toàn thực phẩm...). Tất cả những điều đó sẽ làm giảm đáng kể khả năng cạnh tranh của nông phẩm Việt Nam ngay trên thị trƣờng trong nƣớc khi Việt Nam gia nhập WTO bởi vì hàng hoá nông phẩm của Việt Nam phải đối mặt với nông phẩm nhập khẩu có giá thành hạ từ nƣớc ngoài.

Thứ hai, sức ép cải cách các doanh nghiệp Việt Nam sẽ lớn, nhiều doanh nghiệp bị phá sản hoặc chuyển đổi sản xuất kinh doanh.

Theo đánh giá năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay còn thấp. Số các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ lệ lớn (65% doanh nghiệp có vốn dƣới 5 tỷ đồng, hầu hết chƣa xây dựng thƣơng hiệu cho sản phẩm của mình…). Vì thế khi gặp phải sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp nƣớc ngoài chắc chắn nhiều doanh nghiệp phải chuyển đổi sản xuất kinh doanh hoặc thu hẹp sản xuất hoặc giải thể.

Gia nhập WTO, trong giai đoạn đầu, do độc quyền bị loại bỏ, bao cấp và trợ cấp của nhà nƣớc bị cắt giảm, do đó hầu hết các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nƣớc vẫn quan trông chờ vào sự bảo trợ của nhà nƣớc sẽ bị ảnh hƣởng nặng nề.

Thứ ba, phải tiến hành bảo hộ trí tuệ cho các sản phẩm nước ngoài, sửa đổi quy định về đầu tư, thương mại theo hướng có lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài..

Tại vòng đàm phán Urugoay, Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thƣơng mại của Quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) đã đƣợc ký kết. Đây là một vấn đề quan trọng, thƣờng xuyên đƣợc đƣa ra bàn bạc trong WTO, đây cũng là vấn đề bất đồng về lợi ích giữa các nƣớc phát triển và đang phát triển.

Gia nhập WTO, Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc thực hiện các cam kết về quyền sở hữu trí tuệ. Ngoài những quy định về nhãn hiệu thƣơng mại, Luật bản quyền tác giả và việc bảo vệ các thiết kế công nghiệp, Việt Nam chƣa có các luật về các chƣơng trình âm thanh, hình ảnh, chƣơng trình phần mềm máy tính... Các công ty cũng nhƣ ngƣời dân Việt Nam chƣa có thói quen tuân thủ quyền sở hữu trí tuệ... Trong khi đó các thành viên WTO lại rất quan tâm đến vấn đề này và coi đó là nội dung quan trọng trong các cuộc đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam.

Việt Nam cũng phải điều chỉnh, sửa đổi lại các quy định về đầu tƣ, thƣơng mại theo hƣớng có lợi cho các doanh nghiệp nƣớc ngoài nhƣ phải mở cửa thị trƣờng một số ngành dịch vụ quan trọng mà trƣớc đây doanh nghiệp nƣớc ngoài không đƣợc phép tiếp cận; Đối xử công bằng với doanh nghiệp nƣớc ngoài nhƣ doanh nghiệp trong nƣớc theo quy chế đãi ngộ quốc gia.

Thứ tư, phải cải cách kinh tế, hoàn thiện chính sách, pháp luật cho phù hợp quy định của tổ chức WTO.

Sau gần 20 năm thực hiện chính sách mở cửa và đổi mới, 10 năm chuẩn bị cho việc gia nhập WTO, Việt Nam đã đạt đƣợc những tiến bộ trong việc chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, khi tham gia vào WTO, thách thức đối với việc thực hiện các cam kết về luật

pháp, thể chế và đặc biệt là mở cửa thị trƣờng trong lĩnh vực dịch vụ nhạy cảm nhƣ tài chính, ngân hàng, bƣu chính viễn thông, điện lực... chắc chắn sẽ rất lớn.

Với hệ thống chính sách thƣơng mại và các chính sách vĩ mô có liên quan của Việt Nam còn nhiều bất cập và thiếu đồng bộ nhƣ hiện nay thì việc điều chỉnh những chính sách thƣơng mại cũ và xây dựng các chính sách thƣơng mại mới cho phù hợp các nguyên tắc của WTO, đồng thời hƣớng dẫn thực hiện có hiệu quả các chính sách nêu trên là công việc cấp thiết, khó khăn đồi hỏi một sự nỗ lực của cả Chính phủ lẫn doanh nghiệp. Nhiều quy định luật pháp cần tiếp tục đƣợc rà soát và bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với quy định của WTO.

Có thể nói, gia nhập WTO có thể là cuộc trắc nghiệm khó khăn nhất đối với hệ thống luật pháp của Việt Nam. Việt Nam phải cam kết thực hiện những tiêu chuẩn quốc tế về sự minh bạch, tính đồng bộ, tính công bằng và tính hợp lý. Công bố công khai: các luật, quy định và các quyết định của toà án liên quan đến thƣơng mại cần phải đƣợc công bố công khai để cho công chúng và thế giới biết trƣớc khi chúng có hiệu lực. Mọi yêu cầu về thông tin, thắc mắc và bình luận đều phải đƣợc giải đáp. Tính đồng bộ có nghĩa là các chính quyền địa phƣơng không đƣợc đƣa ra những đạo luật riêng không thống nhất với những quy định của WTO, tức là chính quyền địa phƣơng phải tuân thủ các nguyên tắc của WTO. Tính công bằng yêu cầu không chấp nhận bất cứ sự thiên vị nào trong việc thực hiện pháp luật. Để tuân thủ tính đồng bộ và tính công bằng, các đạo luật cũng phải mang tính chất hợp lý, phù hợp. So với những tiêu chuẩn quốc tế đó thì hệ thống luật pháp của Việt Nam còn nhiều yếu kém. Ngoài ra, tuy Việt Nam đã có Luật thƣơng mại và Luật đầu tƣ nƣớc ngoài, nhƣng chúng ta còn thiếu nhiều luật trong những lĩnh vực thƣơng mại

cụ thể. Điều đó sẽ gây khó khăn đáng kể cho Việt Nam khi làm việc với các công ty nƣớc ngoài.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới ( WTO ) - thực trạng và giải pháp (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)