1.3 .Tác động của FDI
1.3.1 .Tác động tích cực của FDI
1.5.2. Kinh nghiệm thu hút FDI của Đồng Nai
Tỉnh Đồng Nai nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là vùng kinh tế trọng điểm năng động nhất Việt Nam. Địa hình chủ yếu là đất đồi cao, thuộc vùng ít bão lụt thiên tai, nên không tốn nhiều chi phí trong việc san lấp mặt bằng, xử lý nền móng công trình, thuận lợi cho việc đầu tƣ phát triển công nghiệp và xây dựng công trình với chi phí thấp. Khai thác, phát huy lợi thế, tiềm năng của mình, Đồng Nai đã và đang phấn đấu trở thành vùng đất an toàn và hiệu quả cho FDI.
Trong những năm qua Đồng Nai luôn đạt đƣợc tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao và ổn định. Giá trị GDP tăng bình quân giai đoạn 1991-2005 là 12,4%, giai đoạn 2006-2011 là 13,2%/ năm. Cơ cấu kinh tế từ một nền kinh tế với nông nghiệp là chủ đạo, chiếm trên 50% GDP chuyển dịch nhanh theo hƣớng công nghiệp hóa, đến năm 2011 ngành công nghiệp xây dựng chiếm 57,3%; ngành dịch vụ chiếm 35,2%; ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 7,5 %. Kinh tế phát triển đã làm chuyển biến tích cực và ổn định các vấn đề xã hội, đời sống, an ninh chính trị [1,tr.108].
Với tiềm năng lợi thế đặc thù cùng nhiều nỗ lực lành mạnh hóa môi trƣờng đầu tƣ, Đồng Nai nhanh chóng trở thành vùng đất lành cho nhà đầu tƣ. Lũy kế đến hết tháng 2 năm 2015, Đồng Nai đứng thứ tƣ cả nƣớc về thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài với tổng vốn đăng kí đầu tƣ 21,6 tỷ USD trên tổng số 1243 dự án [3,tr.3].
Doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài chiếm 91% kim ngạch xuất nhập khẩu, 62% giá trị sản lƣợng công nghiệp, thu nhận khoảng 500.000 lao động, đóng
góp trên 40% thu ngân sách trên địa bàn tỉnh, thực sự đã trở thành một bộ phận quan trọng trong cơ cấu kinh tế tỉnh Đồng Nai [1,tr.108]. Về lĩnh vực đầu tƣ, các dự án đầu tƣ có tính chất gia công sử dụng nhiều lao động giảm dần, thay vào đó là những dự án thuộc ngành dịch vụ, công nghiệp hỗ trợ, công nghệ cao, sử dụng ít lao động, ít tác động đến môi trƣờng. Hầu hết các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tại Đồng Nai triển khai thực hiện dự án nghiêm túc, đúng tiến độ, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tốt.
Một trong những đóng góp lớn của đầu tƣ nƣớc ngoài trong hơn 25 năm qua tại Đồng Nai là hình thành và phát triển các khu công nghiệp. Ngay từ đầu những năm 90, Đồng Nai đã chọn qui hoạch phát triển Khu công nghiệp để tạo thuận lợi trong việc đầu tƣ cơ sở hạ tầng và công tác kiểm soát môi trƣờng.
Đến nay Đồng Nai đã đƣợc Thủ Tƣớng Chính Phủ cho phép qui hoạch phát triển 34 KCN có diện tích trên 11.475 ha, đã có 31 khu công nghiệp đƣợc thành lập với diện tích đất là 10.655ha; Trong đó 25 KCN đã hoạt động, thực tế đã cho thuê đạt 76,54% diện tích dùng cho thuê; 06 KCN đang đầu tƣ xây dựng hạ tầng [1,tr.108].
Đạt đƣợc kết quả nêu trên, ngoài các lợi thế về vị trí địa lý, cùng với thực hiện cơ chế phân cấp, ủy quyền của Chính phủ, thì việc thực hiện chủ trƣơng “Chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp”, và việc tập trung công tác cải cách hành chính từ các cơ quan Quản lý Nhà nƣớc cấp tỉnh đến cấp xã là những việc làm mang tính quyết định tại tỉnh Đồng Nai.
Luật đầu tƣ nƣớc ngoài ra đời vào năm 1987 mở ra một bƣớc ngoặc mới trong phát triển kinh tế của Việt Nam. Từ đó lãnh đạo tỉnh Đồng Nai tổ chức đi học tập kinh nghiệm tại 1 số quốc gia phát triển công nghiệp, qua đó đề xuất quy hoạch các Khu công nghiệp để kêu gọi đầu tƣ hạ tầng làm cơ sở cho thu hút các dự án sản xuất kinh doanh. Từ thực tiễn bƣớc đầu hình thành và phát triển Khu công nghiệp tại Đồng Nai và một số tỉnh thành khác trong
nƣớc, Chính phủ có Nghị định 192/NĐ-CP ngày 28/12/1994 ban hành quy chế Khu công nghiệp, cùng với việc cải cách hành chính mở đƣờng hình thành cơ chế quản lý một cửa tại chỗ, một cửa liên thông, tạo điều kiện cho tăng thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, góp phần phát triển kinh tế xã hội.
Trải qua hơn 25 năm thực hiện Luật đầu tƣ nƣớc ngoài (nay là Luật đầu tƣ) cùng với chủ trƣơng cụ thể của Tỉnh Ủy, UBND tỉnh qua từng giai đoạn phát triển, hoạt động đầu tƣ nƣớc ngoài đã mang lại kết quả khả quan trong phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, giảm nghèo, thực hiện an sinh xã hội, nâng cao mức sống ngƣời dân.
Các quy định pháp luật liên quan đến đầu tƣ ngày càng đƣợc sửa đổi, hoàn thiện cho phù hợp với thực tế từng giai đoạn [1,tr.109].
Về quản lý và thủ tục hành chính, tỉnh đã mạnh dạn tổ chức lại bộ máy các cơ quan trực tiếp quản lý FDI, coi đây là lĩnh vực trọng điểm của cải cách hành chính. Quy trình thủ tục cấp phép đầu tƣ rõ ràng, không làm mất nhiều thời gian của nhà đầu tƣ. Tỉnh chú trọng công tác đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho ngƣời lao động do vậy luôn chủ động cung cấp nguồn lao động có chất lƣợng làm việc cho các nhà đầu tƣ. Đồng Nai đã tìm ra các biện pháp hợp lý nhất để thu hút vốn FDI trong khuôn khổ quy định của pháp luật. Trong quá trình triển khai thực hiện, khi gặp khó khăn trở ngại, cán bộ và nhân dân cùng nhau có trách nhiệm giải quyết. Công tác xúc tiến đầu tƣ đƣợc đẩy mạnh bằng nhiều hình thức.