Giải quyết việc làm trên cơ sở tăng trưởng kinh tế nhanh bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) việc làm ở khu vực nông thôn thành phố hà nội trong quá trình CNH,HĐH (Trang 91 - 93)

- Phát triển trung tâm dịch vụ việc làm trên địa bàn tỉnh, thực hiện nhiệm vụ cung ứng lao động cho các thành phần kinh tế, nhất là giới thiệu lao

3.2.3. Giải quyết việc làm trên cơ sở tăng trưởng kinh tế nhanh bền vững

Xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội theo quan điểm của Đảng và của Đảng bộ Thành phố là phát triển nhanh nhưng đi đôi với nó là vấn đề sử dụng hiệu quả các nguồn lực về vốn, lao động, khoa học công nghệ. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn gắn với đó là bảo vệ môi trường. Trên cơ sở đó cần đẩy mạnh vấn đề giải quyết việc làm cho lao động dôi dư ở nông thôn, tận dụng được mọi tiềm năng, khai thác, sử dụng có hiệu quả các tiềm năng lợi thế vốn có.

Đại hội XV (2011) Đảng bộ Thành phố Hà Nội khẳng định: "Tiếp tục đẩy mạnh CNH, HĐH, nâng cao hiệu quả sức cạnh tranh của kinh tế doanh nghiệp thủ đô. Nâng cao chất lượng phát triển, thực hiện mục tiêu phát triển bền vững gắn với phát huy tiềm năng và lợi thế của thủ đô. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH, kinh tế tri thức; phấn đấu đến năm 2015, Hà Nội cơ bản trở thành Thủ đô công nghiệp theo hướng hiện đại.

Năm 2020 Hà Nội phấn đấu trở thành một đô thị văn minh hiện đại, thành phố du lịch hấp dẫn của khu vực; thể chế kinh tế thị trường được thiết lập, hình thành các yếu tố của kinh tế tri thức. Trong phát triển kinh tế, Hà Nội coi trọng chất lượng phát triển, thực sự là thành phố đi đầu trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa; chú trọng khu vực nông nghiệp nông thôn, đẩy mạnh tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp; nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của kinh tế thủ đô, giữ vững và mở rộng thị trường trong và ngoài nước, phát triển đồng bộ các loại thị trường gắn với tạo động lực mạnh mẽ trong tìm kiếm và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.

Thúc đẩy xã hội hóa gắn kết giữa các doanh nghiệp, các ngành, các thành phần kinh tế. Mở rộng và phát triển quan hệ hợp tác giữa Hà Nội với các tỉnh, Thành phố phát huy vai trò trung tâm kinh tế trình độ cao, tạo động lực phát triểm kinh tế vùng thủ đô, vùng trọng điểm của cả nước.

Đến năm 2020, Hà Nội tập trung nâng cao chất lượng phát triển, đẩy mạnh tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên cơ sở tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển các ngành có hàm lượng chất xám và công nghệ cao, có triển vọng thị trường phù hợp với lợi thế so sánh Thủ đô.

Dịch vụ: Xây dựng Hà Nội thành trung tâm dịch vụ chất lượng cao và nâng cao chất lượng dịch vụ trước hết trong các lĩnh vực du lịch, thương mại, viễn thông - công nghệ thông tin, khoa học và công nghệ, y tế, tài chính ngân hàng, giáo dục và đào tạo. Chuyển dịch hàng hóa xuất khẩu theo hướng tăng tỷ trọng các mặt hàng chế biến sâu, có giá trị gia tăng cao, tăng xuất khẩu dịch vụ và xuất khẩu tại chỗ.

Phát triển công nghiệp có chọn lọc, ưu tiên công nghệ cao, công nghệ sạch các ngành tạo ra sản phẩm có hàm lượng chất xám cao. Từng bước hình thành các thành phần cơ bản của kinh tế tri thức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) việc làm ở khu vực nông thôn thành phố hà nội trong quá trình CNH,HĐH (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)