Một số kiến nghị để thực hiện giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý thu thuế giá trị gia tăng của Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh (Trang 88 - 96)

3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý thu thuế giá trị gia tăng

3.2.5. Một số kiến nghị để thực hiện giải pháp

3.2.5.1. Kiến nghị với Cục Thuế Vĩnh Phúc

- Đổi mới cơ chế quản lý tài chính và biên chế, thúc đẩy việc sắp xếp, tổ chức bộ máy, xây dựng lực lƣợng trong sạch vững mạnh, có trình độ

chuyên môn cao, chủ động sắp xếp lại tổ chức bộ máy và nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ công chức ngành thuế theo hƣớng tinh gọn, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý thuế; sử dụng kinh phí đƣợc giao gắn với kết quả và hiệu quả hoạt động tổ chức thu ngân sách nhà nƣớc; Trao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm cho thủ trƣởng đơn vị trong tổ chức công việc, sử dụng lao động và sử dụng các nguồn lực tài chính.

- Quán triệt sâu sắc nội dung kết luận của TW, chỉ thị, Nghị quyết của Tỉnh phòng chống tham nhũng, Lãnh đạo Cục thuế Vĩnh Phúc đã chỉ đạo các bộ phận chuyên môn xây dựng các văn bản về định mức chi tiêu, các chƣơng trình hành động nhằm cụ thể hoá nội dung phòng chống tham nhũng trong đơn vị mình một cách hiệu quả.

- Tiếp tục triển khai công tác cải cách thủ tục hành chính (theo đề án 30 của Chính phủ) với phƣơng châm đơn giản hoá thủ tục hành chính, phục vụ Ngƣời nộp thuế đến đăng ký kê khai, nộp thuế nhanh nhất, thuận tiện nhất.

- Tiếp tục xây dựng và phát triển hệ thống tin học, nhằm đáp ứng yêu cầu công tác quản lý thuế trong giai đoạn mới. Tăng cƣờng công tác đào tạo và bồi dƣỡng nâng cao trình độ sử dụng, khai thác thông tin trên máy tính cho cán bộ thuế. Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu quản lý thuế đặc biệt là công tác kê khai thuế qua mạng.

- Tăng cƣờng kỷ luật, kỷ cƣơng, chú trọng giáo dục rèn luyện đạo đức tác phong, kỹ năng giao tiếp ứng xử văn minh lịch sự, tận tâm, tận tuỵ với công việc đƣợc giao, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức thuế, cơ quan thuế phát triển vững mạnh.

- Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức thuế nhằm nâng cao trình độ, năng lực quản lý thuế cho cán bộ, công chức; Phối hợp với các phòng ban chức năng xây dựng kế hoạch, tự bồi dƣỡng, tập huấn, tập trung chủ yếu vào các kỹ năng, kiến thức

quản lý thuế cho các cán bộ thuế, với mục tiêu phát huy có hiệu quả nguồn nhân lực trong toàn ngành.

3.2.5.2. Kiến nghị với cơ quan nhà nước cấp trên

- Tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong quản lý thuế nói chung và quản lý thu thuế GTGT nói riêng. Các thủ tục liên quan đến quản lý thuế GTGT còn rƣờm rà và gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp vì vậy trong thời gian tới cần có những sửa đổi bổ xung hợp lý cho phù hợp với điều kiện mới.

- Đề nghị ngân sách Nhà nƣớc tiếp tục thực hiện việc đầu tƣ cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ cho việc quản lý thuế đƣợc đồng bộ, thống nhất trên phạm vi cả nƣớc giúp cho cơ quan thuế cấp dƣới dễ dàng theo dõi, quản lý ngƣời nộp thuế một cách dễ dàng, và chính xác.

- Chính phủ nên có những biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong việc giãn thuế, giảm thuế nhằm mục đích giúp doanh nghiệp vƣợt qua thời kỳ khó khăn. Hiện tại nhiều doanh nghiệp trong tình trạng khó khăn về mặt tài chính, khó có khả năng hoàn thành các nghĩa vụ thuế. Vì vậy đề nghị Chính phủ trình quốc hội xem xét có những biện pháp cụ thể để hỗ trợ cho các doanh nghiệp đƣợc nợ thuế, hoặc giảm thuế giúp họ trụ vững trên thị trƣờng. Đây cũng là một giải pháp cơ bản để nuôi dƣỡng nguồn thu, chỉ khi nào các nguồn thu đƣợc quan tâm, nuôi dƣỡng và có điều kiện phát triển thì khi đó công tác quản lý thu thuế mới mang lại hiệu quả.

- Đề nghị Chính phủ, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế thực hiện việc tuyên truyền trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng để nâng cao ý thức của ngƣời dân, doanh nghiệp trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nƣớc. Tuyên truyền cho ngƣời dân, doanh nghiệp hiểu rằng nộp thuế là yêu nƣớc, nộp thuế để phát triển đất nƣớc từ đó giúp họ có niềm tự hào đƣợc nộp thuế để xây dựng và bảo vệ đất nƣớc.

3.2.6. Những vấn đề tiếp tục nghiên cứu:

Nhằm nâng cao hiêụ quả quản lý thu thuế GTGT ở Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc đối với khối doanh nghiệp Ngoài quốc doanh. Trong thời gian tới tiếp tục nghiên cứu những nội dung sau:

- Nghiên cứu về việc các bộ phận chức năng liên quan đối với việc thực hiện các quy trình quản lý nhƣ: Tuyên truyền hôc trợ ngƣời nộp thuế, quy trình đăng ký thuế, quy trình kê khai thuế, quy trình kiểm tra, thanh tra thuế, quy trình quản lý nợ và cƣỡng ché nợ thuế… Nhằm chỉ ra những tồn tại trong quá trình thực hiện quy trình và có những kiến nghị kịp thời với các cơ quan cấp trên hoàn thiện hơn về quy trình quản lý.

- Nghiên cứu về mặt chính sách thuế nói chung và thuế GTGT nói riêng, nhằm kiến nghị với các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền kịp thời sửa đổi, bổ sung về chính sách nhằm hoàn thiện và đảm bảo tăng thu ngân sách theo quy định của pháp luật.

- Nghiên cứu về luật quản lý thuế nhằm đƣa ra những điểm còn hạn chế, còn phức tạp trong quá trình quản lý thuế, kiến nghị sửa đổi, bổ sung theo hƣớng thuận tiện cho ngƣời nộp thuế nhƣng vẫn đảm bảo thu đúng, thu dủ, thu kịp thời các khoản thuế phát sinh vào Ngân sách nhà nƣớc.

KẾT LUẬN

Thuế GTGT là một sắc thuế quan trọng, là một nguồn thu quan trọng của ngân sách Nhà nƣớc, đồng thời thuế GTGT cũng là một công cụ để nhà nƣớc thực hiện điều tiết kinh tế vĩ mô. Thuế GTGT có liên quan, ảnh hƣởng đến mọi mặt đời sống kinh tế xã hội và có tác động sâu rộng đến các tầng lớp dân cƣ vì vậy viê ̣c quản lý thuế GTGT nói chung và quản lý thu thế GTGT nói riêng cần đƣợc quan tâm và hoàn thiện hơn nữa.

Trong thời gian vừa qua, quản lý thu thuế GTGT của Cục Thuế Vĩnh Phúc đối với khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã đạt đƣợc nhiều thành tích rất đáng khích lệ, công tác thu thuế GTGT luôn hoàn thành do với dự toán mà cấp trên giao cho, số thu thuế có sự tăng trƣởng nhanh. Tuy nhiên, việc quản lý thu thuế GTGT vẫn còn tồn tại những bất cập nhƣ tỷ lệ kê khai thuế đúng hạn còn ở mức thấp, tỷ lệ nợ đọng thuế còn lớn và kéo dài…

Là một cán bộ công chức thuế đang công tác tại Cục Thuế Vĩnh Phúc, tác giả đã bám sát vào cơ sở lý luận, mục tiêu nghiên cứu của đề tài để hệ thống hoá đƣợc một số vấn đề cơ bản nhƣ sau:

- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về thuế, về thuế GTGT và công tác quản lý thu thuế GTGT của Cục Thuế cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng đối với khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

- Tác giả cũng đi sâu phân tích thực trạng quán lý thu thuế GTGT của Cục Thuế Vĩnh Phúc đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có quy mô lớn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Từ việc phân tích thực trạng, tác giả đã đánh giá đƣợc những điểm mạnh, điểm yếu trong công tác quản lý thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, đồng thời cũng chi ra một số nguyên

- Trên cơ sở hệ thống hoá cơ sở lý luận và phân tích thực trạng công tác quản lý thu thuế GTGT của Cục Thuế Vĩnh Phúc đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tác giả mạnh dạn đƣa ra một số giải pháp cơ bản để từng bƣớc hoàn thiện quản lý thu thuế GTGT tại Cục Thuế Vĩnh Phúc và đƣa ra một số kiến nghị với Cục Thuế Vĩnh Phúc cũng nhƣ các cơ quan nhà nƣớc cấp trên trong việc thực hiện các giải pháp hoàn thiện này.

Mặc dù, tác giả đã cố gắng, nỗ lực tìm tòi, phân tích và tổng hợp nhƣng do tính chất phức tạp của chính sách thuế nên chắc chắn đề tài khó tránh khỏi những sai sót không đáng có. Tác giả kính mong nhận đƣợc sự quan tâm giúp đỡ, chỉ bảo của giáo viên hƣớng dẫn, các thày cổ giáo và các anh chị đồng nghiệp.

Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Bùi Thị Hồng Việt, các thầy giáo, cô giáo Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, Ban lãnh đạo Cục Thuế Vĩnh Phúc, các cán bộ công chức tại Cục Thuế Vĩnh phúc đã quan tâm, tạo điêu kiện, hỗ trợ tác giả hoàn thành bản luận văn này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ tài chính (2008), Thông tư 129/2008/ TT-BTC ngày 26/12/2008 về hướng dẫn thi hành một số điều của luật thuế giá trị gia tăng, Hà Nội.

2. Bộ tài chính (2012), Thông tư 06/2012/TT-BTC ngày 11/01/2012 về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Hà Nội.

3. Bộ trƣởng Bộ tài chính (2012), Chỉ thị số 01/CT-BTC ngày 16/03/2012 về viê ̣c tăng cường công tác quản lý thu , chống thất thu và giảm nợ đọng thuế năm 2012 trong ngành thuế, Hà Nội.

4. Chính phủ (2010), Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/04/2010 về đăng ký doanh nghiệp, Hà Nội.

5. Chính phủ (2010), Nghị định 101/2011/NĐ-CP ngày 04/11/2010 ban hành một số giải pháp về thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và cá nhân, Hà Nội.

6. Chính phủ (2011), Nghị định số 121/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 về viê ̣c sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Hà Nội.

7. Cục Thuế Vĩnh Phúc (2008 - 2012), Báo cáo tổng kết công tác thuế, Vĩnh Phúc.

8. Cục Thuế Vĩnh Phúc (2008 – 2012), Dự toán nhiệm vụ thu thuế trên địa bàn, Vĩnh Phúc.

9. Phan Thị Cúc (2007), Giáo trình thuế, Nxb Thống kê, Hà Nội.

10.Nguyễn Thị Thùy Dƣơng (2011), Quản lý thu thuế ở Việt Nam trong điều

quốc dân, Hà Nội.

11.Đinh Thị Hậu (2000), Giải pháp tăng cường quản lý thu thuế giá trị gia

tăng đối với các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội, Luận

văn thạc sỹ của trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

12.Nguyễn Ngọc Hùng, Tôn Thất Cảnh Hòa, Nguyễn Kim Quyền, Đặng Thị Bạch Vân (2012), Giáo trình Quản lý thuế, Nxb Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh.

13.Trần Thị Ngọc Hòa (2012), Quản lý thu thuế Giá trị gia tăng của chi cục thuế quận Đống Đa – thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sỹ của

trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

14.Đàm Văn Huệ (2001), Hoàn thiện những điều kiện áp dụng thuế giá trị

gia tăng ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sỹ của

trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

15.Nguyễn Thị Liên, Nguyễn Văn Hiệu (2008), Giáo trình thuế, Nxb Tài

chính, Hà Nội.

16.Quốc hội (2006), Luật quản lý thuế ngày 29/11/2006, Hà Nội.

17.Quốc hội (2008), Luật thuế giá trị gia tăng Luật thuế Giá trị gia tăng

ngày 3/6/2008, Hà Nội.

18.Nguyễn Thanh Sơn, Nguyễn Văn Nông (2010), Giáo trình thuế, Nxb Lao động – xã hội, Hà Nội.

19.Thủ tƣớng chính phủ (2011), Quyết định số 21/2011/QĐ-TTg ngày 6/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm tháo gỡ khó khăn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế năm 2011, Hà Nội.

21.Tổng cục thuế (2009), Quyết định số 443/QĐ-TCT ngày 29/04/2009 về

việc ban hành quy trình quản lý đăng ký thuế, Hà Nội.

22.Tổng cục thuế (2011), Quyết định số 1395/QĐ-TCT ngày 14/10/2011 về việc ban hành quy trình quản lý nợ thuế, Hà Nội.

23.Tổng cục thuế (2011), Quyết định số 1864/QĐ-TCT ngày 21/12/2011 về quy trình quản lý khai thuế, nộp thuế và kế toán thuế, Hà Nội.

24.Tổng cu ̣c thuế (2011), Tài liệu bồi dư ỡng nghiệp vụ cho công chức mới, Nxb Tài chính, Hà Nội.

25.http://www.baomoi.com/3-muc-tieu-cua-nganh-Thue-trong-giai-doan- 2011-2020/126/7312880.epi

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý thu thuế giá trị gia tăng của Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh (Trang 88 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)