Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý thu thuế giá trị gia tăng của Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh (Trang 28 - 31)

1.2. Quản lý thu thuế giá trị gia tăng của cục thuế đối với doanh nghiệp

1.2.1. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh đƣợc hiểu là những doanh nghiệp đƣợc thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp năm 2005 trong đó khu vực tƣ nhân chiếm tỷ lệ vốn góp chi phối (trên 51%) bao gồm các công ty trách nhiệm hữu hạn một hoặc nhiều thành viên, các doanh nghiệp tƣ nhân, các công ty cổ phần và các công ty hợp danh. [4]

- Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ sở

hữu và cá nhân chủ sở hữu đó chỉ đƣợc làm chủ sở hữu một doanh nghiệp tƣ nhân; không đƣợc đồng thời làm chủ sở hữu của doanh nghiệp tƣ nhân khác hoặc chủ sở hữu hộ kinh doanh và thành viên hợp danh của công ty hợp danh. Cá nhân chủ sở hữu tự quyết định cơ cấu tổ chức và đích thân trực tiếp quản lý, thực hiện các hoạt động kinh doanh và là ngƣời đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; cá nhân chủ sở hữu chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và doanh nghiệp tƣ nhân không phải là pháp nhân.

- Công ty trách nhiệm hữu hạn đƣợc chia thành 02 loại: Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên. Sự khác biệt cơ bản giữa hai loại hình doanh nghiệp này là nằm ở cơ cấu tổ chức quản lý hay cách thực hiện quyền chủ sở hữu.

+ Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu, chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

+ Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên là doanh nghiệp trong đó thành viên có thể là tổ chức hoặc cá nhân, số lƣợng không đƣợc vƣợt quá 50.

Dù là công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên hay công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên thì đều có các đặc điểm sau: số lƣợng thành viên không quá 50; trách nhiệm của các thành viên giới hạn trong phạm vi số vốn cam kết góp vào công ty; phần vốn góp chuyển nhƣợng đƣợc nhƣng có điều kiện; không đƣợc phát hành chứng khoán; công ty là một pháp nhân độc lập và tách biệt về trách nhiệm với các thành viên.

- Công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó vốn điều lệ đƣợc chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lƣợng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lƣợng tối đa; cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; cổ đông có quyền tự do chuyển nhƣợng cổ phần của mình cho ngƣời khác, trừ trƣờng hợp quy định của Luật doanh nghiệp 2005.

Công ty cổ phần có tƣ cách pháp nhân kể từ ngày đƣợc cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn. Tài sản của cá nhân và của doanh nghiệp tách biệt nhau và

cá nhân chỉ chịu trách nhiệm đối với hoạt động của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn góp vào giống nhƣ loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn.

- Công ty hợp danh là doanh nghiệp có ít nhất hai thành viên là cá nhân,

trong đó phải có ít nhất một thành viên hợp danh; ngoài thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn; thành viên hợp danh phải là cá nhân, còn thành viên góp vốn có thể là cá nhân, tổ chức; thành viên hợp danh chịu trách nhiệm liên đới và vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ và nghĩa vụ khác của doanh nghiệp; còn thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi giá trị số vốn góp vào công ty; thành viên hợp danh có quyền quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh của công ty; còn thành viên góp vốn không có quyền quản lý công ty; trƣờng hợp thành viên góp vốn tham gia quản lý, điều hành công ty, thành viên đó đƣơng nhiên đƣợc gọi là thành viên hợp danh; công ty hợp danh có tƣ cách pháp nhân và không đƣợc phát hành chứng khoán.

Đặc điểm của doanh nghiệp ngoài quốc doanh:

- Số lƣợng doanh nghiệp lớn, luôn chiếm tỷ trọng trên 80% tổng số doanh nghiệp. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có xu thế phát triển phù hợp với nền kinh tế thị trƣờng. Hoạt động rộng khắp trong mọi lĩnh vức sản suất kinh doanh, phát triển rộng khắp trên mọi địa bàn.

- Doanh nghiệp ngoài quốc doanh tạo ra đƣợc một khối lƣợng lớn công việc cho xã hội, thu hút và giải quyết đƣợc nhiều việc làm cho ngƣời lao động nhất là lực lƣợng lao động phổ thông. Góp phần nâng cao thu nhập, đời sống cho ngƣời dân, đảm bảo giữ gìn ổn định kinh tế - xã hội – an ninh – quốc phòng.

- Doanh nghiệp ngoài quốc doanh thƣờng là có quy mô nhỏ và vừa, nguồn vốn đầu tƣ còn nhiều hạnh chế do vậy nhu cầu về vốn rất cao đây là

nguồn động lực thúc đẩy thị trƣờng tài chính, ngân hang phát triển nhằm thu hút đƣợc mọi nguồn lực tài chính nhàn rỗi trong nhân dân.

- Bên cạnh những ƣu điểm thì doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn bộc lộ nhƣng đặc điểm hạn chế sau: Trình độ, nhận thức của nhiều doanh nghiệp còn bất cập dẫn đến việc chấp hành các quy định của pháp luật còn chƣa nghiêm nhƣ: Gian lận thƣơng mại, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, hạch toán, kê khai thuế còn sai, thiếu hoặc trốn thuế. Phần lớn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có quy mô nhỏ và vừa do vậy còn chịu ảnh hƣởng rất lớn của biến động thị trƣờng đãn đến nhiều khi không làm chủ đƣợc kế hoạch sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý thu thuế giá trị gia tăng của Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)