Giải quyết việc làm và các nhân tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) việc làm ở khu vực nông thôn thành phố hà nội trong quá trình CNH,HĐH (Trang 30 - 36)

làm cho lao động nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

1.2.3.1. Khái niệm giải quyết việc làm

Giải quyết việc làm là việc tạo ra các cơ hội để người lao động có việc làm và tăng được thu nhập, phù hợp với lợi ích của bản thân, gia đình, cộng đồng và xã hội.

Như vậy, giải quyết việc làm là nhằm khai thác triệt để tiềm năng của một con người, nhằm đạt được việc làm hợp lý và việc làm có hiệu quả. Chính vì vậy, giải quyết việc làm phù hợp có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với người lao động ở chỗ tạo cơ hội cho họ thực hiện được quyền và nghĩa vụ của mình. Trong đó, có quyền cơ bản nhất là quyền được làm việc nhằm nuôi sống bản thân và gia đình góp phần xây dựng quê hương đất nước.

Giải quyết việc làm có thể được hiểu ở một số khía cạnh sau đây:

Thứ nhất, tạo ra số lượng và chất lượng tư liệu sản xuất. Số lượng và

chất lượng tư liệu sản xuất phụ thuộc vào vốn đầu tư, tiến bộ khoa học - kỹ thuật áp dụng trong sản xuất và khả năng quản lý, sử dụng đối với các tư liệu sản xuất đó.

Thứ hai, tạo ra số lượng và chất lượng sức lao động. Số lượng lao động

phụ thuộc vào quy mô, tốc độ tăng dân số, các quy định về độ tuổi lao động và sự di chuyển của lao động, chất lượng lao động phụ thuộc vào sự phát triển của giáo dục đào tạo, y tế, thể dục thể thao và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng,

Thứ ba, thực hiện các giải pháp để duy trì việc làm ổn định và đạt hiệu

quả cao, các giải pháp về quản lý thị trường, kỹ thuật... nhằm nâng cao hiệu quả của việc làm.

Chỉ khi nào trên thị trường người lao động và người sử dụng lao động gặp gỡ và tiến hành trao đổi thì khi đó việc làm được hình thành. Giải quyết việc làm cần phải được xem xét cả phía người lao động, người sử dụng lao động và vai trò của nhà nước.

Vì vậy “giải quyết việc làm là tổng thể các biện pháp, chính sách kinh tế, xã hội từ vi mô đến vĩ mô tác động đến người lao động có thể có việc làm” [17, tr.18].

1.2.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

- Nhân tố về điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái:

Nếu điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái thuận lợi, sẽ có nhiều dự án, nhiều chương trình kinh tế - xã hội đầu tư và như vậy nơi đây sẽ có điều kiện

hơn trong giải quyết việc làm cho người lao động. Ngược lại, không thể có sự thuận lợi trong giải quyết việc làm tại chỗ đối với người lao động sống ở những nơi điều kiện tự nhiên bất lợi (sa mạc, vùng băng giá, vùng núi cao, hải đảo...).

Giải quyết việc làm vừa là nhiệm vụ bức xúc, vừa là chiến lược lâu dài. Vấn đề đặt ra là phải bảo đảm cho môi trường nhân tạo hoà hợp với môi trường thiên nhiên, coi đây là một mục tiêu chính quan trọng trong giải quyết việc làm. Vấn đề này cần được thực hiện xuyên suốt trong toàn bộ chiến lược về việc làm thể hiện trong từng vùng, từng ngành, từng lĩnh vực, từng cộng đồng dân cư để con người thực sự làm chủ được môi trường sống của mình hoặc hạn chế được đến mức thấp nhất những tác động xấu do biến động môi trường. Như vậy, bảo vệ và cải thiện môi trường không chỉ là mục tiêu trong giải quyết việc làm mà còn là điều kiện để phát triển bền vững.

- Nhân tố về dân số:

Dân số, lao động, việc làm và nguồn nhân lực là yếu tố quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước. Tăng trưởng dân số với tốc độ và quy mô hợp lý là nguồn cung cấp nguồn nhân lực vô giá. Tuy nhiên, nếu dân số phát triển quá nhanh, quy mô phát triển lớn vượt khả năng đáp ứng và yêu cầu của xã hội, thì tăng trưởng dân số không phải là yếu tố tích cực mà lại là gánh nặng cho nền kinh tế.

Mức sinh, mức chết, cơ cấu giới, tuổi của dân số đều ảnh hưởng đến quy mô của lực lượng lao động. Nếu mức sinh cao dẫn đến gia tăng nhanh chóng số lượng người trong độ tuổi lao động tương lai.

Ngoài ra, vấn đề di dân và các dòng di dân, đặc biệt là di dân từ nông thôn ra đô thị gây ra các áp lực kinh tế - xã hội và chính trị còn lớn hơn so với tỷ lệ gia tăng dân số nhanh chóng. Quá trình đô thị hoá gây ra hậu quả trực tiếp đến vấn đề việc làm. Để có thể thu hút hết số lao động này, cần phải nhanh chóng tạo ra một số lượng lớn chỗ làm việc. Hơn nữa chất lượng của số lao động này về học vấn, đào tạo, trình độ nghề nghiệp có thể không đáp ứng

được với yêu cầu công việc trong khu đô thị. Do đó tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm sẽ cao lên.

Trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của nhiều nước, việc khống chế mức tăng dân số thường được gắn với vấn đề giảm áp lực đối với việc làm. Vấn đề dân số thường được gắn với vấn đề sử dụng nguồn lao động và giải quyết việc làm. Nhìn chung, giảm tỷ lệ gia tăng dân số cũng có nghĩa là có sự đầu tư cao hơn vào các lĩnh vực giáo dục, sức khoẻ và các dịch vụ xã hội.

Ở nước ta, nhân tố dân số đã được Đảng và Nhà nước ta thể hiện trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ. Con người được đặt vào vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển xã hội, con người vừa là mục tiêu, và động lực cho sự phát triển. Tuy nhiên, khi nguồn lực này tăng quá nhanh lại chưa sử dụng hết sẽ là lực cản, gây sức ép về đời sống và việc làm.

- Nhân tố về chính sách vĩ mô:

Để giải quyết việc làm cho người lao động, vấn đề quan trọng nhất là nhà nước phải tạo các điều kiện và môi trường thuận lợi để người lao động tự tạo việc làm trong cơ chế thị trường thông qua những chính sách cụ thể. Có thể có nhiều chính sách tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc làm, hợp thành một hệ thống chính sách hoàn chỉnh có quan hệ qua lại, bổ sung cho nhau hướng vào phát triển cả cung và cầu về lao động, đồng thời làm cho cung và cầu phù hợp với nhau. Thực chất là tạo ra sự phù hợp giữa cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động.

+ Nhóm chính sách khuyến khích phát triển những lĩnh vực, hình thức và vùng có khả năng thu hút được nhiều lao động trong cơ chế thị trường như: Chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, chính sách phát triển khu vực phi kết cấu, chính sách di dân và phát triển vùng kinh tế mới, chính sách đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, chính sách khôi phục và phát triển làng nghề...

+ Nhóm chính sách việc làm cho các đối tượng là người có công và chính sách xã hội đặc biệt khác như: Thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người tàn tật, đối tượng xã hội...

+ Chính sách việc làm thuộc hệ thống chính sách xã hội, nhưng phương thức và biện pháp giải quyết việc làm mang nội dung kinh tế đồng thời liên quan đến những vấn đề thuộc về tổ chức sản xuất kinh doanh như: Tạo môi trường pháp lý, vốn, lựa chọn và chuyển giao công nghệ, cơ sở hạ tầng, thị trường tiêu thụ sản phẩm...

- Nhân tố liên quan đến giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ:

+ Về giáo dục - đào tạo:

Tiềm năng kinh tế của một đất nước phụ thuộc vào trình độ khoa học - công nghệ của đất nước đó. Trình độ khoa học - công nghệ lại phụ thuộc vào các điều kiện giáo dục. Giáo dục - đào tạo giúp cho người lao động có đủ tri thức, năng lực, sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của công việc. Người lao động qua quá trình đào tạo sẽ có nhiều cơ hội để thực hiện các công việc mà xã hội phân công sắp xếp.

Giáo dục và đào tạo là động lực thúc đẩy, là điều kiện cơ bản để đảm bảo việc thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội. Giáo dục và đào tạo nhằm vào định hướng phát triển, trước hết cung cấp cho xã hội một lực lượng lao động mới đủ về số lượng, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả để đảm bảo việc thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

+ Về Khoa học - công nghệ:

Khoa học - công nghệ đã làm biến đổi cơ cấu đội ngũ lao động. Bên cạnh những ngành nghề truyền thống đã xuất hiện những ngành nghề mới, cùng với nó là xu hướng tri thức hoá công nhân, chuyên môn hoá lao động, giảm bớt lao động chân tay nặng nhọc.

Trong nền kinh tế phát triển, người lao động muốn thích ứng với các công việc xã hội yêu cầu. Trước hết, họ phải là những người được trang bị

nhất định về khoa học - công nghệ. Tuy nhiên, trong thực tế ở những nước sản xuất kém phát triển thường có mâu thuẫn: Nếu công nghệ sản xuất tiên tiến với các dây chuyền sản xuất tự động hoá, chuyên môn hoá cao thì trình độ người lao động chưa bắt kịp dễ dẫn đến tình trạng một bộ phận người lao động bị gạt ra khỏi quá trình sản xuất kinh doanh. Vì thế, bên cạnh công việc đào tạo nâng cao trình độ lành nghề cho người lao động, vấn đề lựa chọn áp dụng mức độ công nghệ nào trong dây chuyền kinh doanh phải tính toán thận trọng. Bởi vì, chính sách khoa học - công nghệ có tác động mạnh mẽ đến vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động.

- Nhân tố toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế:

Toàn cầu hoá đặt ra những thách thức và những nguy cơ lớn đối với tình trạng việc làm ở tất cả các nước trên thế giới. Số lượng việc làm ở khu vực này có thể tăng lên nhưng lại giảm đi ở khu vực khác, một số loại việc làm sẽ mất đi nhưng một số loại việc làm mới xuất hiện.

Những biến đổi về quy mô và cơ cấu việc làm, sẽ gây không ít khó khăn và những chi phí lớn của cá nhân gia đình và toàn xã hội. Do mất việc làm người lao động phải tìm chỗ làm việc mới, phải học tập những kiến thức và kỹ năng mới, phải di chuyển từ nơi này đến nơi khác để tìm việc làm, phải thích nghi với những điều kiện sống luôn thay đổi. Điều đó, đã gây gánh nặng về đào tạo lại, trợ cấp xã hội, trợ cấp thất nghiệp do chính phủ phải gánh chịu. Trong điều kiện thế giới ngày nay, để khai thác và sử dụng tốt các yếu tố bên ngoài, đồng thời phải phát huy tối đa nội lực, kết hợp nội lực với ngoại lực thành sức mạnh tổng hợp trong giải quyết việc làm một cách năng động, hiệu quả, bền vững, tránh được những rủi ro. Cần có những nghiên cứu mang tính hệ thống tình hình thế giới, khu vực và các mối quan hệ giữa các điều kiện bên trong và bên ngoài, nhận thức và vận dụng đúng đắn quan hệ đó khi xây dựng chiến lược việc làm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) việc làm ở khu vực nông thôn thành phố hà nội trong quá trình CNH,HĐH (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)