Kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc gia nhập WTO

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới ( WTO ) - thực trạng và giải pháp (Trang 66 - 70)

Ngày 10/11/2001, tại Doha (thủ đô Cata), Hội nghị lần thứ 4 cấp Bộ trƣởng các nƣớc thành viên tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO) đã nhất trí thông qua quyết định về việc Trung Quốc gia nhập Tổ chức thƣơng mại thế giới. 30 ngày sau, quốc gia này chính thức trở thành thành viên WTO, sau 15 năm chuẩn bị [47, tr.43].

Mục tiêu của Trung Quốc khi gia nhập WTO là muốn tạo động lực tăng tốc quá trình cải cách mở cửa, hiện đại hoá đất nƣớc. Hiện nay, khi đã là thành viên của WTO, nƣơc này đã đứng trƣớc những cơ hội, và thách thức không nhỏ.

Trong 15 năm phấn đấu gia nhập WTO, Trung Quốc một mặt kiên trì những nguyên tắc, đồng thời đã rất linh hoạt trong đàm phán nhằm gia nhập

WTO. Trung Quốc đƣa ra 3 quan điểm có tính nguyên tắc là sân chơi thƣơng mại toàn cầu sẽ không hoàn chỉnh nếu không có sự tham gia của nƣớc đang phát triển lớn nhất nhƣ Trung Quốc, tiếp theo, Trung Quốc cần tham gia WTO với tƣ cách là một nƣớc đang phát triển. Cuối cùng, Trung Quốc tham gia WTO với nguyên tắc cân bằng giữa quyền lợi và nghĩa vụ. Trong quá trình đàm phàn, Trung Quốc luôn giữ vững nguyên tắc này nhƣng đồng thời cũng sẵn sàng đƣa ra những nhƣợng bộ cần thiết để có đƣợc những nhƣợng bộ của đối phƣơng.

Tuy nhiên, không thể nói thành công của Trung Quốc trong việc gia nhập WTO hoàn toàn là kết quả trên bàn đàm phán, hoặc chủ yếu là do kết quả đàm phán. Nguyên nhân sâu xa và chủ yếu đƣa tới thành công của Trung Quốc trong việc gia nhập WTO chính là những thành tựu trong cải cách, mở cửa, phát triển kinh tế hơn 20 năm qua. Một số kinh nghiệm có thể rút ra từ thực tiễn gia nhập WTO của Trung Quốc nhƣ sau:

- Về cải cách và hoàn thiện luật pháp:

Một là, Trung Quốc coi việc cải cách và hoàn thiện hệ thống luật pháp là nội dung quan trọng nhất trong toàn bộ tiến trình gia nhập WTO, sau đó là định ra đƣợc một lộ trình cải cách và hoàn thiện thích hợp vừa có thể đáp ứng yêu cầu của WTO, vừa có thể bảo vệ quyền lợi và lợi ích chính đáng của cả đất nƣớc, cũng nhƣ của doanh nghiệp nội địa.

Hai là, do những quy tắc của WTO đƣợc xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc của kinh tế thị trƣờng, nên việc cải cách và hoàn thiện hệ thống pháp luật cho phù hợp với WTO cũng chính là đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế thị trƣờng.

Ba là, muốn đẩy nhanh tiến độ lập pháp và nâng cao chất lƣợng lập pháp, kinh nghiệm Trung Quốc cho thấy cần phải thực hiện chế độ uỷ thác pháp luật, tức là ngoài việc trao quyền cho các bộ, ngành hữu quan, nên giao cho những tổ chức và cá nhân (nếu có thể) am hiểu và có trình độ pháp luật cao cùng soạn thảo.

Bốn là, trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật thì việc thanh lọc, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật về hành chính là phức tạp nhất. Kinh nghiệm của Trung Quốc trong xử lý vấn đề này là đƣa ra một số nguyên tắc nhƣ “ban ngành nào ban hành thì ban ngành đó giải quyết”, nhƣng dƣới sự điều phối của một cơ quan chức năng.

- Về cải cách chính sách kinh tế vĩ mô:

Trong vấn đề cải cách chính sách kinh tế vĩ mô, bài học quan trọng nhất của Trung Quốc trong tiến trình gia nhập WTO chính là chủ động cải cách chính sách kinh tế vĩ mô gắn liền với cải cách thể chế. Bởi vì, theo Trung Quốc, mức độ sẵn sàng gia nhập WTO phụ thuộc rất lớn vào sự vững mạnh của thể chế kinh tế vĩ mô và “sự chuyển đổi chức năng của chính phủ”. Nếu chính phủ không thích ứng với thể chế thị trƣờng, vẫn duy trì tƣ duy, cách làm và công cụ cũ thì không thể đối phó với quá trình tự do hoá và hội nhập kinh tế, ngƣợc lại còn trở thành lực cản cho tiến trình này.

- Về biện pháp hạn chế những tác động tiêu cực tới các ngành kinh tế chủ chốt:

Để hạn chế tới mức tối thiểu những tác động tiêu cực và hấp thụ đƣợc ở mức tối đa những tác động tích cực, Trung Quốc, một mặt, đẩy mạnh công cuộc cải cách cơ cấu nền kinh tế, đặc biệt là cải cách hệ thống tài chính - tiền tệ. Mặt khác, Trung Quốc cũng luôn cố gắng tận dụng những điều khoản tự

bảo vệ của WTO để bảo hộ một cách hợp lý những ngành có liên quan đến ninh kinh tế. Những ngành nhạy cảm (tài chính, ngân hàng...) đƣợc Trung Quốc tự do hoá một cách tuần tự, với những bƣớc đi thích hợp, phù hợp với điều kiện cụ thể trong nƣớc cũng nhƣ với nguyên tắc cơ bản của WTO.

- Về biện pháp hạn chế những tác động tiêu cực tới các vấn đề xã hội:

Kinh nghiệm Trung Quốc cho thấy, nguồn gốc trực tiếp tác động tiêu cực tới các vấn đề xã hội khi Trung Quốc gia nhập WTO là sự khác biệt trong cơ hội việc làm và trình độ nguồn nhân lực. Việc tự do hoá di cƣ lao động và đầu tƣ mạnh mẽ cho giáo dục tại khu vực nông thôn là giải pháp cơ bản Trung Quốc đang áp dụng để hạn chế tác đông tiêu cực tới xã hội do việc Trung Quốc gia nhập WTO.

Tóm lại, quá trình đàm phán, chuẩn bị gia nhập WTO của Việt Nam đến ay đã đƣợc 10 năm (1995 - 2005) và đạt đƣợc rất nhiều kết quả khả quan. Tuy nhiên quá trình này vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra cần phải giải quyết. Để giải quyết những vấn đề còn tồn tại đó, đòi hỏi chính phủ phải có hệ thống giải pháp đồng bộ trên nhiều khía cạnh. Hiện nay, Trung Quốc đã gia nhập WTO và đạt đƣợc nhiều thành tựu, nhiều kinh nghiệm của Trung Quốc trong thực tiễn gia nhập WTO là tài liệu tham khảo cho Việt Nam trong quá trình gia nhập WTO.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới ( WTO ) - thực trạng và giải pháp (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)