1.2. Quản lý thu thuế giá trị gia tăng của cục thuế đối với doanh nghiệp
1.2.4. Nội dung quản lý thu thuế GTGT của cục thuế đối với doanh
chƣ́ng tỏ phần giá tri ̣ mới ta ̣o ra trong quá trì nh sản xuất cao và viê ̣c quản lý thu thuế sẽ tâ ̣p trung vào thuế GTGT nhiều hơn.
- Tỷ lệ doanh nghiệp ngoài quốc doanh đang hoạt động trên số doanh nghiê ̣p ngoài quốc doanh đã được cấp mã số thuế : Thể hiện sức khoẻ của doanh nghiệp trên địa bàn mà cục thuế quản lý.
- Tỷ lệ doanh nghiệp ngoài quốc doanh kiểm tra phát hiê ̣n có sai phạm:
Đánh giá chất lƣợng , hiê ̣u quả của công tác kiểm tra . Tiêu chí này càng cao thể hiê ̣n viê ̣c chấp hành của doanh nghiê ̣p cũng nhƣ viê ̣c quản lý của cơ quan thuế đối với doanh nghiê ̣p còn chƣa tốt.
- Tỷ lệ số tiền nợ thuế GTGT của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh:
Đánh giá hiệu quả công tác quản lý thu nợ thuế (theo dõi, đôn đốc, cƣỡng chế thu nợ…); ý thức tuân thủ của ngƣời nô ̣p thuế trong viê ̣c thƣ̣c hiê ̣n nghĩa vu ̣ thuế; thƣ̣c hiê ̣n mu ̣c tiêu chiến lƣợc công tác quản lý nợ và cƣỡng chế nợ thuế.
- Tỷ lệ tờ khai thuế GTGT của doanh nghiệp ngoài quốc doanh nộp đúng thời hạn theo quy định trên tổng số tờ khai thuế GTGT của doanh
nghiệp ngoài quốc doanh đã nộp: Đánh giá mức độ tuân thủ về thời gian nộp tờ khai thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
- Tỷ lệ tờ khai thuế GTGT của doanh nghiệp ngoài quốc doanh được khai đúng trên tổng số tờ khai thuế GTGT của doanh nghiệp ngoài quốc
doanh đã nộp: Đánh giá tính chuẩn mực trong việc kê khai thuế GTGT của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
1.2.4. Nội dung quản lý thu thuế GTGT của cục thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh ngoài quốc doanh
doanh nghiệp ngoài quốc doanh a. Quản lý đăng ký thuế
Đăng ký thuế là việc doanh nghiệp ngoài quốc doanh kê khai những thông tin của doanh nghiệp mình theo mẫu quy định và nộp tờ khai cho cơ quan quản lý thuế để bắt đầu thực hiện nghĩa vụ về thuế với Nhà nƣớc theo các quy định của pháp luật.[21]
- Đối tƣợng đăng ký thuế GTGT: Là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có quy mô và địa bàn hoạt động trên nhiều huyện, thị xã hoặc nhiều tỉnh thành phố trên cả nƣớc.
- Thời ha ̣n đăng ký thuế: Thời ha ̣n đăng ký thuế cũng đƣợc quy đi ̣nh ta ̣i điều 22 Chƣơng II Luâ ̣t quản lý thuế : Đối tƣợng đăng ký thuế phải đăng ký thuế trong thời hạn mƣời ngày làm việc, kể từ ngày đƣợc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy chứng nhận đầu tƣ; phát sinh trách nhiệm khấu trừ thuế và nộp thuế thay;
- Hồ sơ đăng ký thuế bao gồm: (i) tờ khai đăng ký thuế; (ii) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy chứng nhận đầu tƣ.
- Quy trình đăng ký thuế GTGT ta ̣i Cục thuế: Doanh nghiệp ngoài quốc doanh nộp hồ sơ đăng ký thuế vào hệ thống một cửa của cục thuế. Phòng kê khai và kế toán thuế có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và cấp mã số thuế cho doanh nghiệp trong vòng 5 ngày làm việc. [21]
b. Quản lý khai thuế GTGT
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh phải khai chính xác, trung thực, đầy đủ các nội dung trong tờ khai thuế theo mẫu do Bộ Tài chính quy định và nộp
đủ các loại chứng từ, tài liệu quy định trong hồ sơ khai thuế với cục thuế cấp tỉnh, ngƣời nộp thuế tự tính số thuế phải nộp, trừ trƣờng hợp việc tính thuế do cơ quan quản lý thuế thực hiện theo quy định của Chính phủ. Hồ sơ khai thuế GTGT đối với loại thuế khai và nộp theo tháng bao gồm: (i) Tờ khai thuế; (ii) Bảng kê hoá đơn hàng hoá, dịch vụ bán ra; (iii) Bảng kê hoá đơn hàng hoá, dịch vụ mua vào; (iv) Các tài liệu khác có liên quan đến số thuế phải nộp. [23]
- Quản lý khai thuế GTGT được thực hiện theo quy trình như sau:
Sơ đồ 1.2. Quy trình kê khai thuế của doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Cục thuế
Nguồn: Tổng hợp của tác giả + Bước 1: Ngƣời nô ̣p thuế nô ̣p tờ khai thuế GTGT . Ngƣời nô ̣p thuế có
hai cách để nô ̣p tờ khai thuế GTGT cho Cục thuế là nô ̣p tờ khai cho Phòng Kê khai và kế toán thuế qua bộ phận một cửa hoặc nô ̣p tờ khai điê ̣n tƣ̉ qua ma ̣ng.
+ Bước 2: Tiếp nhâ ̣n và xƣ̉ lý tờ khai thuế GTGT . Phòng kê khai và kế
toán thuế có trách nhiệm tiếp nhận và xử lý và bàn giao cho Phòng Kiểm tra thuế trong vòng 1 ngày làm việc. Phòng Kiểm tra thuế thực hiện việc nhập hồ sơ khai thuế vào phần mềm ứng dụng quản lý thuế của Cục thuế . Thời gian
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Nộp hồ sơ kê khai cho phòng Kê khai và kế toán thuế Kê khai thuế GTGT
qua Internet
Phòng Kiểm tra thuế - Cục thuế cấp tỉnh, thành phố
nhập tờ khai thuế đƣợc quy định nhƣ sau : 05 ngày làm việc đối với các hồ sơ theo tháng, quý và theo từng lần phát sinh; 10 ngày làm việc đối với các hồ sơ theo năm; 30 ngày làm việc đối với hồ sơ khai quyết toán thuế.
+ Bước 3: Thông báo cho ngƣời nô ̣p thuế về tình hình khai thuế GTGT.
Đối với khai thuế của ngƣời nộp thuế , nếu trong quá trình khai thuế có nhƣ̃ng sai sót thì Phòng kê khai và kế toán thuế thƣ̣c hiê ̣n ra thông báo cho ngƣời nô ̣p thuế đƣợc biết và đối chiếu kê khai . Đối với trƣờng hợp việc khai thuế của ngƣời nộp thuế đã đúng thì phòng kê khai và kế toán thuế ra thông báo cho ngƣời nô ̣p thuế đƣợc biết để đi nô ̣p thuế.
- Gia hạn nộp hồ sơ khai thuế GTGT: Doanh nghiệp nộp thuế không có
khả năng nộp hồ sơ khai thuế đúng hạn do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ thì đƣợc Cục trƣởng cục thuế gia hạn nộp hồ sơ khai thuế. Thời gian gia hạn không quá ba mƣơi ngày đối với việc nộp hồ sơ khai thuế tháng, khai thuế năm, khai thuế tạm tính, khai thuế theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế; sáu mƣơi ngày đối với việc nộp hồ sơ khai quyết toán thuế, kể từ ngày hết thời hạn phải nộp hồ sơ khai thuế.
- Khai bổ sung hồ sơ khai thuế: Trƣớc khi cơ quan thuế công bố quyết
định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở ngƣời nộp thuế, ngƣời nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp có sai sót gây ảnh hƣởng đến số thuế phải nộp thì đƣợc khai bổ sung hồ sơ khai thuế.
c. Quản lý nộp thuế GTGT
Quản lý nộp thuế GTGT tại Cục thuế cấp tỉnh , thành phố là việc cục thuế phối hợp với Kho bạc Nhà nƣớc thực hiện theo dõi tình hình nộp thuế GTGT của ngƣời nộp thuế theo tờ khai thuế. Việc quản lý nộp thuế GTGT tại Cục thuế đƣợc thực hiện theo các nguyên tắc sau đây
doanh có trách nhiệm và nghĩa vụ nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản thuế GTGT vào ngân sách nhà nƣớc theo quy định của pháp luật; (ii) Cục thuế có trách nhiệm phối hợp với Kho bạc nhà nƣớc trên địa bàn tổ chức thu và quản lý các khoản thu ngân sách nhà nƣớc đầy đủ, kịp thời; (iii) tất cả các khoản thu vào ngân sách nhà nƣớc phải đƣợc hạch toán bằng đồng Việt Nam.
- Quy trình nộp thuế GTGT : Theo hƣớng dẫn tại Quyết đi ̣nh số 1864/QĐ-TCT ngày 21/12/2011 của Tổng cục thuế về việc ban hành quy trình quản lý khai thuế, nô ̣p thuế và kế toán thuế, quản lý nộp thuế GTGT của Cục thuế đƣợc thực hiện theo 2 hình thức là doanh nghiệp thực hiện nộp trực tiếp tiền thuế vào kho bạc nhà nƣớc trên địa bàn hoặc nộp thuế qua ngân hàng và ngân hàng thực hiện việc chuyển tiền thuế vào kho bạc nhà nƣớc.
- Gia hạn nộp thuế: Theo điều 49 Luật Quản lý thuế thì Cục trƣởng cục
thuế có thể xem xét cho gia hạn thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong trƣờng hợp sau: (i) Bị thiệt hại vật chất, gây ảnh hƣởng trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh do gặp thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ; (ii) Không có khả năng nộp thuế đúng hạn do gặp khó khăn đặc biệt khác theo quy định của Chính phủ. Thời gian gia hạn nộp thuế không quá hai năm, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế quy định tại Điều 42 của Luật Quản lý thuế. Doanh nghiệp không bị phạt chậm nộp tính trên số tiền thuế nợ trong thời gian gia hạn nộp thuế.[16]
- Miễn thuế, giảm thuế GTGT: Cơ quan quản lý thuế thực hiện miễn
thuế, giảm thuế đối với các trƣờng hợp thuộc diện miễn thuế, giảm thuế đƣợc quy định tại các văn bản pháp luật về thuế.
1.2.4.2. Kiểm tra, thanh tra thuế GTGT của cục thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Theo điều 75 Luật Quản lý thuế, kiểm tra, thanh tra thuế phải tuân theo các nguyên tắc sau:
+ Thực hiện trên cơ sở phân tích thông tin, dữ liệu liên quan đến ngƣời nộp thuế, đánh giá việc chấp hành pháp luật của ngƣời nộp thuế, xác minh và thu thập chứng cứ để xác định hành vi vi phạm pháp luật về thuế.
+ Không cản trở hoạt động bình thƣờng của cơ quan, tổ chức, cá nhân là ngƣời nộp thuế.
+ Tuân thủ quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. [16]
b. Kiểm tra thuế GTGT
Có hai hình thức kiểm tra thuế GTGT đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh là kiểm tra tại cơ quan thuế và kiểm tra tại trụ sở của doanh nghiệp nộp thuế. [20]
- Kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan quản lý thuế:
+ Kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan quản lý thuế đƣợc thực hiện thƣờng xuyên đối với các hồ sơ thuế nhằm đánh giá tính đầy đủ, chính xác của các thông tin, chứng từ trong hồ sơ thuế, sự tuân thủ pháp luật về thuế của doanh nghiệp. Khi kiểm tra hồ sơ thuế, công chức quản lý thuế thực hiện việc đối chiếu, so sánh nội dung trong hồ sơ thuế với các thông tin, tài liệu có liên quan, các quy định của pháp luật về thuế.
+ Việc xử lý kết quả kiểm tra thuế đƣợc quy định nhƣ sau: Trƣờng hợp hồ sơ thuế có nội dung cần làm rõ liên quan đến số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế đƣợc miễn, số tiền thuế đƣợc giảm, số tiền thuế đƣợc hoàn, cơ quan quản lý thuế thông báo yêu cầu ngƣời nộp thuế giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu. Trƣờng hợp ngƣời nộp thuế đã giải trình và bổ sung thông tin, tài liệu
chứng minh số thuế đã khai là đúng thì hồ sơ thuế đƣợc chấp nhận; nếu sau khi giải trình và bổ sung hồ sơ mà không đủ căn cứ chứng minh số thuế đã khai là đúng thì cơ quan quản lý thuế yêu cầu ngƣời nộp thuế khai bổ sung. Trƣờng hợp hết thời hạn theo thông báo của cơ quan quản lý thuế mà ngƣời nộp thuế không giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu hoặc không khai bổ sung hồ sơ thuế hoặc giải trình, khai bổ sung hồ sơ thuế không đúng thì thủ trƣởng cơ quan quản lý thuế quản lý trực tiếp ấn định số tiền thuế phải nộp hoặc ra quyết định kiểm tra thuế tại trụ sở của ngƣời nộp thuế. Quyết định kiểm tra thuế phải đƣợc gửi cho ngƣời nộp thuế trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày ký. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận đƣợc quyết định kiểm tra thuế mà ngƣời nộp thuế chứng minh đƣợc số thuế đã khai là đúng hoặc nộp đủ số tiền thuế phải nộp thì cơ quan quản lý thuế bãi bỏ quyết định kiểm tra thuế.
- Kiểm tra thuế tại trụ sở của doanh nghiệp nộp thuế:
Cục thuế thực hiện việc kiểm tra thuế tại trụ sở doanh nghiệp nộp thuế trong trƣờng hợp doanh nghiệp không giải trình đƣợc với cơ quan thuế về những hồ sơ tài liệu theo yêu cầu. Trình tự, thủ tục kiểm tra thuế đƣợc quy định nhƣ sau: (i) Công bố quyết định kiểm tra thuế khi bắt đầu tiến hành kiểm tra thuế; (ii) Đối chiếu nội dung khai báo với sổ kế toán, chứng từ kế toán, báo cáo tài chính, các tài liệu có liên quan, tình trạng thực tế trong phạm vi, nội dung của quyết định kiểm tra thuế; (iii) Thời hạn kiểm tra thuế không quá năm ngày làm việc, kể từ ngày công bố quyết định kiểm tra; (iv) Trƣờng hợp cần thiết, quyết định kiểm tra thuế đƣợc gia hạn một lần; (v) Lập biên bản kiểm tra thuế trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn kiểm tra; (vi) Xử lý theo thẩm quyền hoặc chuyển cấp có thẩm quyền xử lý theo kết quả kiểm tra. [20]
Thanh tra thuế GTGT do Cục trƣởng hoặc ngƣời đƣợc uỷ quyền quyết định thanh tra. Thanh tra thuế GTGT đƣợc áp dụng trong các trƣờng hợp sau: (i) Đối với doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh đa dạng, phạm vi kinh doanh rộng thì thanh tra định kỳ một năm không quá một lần; (ii) Khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế; (iii) Để giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc theo yêu cầu của thủ trƣởng cơ quan quản lý thuế các cấp hoặc Bộ trƣởng Bộ Tài chính.
Quyết định thanh tra thuế phải phải có các nội dung sau đây: (i) Căn cứ pháp lý để thanh tra thuế; (ii) Đối tƣợng, nội dung, phạm vi, nhiệm vụ thanh tra thuế; (iii) Thời hạn tiến hành thanh tra thuế. (iv) Trƣởng đoàn thanh tra thuế và các thành viên khác của đoàn thanh tra thuế.
Chậm nhất là ba ngày làm việc, kể từ ngày ký, quyết định thanh tra thuế phải đƣợc gửi cho đối tƣợng thanh tra. Quyết định thanh tra thuế phải đƣợc công bố chậm nhất là mƣời lăm ngày, kể từ ngày ra quyết định thanh tra thuế. Thời hạn một lần thanh tra thuế không quá ba mƣơi ngày, kể từ ngày công bố quyết định thanh tra thuế. Trong trƣờng hợp cần thiết, ngƣời ra quyết định thanh tra thuế gia hạn thời hạn thanh tra thuế. Thời gian gia hạn không vƣợt quá ba mƣơi ngày.
Chậm nhất là mƣời lăm ngày, kể từ ngày nhận đƣợc báo cáo kết quả thanh tra thuế, ngƣời ra quyết định thanh tra thuế phải có văn bản kết luận thanh tra thuế. Kết luận thanh tra thuế phải có các nội dung sau đây: (i) Đánh giá việc thực hiện pháp luật về thuế của đối tƣợng thanh tra thuộc nội dung thanh tra thuế; (ii) Kết luận về nội dung đƣợc thanh tra thuế; (iii) Xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm (nếu có); (iv) Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị ngƣời có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
tra có quyền yêu cầu trƣởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra báo cáo, yêu cầu đối tƣợng thanh tra giải trình để làm rõ thêm những vấn đề cần thiết phục vụ cho việc ra kết luận thanh tra thuế.
1.2.4.3. Quản lý nợ thuế và cưỡng chế thu thuế GTGT của cục thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
- Quản lý nợ thuế GTGT của cục thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc
doanh là việc thực hiện theo dõi, phân loại, đôn đốc đối với những khoản tiền nợ thuế GTGT, tiền phạt chậm nộp thuế GTGT của doanh nghiệp ngoài quốc doanh phát sinh tại cục thuế đó.[22]
- Cưỡng chế thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
đƣợc áp dụng trong các trƣờng hợp sau đây: (i) Doanh nghiệp nộp thuế nợ tiền thuế, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế đã quá chín mƣơi ngày; (ii) Doanh nghiệp nộp thuế nợ tiền thuế, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế khi đã hết thời hạn gia hạn nộp tiền thuế; (iii) Ngƣời nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền phạt có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn.
Cƣỡng chế thuế có thể thực hiện bằng các biện pháp hành chính nhƣ: Trích tiền từ tài khoản của đối tƣợng bị cƣỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế tại Kho bạc Nhà nƣớc, ngân hàng thƣơng mại, tổ chức tín dụng khác; yêu cầu phong toả tài khoản; Khấu trừ một phần tiền lƣơng hoặc thu nhập; Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật để thu đủ tiền thuế, tiền phạt, Thu hồi mã số thuế; đình chỉ việc sử dụng hóa