Tiêu chí đánh giá kết quả quảnlý thu sựnghiệp tại đơnvịsựnghiệpy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu sự nghiệp tại bệnh viện 19 8 bộ công an (Trang 34)

đơn vị đảm bảo trang trải kinh phí hoạt động, nâng cao thu nhập cho cán bộ, viên chức, thực hiện phân phối công bằng trong nội bộ đơn vị.

* Yếu tố về kinhtế

Đất nƣớc phát triển, chất lƣợng cuộc sống tăng cao. Nhu cầu khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ tăng lên. Ngƣời dân cũng quan tâm đến sức khỏe của bản thân và gia đình nên đã tăng cƣờng việc kiểm tra sức khỏe định kỳ. Do đó, nguồn thu viện phí cũng tăng. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế là sự phân hoá giàu nghèo trong tầng lớp dân cƣ. Mặt khác, mặc dù nền kinh tế tăng trƣởng tƣơng đối mạnh song do xuất phát điểm thấp lại chƣa thực sự vững chắc, các lĩnh vực xà hội còn phải chi phí quá nhiều dẫn đến đầu tƣ cho ngành y tế còn chƣa tƣơng xứng mặc dù trong tổng đầu tƣ cho y tế thì đầu tƣ phục vụ khám chữa bệnh cho các bệnh viện vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Khả năng thu phí để tái đầu tƣ mở rộng còn rất hạn chế. Việc xác định các đối tƣợng nghèo không có khả năng chi trả kinh phí khám chữa bệnh để thực hiện các chế độ ƣu đãi còn rất khókhăn.

1.2.4 Tiêu chí đánh giá kết quả quản lý thu sự nghiệp tại đơn vị sự nghiệp y tế công lập tế công lập

Để đánh giá hiệu quả quản lý hoạt động tài chính của cơ sở y tế công lập hiện nay có thể dựa vào một số tiêu chí sau:

- Lập dự toán thu hàng năm là một tiêu chí quan trọng đánh giá hoạt động của đơn vị y tế công lập trong giai đoạn tự đảm bảo một phần chi thƣờng xuyên.

- Việc thực hiện các khoản thu so với lập dự toán có kết quả ra sao. Trên cơ sở luật NSNN, luật Kế toán, các văn bản về pháp luật, phí, lệ phí, hệ thống số liệu thống kê tài chính…thì nguồn thu sự nghiệp đƣợc định toán, đánh giá, theo dõi chi tiết từng khoản thu tƣơng ứng với các khoản chi cho hoạt động KCB.

+ Tỷ trọng nguồn thu sự nghiệp so với tổng nguồn kinh phí đƣợc cấp của đơn vị y tế công lập.

+ Tốc độ tăng trƣởng của nguồn thu sự nghiệp. + Số thực thu sự nghiệp so với dự toán ban đầu.

Hoạt động của cơ sở y tế công lập gắn bó hữu cơ với mục tiêu “công bằng trong cung cấp dịch vụ y tế cho nhân dân”.

- Việc phân tích đánh giá các chỉ tiêu phân bổ thực hiện các nguồn thu có khoa học không?

+ Quá trình tổ chức thực hiện thu sự nghiệp có đúng, có đạt so với dự toán đã lập không? Các chứng từ có đầy đủ, đúng quy trình và phƣơng thức thực hiện có phù hợp không?

+ Các khoản thu sự nghiệp số liệu có trung thực không, có đúng chế độ chính sách không? Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có đƣợc cập nhật ghi chép chính xác, kịp thời, đúng tiến độ không?

- Việc thanh tra, kiểm tra giám sát có thƣờng xuyên không? Việc thực hiện các nguồn thu có bị thất thoát không, hiệu quả sử dụng nhƣ thế nào?Ví dụ:

+ Tổng số thu sự nghiệp tại đơn vị y tế công lập.

+ Số lƣợt hồ sơ chứng từ để kiểm soát nguồn thu tại đơn vị.

1.3 Kinh nghiệm của một số bệnh viện trong việc tăng cƣờng quản lý thu sự nghiệp và bài học đối với Bệnh viện 19-8 Bộ Công an

1.3.1 Kinh nghiệm quản lý thu sự nghiệp của một số bệnhviện

1.3.1.1 Kinh nghiệm quản lý thu sự nghiệp tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.

Bệnh viện Trung ƣơng Quân đội 108 thành lập ngày 01/4/1951, là Bệnh viện Đa khoa, Chuyên khoa sâu, Tuyến cuối của ngành Quân y và là Bệnh viện hạng đặc biệt của Quốc gia với chức năng nhiệm vụ: Khám, cấp cứu thu dung điều trị cho các đối tƣợng bệnh nhân: quân nhân tại chức, bảo hiểm quân và nhân dân thuộc diện thu một phần viện phí. Viện Nghiên cứu Khoa học Y Dƣợc lâm sàng là cơ sở đào tạo sau đại học: Chuyên khoa I, Chuyên khoa II, Tiến sỹ thuộc các chuyên ngành: Truyền nhiễm, Chấn thƣơng chỉnh hình, Răng Hàm Mặt- Tạo hình, Gây mê- Hồi sức, Tim mạch, Nội Tiêu hoá, Ngoại Tiêu hóa, Nội Thần kinh, Ngoại Lồng ngực, Nội Hô hấp, Da liễu, Chẩn đoán hình ảnh. Thành viên Y tế Chuyên sâu của cả

nƣớc. Tham gia bảo vệ chăm sóc sức khoẻ cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nƣớc và làm nhiệm vụ Quốc tế với Lào, Campuchia. Quản lý Nhà Tang lễ Quốc gia.

Bệnh viện có một đội ngũ chuyên môn có tay nghề cao, chuyên sâu, đƣợc đào tạo cơ bản trong và ngoài nƣớc. Hiện nay Bệnh viện có: 45 Giáo sƣ, Phó Giáo sƣ; 146 Tiến sỹ; Hơn 600 Thạc sỹ, Bác sĩ; 1300 Điều dƣỡng, Kỹ thuật viên. Bệnh viện đƣợc Chính phủ và BQP đầu tƣ xây dựng Trung tâm Kỹ thuật cao. Năm 2005 đƣa vào sử dụng với hệ thống phòng mổ tiêu chuẩn. Hệ thống chẩn đoán, điều trị khép kín với nhiều trang thiết bị hiện đại vào loại bậc nhất trong nƣớc và khu vực nhƣ: Hệ thống xạ trị xạ phẫu suất liều cao TrueBeam Stx, Hệ thống điều trị bằng chùm gia tốc tuyến tính (Cyberknife) của Hãng Acuray - Mỹ có thể điều trị các khối u trong cơ thể không cần phẫu thuật, PET- CT thế hệ mới, máy xạ trị điều biến liều, máy chụp cộng hƣởng từ chức năng không tiếng ồn 3.0 Tes, máy chụp cộng hƣởng từ MRI Phillip 1.5 và 3.0 Tes, Máy chụp CT 320 lát cắt hiện đại nhất Việt Nam, Máy chụp CT xoắn ốc, hệ thống chụp mạch DSA 2 bình diện, máy chụp xạ hình SPECT/CT, Hệ thống phá sỏi ngoài cơ thể thế hệ mới, hệ thống siêu âm, nội soi và nhiều máy xét nghiệm tự động hiện đại...

Đặc biệt ngày 17/12/2018, Bệnh viện Trung ƣơng Quân đội 108 đã khánh thành tòa nhà trung tâm. Đây là một trong những tòa nhà bệnh viện thông minh và hiện đại nhất Việt Nam. Cụm công trình trung tâm của Bệnh viện TWQĐ 108 do Hàn Quốc thiết kế với 2.000 giƣờng bệnh, khởi công xây dựng từ năm 2012. Công trình gồm 3 tòa nhà chung nhau hai tầng hầm. Trong đó hai tòa cao 22 tầng, một tòa cao 10 tầng, tổng diện tích sàn 150.000 m2. Bệnh viện đầu tƣ trang thiết bị hiện đại. Có 50 phòng mổ, bao gồm 45 phòng mổ tiêu chuẩn, 5 phòng mổ ghép tạng và phòng mổ hybrid. Ở phòng hybrid, bệnh viện trang bị robot chụp mạch can thiệp. Các phòng bệnh đƣợc bố trí nhƣ khách sạn. Phòng nào cũng có cửa sổ hƣớng ra ngoài, tạo cảm giác thoải mái cho ngƣời bệnh. Bệnh viện cung cấp các dịch vụ tiện ích cho ngƣời bệnh và thân nhân. Bệnh nhân giảm đi tâm lý lo lắng, sợ hãi mà đƣợc trải nghiệm nhƣ một kỳ nghỉ dƣỡng.

độ chuyên môn của đội ngũ y bác sỹ ngày càng chuyên sâu, nguồn thu của bệnh viện không ngừng đƣợc nâng cao. Đội ngũ làm công tác tài chính vai trò là bộ phận tham mƣu và quản lý kinh tế, tài chính phục vụ công tác khám chữa bệnh và mọi hoạt động của Bệnh viện, đội ngũ cán bộ Phòng Tài Chính - Kế toán không ngừng nỗ lực, vƣợt khó, đảm trách nhiệm vụ “tay hòm chìa khoá” của Bệnh viện, không để xảy ra sai sót, thất thoát trong thu - chi, luôn điều chỉnh và xây dựng kế hoạch quản lý tài chính chặt chẽ, chính xác, hiệu quả. Những cống hiến âm thầm của cán bộ nhân viên phòng Tài chính Kế toán qua các thời kỳ đã góp phần không nhỏ cùng với sự phát triển đi lên của Bệnh viện TWQuân đội 108, ngày càng khẳng định vai trò, chức năng, nhiệm vụ quan trọng của mình, nhất là trong thời kỳ đổi mới, với xu hƣớng hội nhập và phát triển mạnh mẽ.

1.3.1.2 Kinh nghiệm quản lý thu sự nghiệp tại Bệnh viện BạchMai

Bệnh viện Bạch Mai là một bệnh viện đa khoa (BVĐK) tuyến Trung ƣơng, đƣợc xếp loại bệnh viện hạng đặc biệt, là một trong những cơ sở hạt nhân y tế chuyên sâu Hà Nội, đầu ngành về một số chuyên khoa nhƣ tim mạch, xƣơngkhớp, thận, gan, mật... là cơ sở thực hành chính của Trƣờng Đại học Y Hà Nội trong việc đào tạo bác sĩ, bác sĩ nội trú, bác sĩ chuyên khoa 1 (BSCK1), bác sĩ chuyênkhoa2(BSCK2),thạcsĩ,tiếnsĩvàcácchuyênkhoasâu.

Trong bối cảnh nguồn NSNN cấp cho hoạt động chi thƣờng xuyên của bệnh viện ngày càng hạn hẹp, ngƣợc lại các khoản chi cho con ngƣời (lƣơng, phụ cấp đặc biệt phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật, ƣu đãi nghề...) ngày càng tăng. Trƣớc thực trạng này, bệnh viện tăng nguồn thu bằng cách một mặt tăng cƣờng công tác quản lý, không ngừng cải tiến quy trình kỹ thuật chuyên môn, nâng cao chất lƣợng khám chữa bệnh, mặt khác mở rộng đa dạng hóa các hoạt động dịch vụ khám chữa bệnh nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân. Từ 01 đơn vị khám chữa bệnh yêu cầu đến nay bệnh viện đã phát triển thêm cơ sở 2 khám chữa bệnh yêu cầu tại tầng 4 khoa khám bệnh; hoạt động tƣ vấn, tái khám tại 23 đơn vị. Khám chữa bệnh ngày thứ 7, chủ nhật; thí điểm hoạt động điều trị ban ngày.

không ngừng đa dạng và phát triển. Đặc biệt hoạt động của hệ thống nhà thuốc trong bệnh viện, đã đem lại nguồn thu đáng kể cho bệnh viện. Nguồn thu của nhà thuốc không chỉ từ hoạt động kinh doanh cung ứng thuốc cho hoạt động chuyênmônmàcòntừnguồnmáyxãhộihóađƣợcđầutƣtừnguồnvốntạm thời nhàn rỗi của nhà thuốc. Sau 5 năm hoạt động, kinh phí bổ sung cho hoạt động thƣờng xuyên tăng 200%.

Ngoài ra, hoạt động liên doanh liên kết trang thiết bị y tế phục vụ khám chữa bệnh cũng mang lại lợi ích lớn cho bệnh viện. Sau một thời gian thực hiện, đã tính hiệu quả cho từng máy và điều chỉnh tỷ lệ phân phối hợp lý. Kinh phí bổ sung cho hoạt động thƣờng xuyên năm 2014 tăng gần hai lần so năm 2009.

Cùng với việc huy động tăng nguồn thu, chi phí đƣợc kiểm soát chặt chẽ. Cụ thể, chi phí đƣợc theo dõi chi tiết đến từng dịch vụ. Bệnh viện đã giao và theo dõi hạch toán đến từng đơn vị. Hàng tháng, quý đều có đối chiếu nguồn thu và chi phí sử dụng giữa khoa, đơn vị có nguồn thu với phòng Tài chính - kế toán (TCKT). Đối với khối hành chính, bệnh viện giao khoán chi hành chính xăng xe, ô tô, điện thoại, điện nƣớc... nhằm tiết kiệm chiphí.

Ngoài ra, bệnh viện đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nguồn thu sự nghiệp. Tất cả các khoản thu đều đƣợc quản lý bằng phần mềm và xây dựng định mức chi phí nên nhân sự khối hành chính không tăng. Với mô hình 1900 giƣờng bệnh, hiệu suất sử dụng giƣờng bệnh luôn ở mức trung bình tới xấp xỉ 200% nhƣng nhân sự phòng TCKT và khối hành chính vẫn đƣợc duy trì ổn định và hoạt động hiệu quả (nhƣ năm 2010 phòng TCKT có 70 ngƣời thì năm 2014 - 2015 mới chỉ là 76 ngƣời).

Nhờ có các biện pháp tăng thu, tiết kiệm chi, ngoài việc nâng cao đời sống CBVC thì hàng năm bệnh viện đã trích lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp từ mức tối thiểu 25% đã tăng đến 35% chênh lệch thu chi. Đời sống CBVC đƣợc cải thiện đáng kể cả vật chất lẫn tinh thần. Nhờ đó các CBVC yên tâm công tác xây dựng và phát triển bệnh viện.

1.3.1.3 Kinh nghiệm quản lý thu sự nghiệp tại Bệnh viện đa khoa Phú Thọ.

loại bệnh viện hạng I với quy mô 1.500 giƣờng bệnh.

Trong những năm qua, BVĐK tỉnh Phú Thọ đã đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới quản lý, nâng cao tinh thần thái độ phục vụ ngƣời bệnh, quản lý, khám chữa bệnh theo mô hình bệnh viện thông minh đã tạo dựng niềm tin vững chắc trong lòng ngƣời dân trong tỉnh và khu vực Tây Bắc.

Trong việc tổ chức huy động các nguồn thu sự nghiệp, bệnh viện đã chủ động khai thác và thực sự có hiệu quả. Bệnh viện đã xác định ngƣời bệnh là trung tâm, coi ngƣời bệnh là khách hàng. Trên cơ sở đó, BVĐK Phú Thọ đã thành lập tổ chăm sóc khách hàng để tƣ vấn sức khỏe gia đình và hƣớng dẫn ngƣời bệnh đến khám chữa bệnh tại tất cả các tầng thuộc khu khám bệnh; thành lập khoa tƣ vấn và chăm sóc khách hàng tại gia đình…; khu khám bệnh đƣợc bố trí nhiều ghế ngồi, quạt mát, hệ thống màn hình chờ với nhiều thông tin hữu ích cho ngƣời bệnh… Bệnh viện tổ chức khảo sát sự hài lòng của ngƣời bệnh định kỳ 2 lần/tháng và đƣợc thông báo công khai tại các cuộc họp giao ban toàn bệnh viện. Ban giám đốc bệnh viện đã nghiêm túc chỉ ra những hạn chế trong quan hệ giữa thầy thuốc với ngƣời bệnh, thầy thuốc với thầy thuốc, có lúc, có nơi chƣa đúng mực; vẫn còn tình trạng ngƣời bệnh phàn nàn về tinh thần, thái độ phục vụ nhƣ khi ngƣời bệnh chƣa biết địa chỉ các phòng xét nghiệm, hỏi nhân viên y tế thì nhận đƣợc câu trả lời cộc lốc, hoặc cáu gắt. Hoặc ngƣời bệnh bị đau, ngƣời nhà sốt ruột đề nghị kiểm tra nhƣng không đƣợc đáp ứng hay giải thích thỏa đáng khiến họ bức xúc... những thiếu sót này đƣợc Ban giám đốc chấn chỉnh kịp thời.

Bên cạnh đó, bệnh viện tập trung nâng cao trình độ chuyên môn, y đức ngƣời thầy thuốc. Cụ thể, thƣờng xuyên mời các chuyên gia đầu ngành trong nƣớc và nƣớc ngoài để học tập và chuyển giao công nghệ mới nhƣ hợp tác với Bệnhviện Severance- Seoul, Trƣờng Đại học Yonsei; hợp tác với chuyên gia CHLB Đức về chuyển giao kỹ thuật điều trị bệnh lý hẹp ống sống bằng nẹp cột sống hình chữ U- COFLEX…; bệnh viện đã nhận đƣợc sự hỗ trợ trong công tác đào tạo cán bộ, chuyển giao chuyên môn kỹ thuật từ các bệnh viện hạt nhân: Bệnh viện Hữu nghịViệt Đức; Viện Tim mạch Việt Nam, Bệnh viện Bạch Mai; Bệnh viện K Trungƣơng, Bệnh viện Phụ sản Trung ƣơng,

Bệnh viện Nhi Trung ƣơng. Nhiều cán bộ có trình độ cao đã đƣợc đào tạo trong nƣớc và nƣớc ngoài đã thực hiện thành công100% kỹ thuật của bệnh viện Hạng I và trên 60% các kỹ thuật của bệnh viện hạng đặc biệt. Mặt khác, bệnh viện triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm thực hiện tốt cuộc vận động học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh, thực hiện 12 điều y đức và mở các lớp đào tạo kỹ năng giao tiếp ứng xử cho toàn thể cán bộ, thầy thuốc, nhân viên; phát động các phong trào thi đua sâu rộng đến từng cán bộ, đoànviên.

Không những thế, bệnh viện đã mở rộng đa dạng hóa các hoạt động dịch vụ khám chữa bệnh nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân. Đến nay, bệnh viện đã tự xây dựng khu Trung tâm khám chữa bệnh chất lƣợng cao 11 tầng, đƣợc tập trung đầu tƣ các máy móc hiện đại, phòng bệnh đầy đủ tiện nghi, chủ yếu phục vụ cho ngƣời có khả năng chi trả. Bệnh viện sử dụng và khai thác hiệu quả khu điều trị chất lƣợng cao, coi đây là nguồn tăng thu chủ yếu. Giá thu dịch vụ yêu cầu đƣợc xây dựng trên cơ sở bù đắp chi phí nhƣ giá giƣờng yêu cầu đƣợc xây dựng từ 500.000 đến 1.200.000 đồng/ ngày/ngƣời... Cử các bác sĩ đến tận nhà khám và điều trị khi bệnh nhân yêu cầu, góp phần giảm tình trạng quá tải cho bệnh viện và khai thác nguồn thu hiệuquả.

Bằng các giải pháp đầu tƣ đồng bộ, tích cực nên chất lƣợng chuyên môn của bệnh viện ngày càng đƣợc nâng cao, hình ảnh ngƣời thầy thuốc đã thiện cảm, đƣợc ngƣời dân tin yêu hơn và bệnh viện thƣờng xuyên nhận đƣợc thƣ cảm ơn, khen ngợi của ngƣời bệnh. Kết quả nguồn thu sự nghiệp ngày mộttăng.

1.3.2 Bài học đối với Bệnh viện 19-8 Bộ Công an

Có thể nói, hoạt động quản lý nguồn thu sự nghiệp tại hai bệnh viện trên đều đạt hiệu quả cao. Các bệnh viện đã thực hiện đúng chế độ quy định của Nhà nƣớc, phát huy tối đa các nguồn lực hiện có của đơn vị, chủ động huy động nguồn thu sự nghiệp, thu dịch vụ khác vừa để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của nhân nhân dân vừa tăng nguồn thu cho bệnh viện. Đồng thời, kiểm soát chi chặt chẽ thông qua quy chế chi tiêu nội bộ đƣợc xây dựng chi tiết, sát với thực tế

hoạt động y tế trong lực lƣợng CAND. Ngoài việc thực hiện theo các chế độ chính sách chung của Bộ Y tế, theo Luật Bảo hiểm Y tế, bệnh viện phải thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của ngành Công an.

Từ đây, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc quản lý nguồn thu sự nghiệp tại Bệnh viện 19-8 Bộ Công an nhƣ sau:

Một là, bệnh viện phải thực sự chủ động, năng động và sáng tạo trong việc tổ chức, vận hành hoạt động của bộ máy quản lý trong điều kiện hiệnnay. Lập dự toán thu hàng năm sát với tình hình thực tế đảm bảo cho việc thực hiện dự toán thu trong năm kế hoạch đạt kết quả tối ƣu.

Hai là, bệnh viện cần phát huy tối đa các nguồn lực hiện có từ nhân lực, cơ sở vật chất, cải tiến quy trình kỹ thuật chuyên môn, nâng cao chất lƣợng khám chữa bệnh, mở rộng hơn nữa các dịch vụ khám chữa bệnh để tăng nguồn thu sự nghiệp cho đơn vị. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, liên doanh liên kết với các đối tác để đầu tƣ vào trang thiết bị y tế hiện đại, bắt kịp với tốc độ phát triển và tiến bộ của y khoa thế giới.

Ba là, bệnh viện cần thay đổi quan điểm, nhận thức cũ, phải coi ngƣời bệnh là khách hàng, hƣớng tới sự hài long của ngƣời bệnh. Mối quan hệ giữa bệnh viện và ngƣời bệnh là mối quan hệ giữa ngƣời cung cấp dịch vụ và ngƣời trả giá cho các dịch vụ đó. Do vậy, mối quan hệ này đƣợc xây dựng tốt sẽ tạo đƣợc uy tín cho bệnh viện.

Bốn là, hạch toán chi phí đến từng khoa trong bệnh viện. Xây dựng đƣợc hệ thống Quy chế chi tiêu nội bộ, sát với yêu cầu. Nhƣ vậy, các khoa chủ động quản lý tốt nguồn thu, tiết kiệm chi phí, phát huy thế mạnh của khoa, sử dụng hiệu quả nguồn lực sẵn có, giảm thất thoát, để đạt mục đích nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho CBVC cũng nhƣ chất lƣợng phục vụ dịch vụ ngƣời bệnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu sự nghiệp tại bệnh viện 19 8 bộ công an (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)