CHƢƠNG 3 : THỰC TRẠNG THU HÚT FDI TẠI ĐÀ NẴNG
4.2. Quan điểm, định hƣớng thu hút FDI của thành phố Đà Nẵng
4.2.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển của Đà Nẵng đến năm 2020
4.2.1.1 Quan điểm phát triển
Nâng cao nhận thức đối với chủ trƣơng tăng cƣờng thu hút và quản lý vốn FDI đã đƣợc khẳng định tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI là: “Thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài có công nghệ hiện đại, thân thiện môi trƣờng và tăng cƣờng sự liên kết với các Doanh nghiệp trong nƣớc" [15,tr.9].
Xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành đô thị động lực, có vị trí quan trọng trong chiến lƣợc phát triển vùng, hƣớng mô hình tập trung đa cực, không gian mở rộng; liên kết hợp tác chặt chẽ với vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và cả nƣớc; phát triển kinh tế biển và hội nhập kinh tế quốc tế.
Tập trung khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của thành phố để phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững gắn với đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hƣớng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp và nâng cao chất
lƣợng tăng trƣởng theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật của vùng và cùng với các thành phố lân cận hình thành hành lang kinh tế Bắc - Nam.
Phát triển kinh tế - xã hội gắn với chỉnh trang, nâng cấp đô thị và phát triển không gian đô thị. Chú trọng đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng, chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho bƣớc phát triển thời kỳ tiếp theo.
Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với phát triển các lĩnh vực y tế, văn hóa, giáo dục nhằm đảm bảo không ngừng cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao dân trí. Gắn phát triển kinh tế với thực hiện công bằng xã hội và ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Kết hợp giữa phát triển kinh tế với bảo vệ tài nguyên và môi trƣờng sinh thái, bảo đảm phát triển nhanh và bền vững. Đồng thời tổ chức thực hiện tốt các cam kết thiên niên kỷ của Việt Nam.
4.2.1.2. Mục tiêu cụ thể về phát triển kinh tế đến năm 2020
Thành phố Đà Nẵng xác định chuyển dịch kinh tế thành phố theo hƣớng dịch vụ-công nghiệp-nông nghiệp (dự kiến cơ cấu kinh tế của thành phố đến năm 2020 là dịch vụ 55,6%, công nghiệp - xây dựng: 42,8%, nông nghiệp: 1,6%), nên mục tiêu phát triển kinh tế nhằm hƣớng đến thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài có định hƣớng và có chọn lọc vào các lĩnh vực quan trọng: nhƣ dịch vụ logistic, tài chính, các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao, dịch vụ du lịch nghĩ dƣỡng dọc biển, dịch vụ về bất động sản, dịch vụ công nghệ cao, các ngành có ý nghĩa về an sinh xã hội (khám chữa bệnh, công nghiệp dƣợc và vac- xin, sinh phẩm y tế), giáo dục, đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế ở các cấp bậc học từ mẫu giáo đến đại học và trên đại học. Về lĩnh vực công nghiệp: chú trọng phát triển doanh nghiệp có công nghệ cao, thân thiện với môi trƣờng, công nghiệp phụ trợ, thu hút các dự án đầu tƣ vào khu công nghệ cao, công nghệ thông tin tập trung; phát triển cơ sở hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực. Lĩnh vực nông
vùng chuyên canh ở nông thôn huyện Hoà Vang; sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên, tiết kiệm năng lƣợng; các ngành có tỷ trọng xuất khẩu lớn; nhƣng phải bảo đảm môi trƣờng và an ninh quốc gia...[15,tr.9-10]
Về tăng trƣởng kinh tế: duy trì tốc độ tăng trƣởng kinh tế 12 - 13%/năm, đƣa Đà Nẵng trở thành địa bàn có sức thúc đẩy phát triển kinh tế các vùng phụ cận.
Đến năm 2020, tỷ trọng GDP của thành phố chiếm khoảng 2,8% GDP cả nƣớc; kim ngạch xuất khẩu thời kỳ 2011 - 2020 tăng bình quân 19 -20%/năm; GDP bình quân đầu ngƣời đạt 4.500 - 5.000 USD; duy trì tỷ trọng thu ngân sách so với GDP đạt từ 35 - 36%; tốc độ đổi mới công nghệ bình quân hàng năm đạt 25% [12].
4.2.2. Quan điểm, định hướng thu hút FDI của thành phố Đà Nẵng
4.2.2.1. Quan điểm thu hút FDI
Thứ nhất, thu hút và sử dụng vốn FDI nhƣ một nguồn ngoại lực nhằm phát huy cao độ nội lực để phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, thực hiện sự nghiệp CNH, HĐH đất nƣớc.
Thứ hai, gắn chặt việc thu hút và sử dụng hiệu quả FDI với xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và thực hiện chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
Thứ ba, phải đặt nhiệm vụ thu hút, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI là một bộ phận khăng khít của chính sách phát triển kinh tế đối ngoại và chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội, trong đó, vốn FDI đóng vai trò vừa là động lực, vừa là nguồn lực quan trọng thúc đẩy nhanh công cuộc CNH, HĐH.
Thứ tư, đẩy mạnh việc thu hút nguồn vốn FDI phải gắn liền với việc nâng cao hiệu quả phân bổ, sử dụng một cách toàn diện và hợp lý để phát huy cao nhất vai trò, tác dụng của FDI với sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững của nền kinh tế địa phƣơng và khu vực.
Thứ năm, FDI phải góp phần thúc đẩy tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng.
4.2.2.2. Định hướng thu hút FDI
Định hƣớng về ngành trọng điểm
Về công nghiệp: phải có tính chọn lọc thật kỹ, theo đó cần tập trung vào các dự án có ngành hàng và sản phẩm sử dụng công nghệ hiện đại, kỹ thuật tiên tiến, có hàm lƣợng chất xám cao; coi trọng thu hút các dự án phát triển công nghiệp phụ trợ và công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu. Đặc biệt ƣu tiên kêu gọi vào lĩnh vực công nghệ thông tin, điện tử, hóa học.
Về dịch vụ: tập trung kêu gọi, đặc biệt thu hút các dự án về dịch vụ du lịch, đầu tƣ phát triển du lịch với vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố, tạo nền tảng để phát triển mạnh các ngành dịch vụ, từng bƣớc xây dựng Đà Nẵng thành đô thị du lịch ven biển chất lƣợng cao.
Định hƣớng về nguồn vốn và nƣớc đầu tƣ
Nhật Bản, Hoa Kỳ và các quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc khu vực Đông Bắc Á (gồm Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông) sẽ là những nhà đầu tƣ dƣợc ƣu tiên trong thu hút FDI vào Đà Nẵng trong thời gian tới. Ngoài ra, các nƣớc thuộc khối ASEAN, EU cũng sẽ đƣợc chú trọng.
Các lĩnh vực khuyến khích đầu tƣ
Công nghiệp: Công nghiệp công nghệ cao gồm sản xuất phần mềm, thiết bị thông tin liên lạc, máy tính cá nhân; công nghệ quang điện tử, mạch tổ hợp, chất bán dẫn; sản phẩm cơ khí chính xác; công nghiệp ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp, chế biến thực phẩm, y dƣợc, bảo vệ môi trƣờng; vật liệu mới; công nghiệp xử lý môi trƣờng, công nghiệp không gian vũ trụ (phục vụ dự báo thiên tai, thời tiết), công nghiệp năng lƣợng, các lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao khác. Công nghiệp hỗ trợ; công nghiệp chế biến và công nghiệp khác.
Dịch vụ: du lịch, bất động sản, y tế, giáo dục và đào tạo, hậu cần cảng biển và sân bay, tài chính ngân hàng, bảo hiểm, truyền thông - thông tin, bƣu
chính viễn thông, vận tải và giao nhận hàng hoá, hỗ trợ doanh nghiệp, chuyển giao công nghệ, tƣ vấn đầu tƣ, hỗ trợ doanh nghiệp và dịch vụ khác.
4.3. Một số giải pháp tăng cƣờng quản lý và thu hút FDI tại thành phố Đà Nẵng
4.3.1. Hoàn thiện, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Hiện nay trên địa bàn thành phố đã có 6 KCN đi vào hoạt động gồm KCN Hòa Khánh, KCN Hòa Khánh mở rộng, KCN Đà Nẵng, KCN Liên Chiểu, KCN Hòa Cầm, KCN dịch vụ thủy sản. Các KCN này đã thu hút đƣợc các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài thành lập cơ sở sản xuất kinh doanh, tuy nhiên trong KCN vẫn còn nhiều diện tích nhà xƣởng bỏ trống, chƣa đƣợc thuê dùng. Vì vậy, cần thƣờng xuyên bảo dƣỡng, nâng cấp nhà xƣởng, đƣờng xá, các hệ thống điện nƣớc,…phục vụ trong khu công nghiệp để bảo đảm chất lƣợng cơ sở hạ tầng mà nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đang sử dụng
Bên cạnh đó, thành phố đang trong quá trình xây dựng khu công nghệ cao và khu công nghệ thông tin tập trung.
Việc đầu tƣ cho các KCN không chỉ chú ý đến kết cấu hạ tầng kỹ thuật mà còn phải chú ý cả hạ tầng xã hội.
Thành phố cần tập trung đầu tƣ hoàn thiện một số công trình quan trọng có ý nghĩa chiến lƣợc với phát triển kinh tế nhƣ xây dựng cảng Liên Chiểu, đƣờng cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, nâng cấp sân bay Đà Nẵng.
4.3.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Đà Nẵng Thứ nhất, đào tạo nhân lực chất lƣợng cao. Thứ nhất, đào tạo nhân lực chất lƣợng cao.
Thứ hai, đào tạo nhân lực phù hợp với định hƣớng phát triển ngành kinh tế của thành phố Đà Nẵng.
Thứ ba, tăng cƣờng thực hiện chủ trƣơng xã hội hóa giáo dục.
Thứ năm, thu hút nhân tài vào lĩnh vực liên quan đến FDI.
Đặc biệt, theo ý kiến của một lãnh đạo Hiệp hội doanh nghiệp Đà Nẵng, thành phố cần phải có sự cải tạo chấn chỉnh với mạng lƣới đào tạo nhân lực và nghề trên địa bàn để đảm bảo cung cấp nguồn nhân lực đạt yêu cầu cho các doanh nghiệp FDI [31].
4.3.3. Ban hành và thực hiện chính sách ưu đãi đầu tư trên địa bàn thành phố Đà Nẵng phố Đà Nẵng
Việc ban hành các chính sách đầu tƣ mới cần tập trung kêu gọi, khuyến khích đầu tƣ vào các ngành, lĩnh vực phù hợp với chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội của thành phố; ban hành danh mục các dự án đặc biệt khuyến khích đầu tƣ vào thành phố trong từng giai đoạn. Cần nghiên cứu, phân tích pháp luật có liên quan của Việt Nam (Luật Đầu tƣ, Luật Doanh nghiệp,…) cũng nhƣ các điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam là thành viên làm cơ sở trong việc ban hành chính sách ƣu đãi để đảm bảo tính thống nhất, hợp pháp của các chính sách với pháp luật chung của cả nƣớc, tránh để xảy ra hiện tƣợng vƣợt rào trong ƣu đãi đầu tƣ nhƣ giai đoạn trƣớc đây. Đồng thời, phải đảm bảo tính ổn định trong việc ban hành, thực hiện các chính sách ƣu đãi.
Thành phố tiếp tục thực hiện tốt hơn công tác đền bù, giải phóng mặt bằng cho nhà đầu tƣ, nghiên cứu xử lý vấn đề giá thuê đất và phƣơng thức thanh toán tiền thuê đất, tiền đặt cọc dự án đối với các dự án ngoài KCN.
Đồng thời, đẩy nhanh việc triển khai các chƣơng trình, dự án hỗ trợ ngƣời lao động làm việc trong các KCN, nhất là về nhà ở và điều kiện sinh hoạt của ngƣời lao động.
4.3.4. Đổi mới cơ chế, tổ chức bộ máy và nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về đầu tư nước ngoài tại Đà Nẵng nước về đầu tư nước ngoài tại Đà Nẵng
Để tránh tình trạng thiếu nhất quán trong quản lý về FDI của Sở KH - ĐT và Trung tâm xúc tiến đầu tƣ (trực thuộc UBND thành phố) tại Đà Nẵng,
trƣớc mắt cần đổi mới về cơ chế và tổ chức bộ máy. Thành phố nên giao nhiệm vụ quản lý FDI cho một cơ quan thống nhất để có thể hệ thống số liệu và quản lý tình hình một cách chính xác, nhƣ vậy nên sát nhập Trung tâm xúc tiến đầu tƣ Đà Nẵng trở lại trực thuộc Sở KH - ĐT Đà Nẵng, từ đó lập thành một cơ quan riêng quản lý FDI cả về xúc tiến đầu tƣ, cấp phép và theo dõi hoạt động của các dự án FDI.
Tiếp tục thực hiện cơ chế “một cửa liên thông” trong cấp phép đầu tƣ cho các dự án FDI. Bên cạnh đó, cần có chế tài mạnh, xử lý nghiêm minh những hành vi phiền hà, sách nhiễu, quan liêu, hách dịch của cán bộ quản lý tiếp xúc, giải quyết thủ tục giấy tờ với các nhà đầu tƣ.
Tiến hành rà soát trình độ năng lực của các cán bộ đang công tác trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại.
Thành phố cần thực hiện tốt việc vận hành Hệ thống thông tin quốc gia về Đầu tƣ nƣớc ngoài. Hệ thống do Cục Đầu tƣ nƣớc ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ xây dựng, đã hoàn thành và sẵn sàng vận hành chính thức.Hệ thống này đƣợc xây dựng nhằm chuẩn hóa và tin học hóa các nghiệp vụ quản lý hoạt động FDI đồng thời thiết lập một kho dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp và dự án FDI; thiết lập hệ thống thu thập, cập nhật thông tin về hoạt động FDI trên phạm vi toàn quốc.Đây là một trong những công cụ hữu hiệu để thực hiện việc cải cách hành chính theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tƣớng Chính phủ.Theo Luật Đầu tƣ 2014 thì việc sử dụng hệ thống là bắt buộc đối với tất cả các cơ quan quản lý về ĐTNN và các doanh nghiệp FDI.
4.3.5. Đổi mới, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư
Thứ nhất, cần triển khai đồng bộ các biện pháp xúc tiến với sự phối hợp chặt chẽ của các Sở, ban ngành tại thành phố. Cần quan tâm cùng cố các điều kiện cần thiết và lực lƣợng cán bộ cho Trung tâm xúc tiến đầu tƣ Đà Nẵng, thƣờng xuyên đổi mới về nội dung và phƣơng thức vận động, xúc tiến đầu tƣ.
Hiện nay, ngoài các hội thảo trực tiếp, hồ sơ quảng cáo, các văn bản giấy thì Internet là một công cụ hữu hiệu trong hoạt động xúc tiến đầu tƣ. Ngoài ra, trang web cần đƣợc xây dựng thêm một số ngôn ngữ ngoài tiếng Việt và tiếng Anh nhƣ tiếng Nhật, tiếng Hàn để thuận lợi cho các đối tác chiến lƣợc này trong việc tìm hiểu thông tin đầu tƣ vào Đà Nẵng.
Thứ hai, tăng cƣờng sự phối hợp giữa Trung tâm xúc tiến đầu tƣ Đà Nẵng với các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nƣớc.
Thứ ba, tăng cƣờng công tác nghiên cứu, dự báo tình hình kinh tế, thị trƣờng của các nƣớc đối tác, đặc điểm và xu thế vận động của FDI trong từng giai đoạn, chú ý nâng cao chất lƣợng thông tin về pháp luật, chính sách, kinh nghiệm của nƣớc ngoài cũng nhƣ địa phƣơng trong nƣớc, thông tin tuyên truyền và quảng cáo về môi trƣờng đầu tƣ của Đà Nẵng.
Thứ tư, bố trí ngân sách phục vụ hoạt động xúc tiến đầu tƣ, chú ý cho hoạt động đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tƣ. Cần có chính sách khen thƣởng, đãi ngộ thích đáng với các tổ chức, cá nhân có thành tích trong hoạt động xúc tiến đầu tƣ.
4.3.6. Tăng cường thực hiện liên kết vùng trong công tác quy hoạch và xúc tiến đầu tư của Đà Nẵng tiến đầu tư của Đà Nẵng
Đà Nẵng giữ vai trò hạt nhân trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (gồm Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định). Liên kết vùng trong phát triển kinh tế xã hội là chủ trƣơng quan trọng của Nhà nƣớc nhằm xây dựng, thúc đẩy nền kinh tế phát triển đồng bộ và bền vững. Trong thời gian vừa qua, Đà Nẵng cũng đã cùng các tỉnh lân cận có nhiều hội nghị bàn bạc, thảo luận về vấn đề quy hoạch phát triển kinh tế vùng theo chỉ đạo của các cấp Trung ƣơng nhƣng hiệu quả đạt đƣợc vẫn chƣa cao. Trong thời gian tới, Đà Nẵng cần chủ động tích cực hơn nữa nghiên cứu về vấn đề
quy hoạch vùng, gặp gỡ và hợp tác với các tỉnh để sớm thống nhất về quy hoạch các ngành kinh tế mũi nhọn nhƣ công nghiệp, dịch vụ.
4.3.7. Giải pháp định hướng doanh nghiệp trong nước tại Đà Nẵng
Thứ nhất, nâng cao năng lực quản lý và uy tín thƣơng hiệu của các doanh nghiệp trong nƣớc để phát triển liên doanh với nƣớc ngoài. Cần bổ sung chính sách ƣu đãi đối với các dự án FDI theo nguyên tắc có tính toán đến sự hợp tác giữa hai khối doanh nghiệp.
Thứ hai, phát triển các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh và và ngành công