các doanh nghiệp; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế
Môi trƣờng đầu tƣ, kinh doanh của nƣớc ta trong những năm qua đã đƣợc cải thiện nhiều. Tuy nhiên nếu so với các quốc gia trong khu vực thì môi trƣờng đầu tƣ của ta còn nhiều yếu kém: cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, chi phí các loại dịch vụ đầu vào cho sản xuất đều rất cao, các lĩnh vực bị cấm hoặc hạn chế đầu tƣ còn nhiều, lực lƣợng lao động đƣợc đào tạo, có tay nghề còn hạn chế...
Để gia nhập WTO có hiệu quả, Nhà nƣớc cần phải tiếp tục đổi mới và cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, kinh doanh nhằm tạo môi trƣờng kinh doanh thông thoáng, bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế. Những giải pháp cụ thể nhƣ sau:
Thứ nhất, tiếp tục quá trình đổi mới và cải cách nền kinh tế.
Dựa vào những yêu cầu của WTO, Việt Nam cần tiếp tục quá trình đổi mới và cải cách một cách toàn diện, sâu sắc, nhanh chóng hình thành môi trƣờng thể chế và cơ chế có thể tƣơng hợp với hệ thống quy tắc của WTO. Đồng thời, Việt Nam cũng cần đẩy mạnh quá trình thiết lập hệ thống thị trƣờng đồng bộ, thống nhất và kiện toàn cơ chế vận hành của hệ thống đó một cách thống nhất, có trật tự, quy phạm rõ ràng. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh quá trình cải cách và phát triển các doanh nghiệp nhà nƣớc, trong đó tập trung giải quyết sớm các vấn đề nợ nần và tạo khả năng huy động vốn phát triển cho các doanh nghiệp này bằng cơ chế mới.
Thứ hai, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tham gia tích cực vào hệ thống phân công và hợp tác lao động quốc tế.
Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tham gia tích cực vào hệ thống phân công và hợp tác lao động quốc tế, đặc biệt là quá trình phân công và hợp tác lao động trong một ngành sản xuất, trong cùng một dây chuyền giá trị. Tiến hành điều tra, phân loại, đánh giá khả năng cạnh tranh của các loại sản phẩm hàng hoá và dịch vụ để xác định các kênh thƣơng mại chủ yếu của nền kinh tế theo các ngành hàng, mặt hàng và sản phẩm dịch vụ cụ thể. Xây dựng các chính sách hỗ trợ, khuyến khích qua thuế, tín dụng đối với những ngành công nghiệp hƣớng tới xuất khẩu. Tăng cƣờng đào tạo nguồn lao động có kỹ năng phục vụ cho các ngành công nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thƣơng mại. Từ đó, hình thành và phát triển cơ cấu thƣơng mại của nền kinh tế phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm khai thác lợi thế so sánh, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam và nâng cao tính hiệu quả của cả nền kinh tế.
Thứ ba, tăng cƣờng cho các doanh nghiệp thâm nhập thị trƣờng quốc tế,
thực hiện chính sách khuyến khích xuất khẩu phù hợp với yêu cầu WTO. Việt Nam phải phát triển thƣơng mại điện tử. Tìm kiếm các hình thức mới hỗ trợ xúc tiến thƣơng mại, đổi mới cơ chế sử dụng Quỹ xúc tiến thƣơng mại. Xây dựng chƣơng trình xúc tiến thƣơng mại cho một số sản phẩm có năng lực cạnh tranh trong tƣơng lai. Nghiên cứu thành lập trung tam xúc tiến thƣơng mại tại một số thị trƣờng trọng điểm. Hợp tác với công ty thƣơng mại nƣớc ngoài, ngân hàng nƣớc ngoài để tổ chức hoạt động xúc tiến trên thị trƣờng quốc tế. Tổ chức nghiên cứu thị trƣờng, xây dựng hệ thống thông tin dự báo thị trƣờng. Đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ thƣơng mại và ngoại giao ở nƣớc ngoài về thu thập và phân tích thông tin.