Phát triển của Hà Nội có ý nghĩa với sự phát triển của cả nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) việc làm ở khu vực nông thôn thành phố hà nội trong quá trình CNH,HĐH (Trang 87 - 88)

- Phát triển trung tâm dịch vụ việc làm trên địa bàn tỉnh, thực hiện nhiệm vụ cung ứng lao động cho các thành phần kinh tế, nhất là giới thiệu lao

3.1.2. Phát triển của Hà Nội có ý nghĩa với sự phát triển của cả nước

Thủ đô Hà Nội, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi thu hút và lan toả các nguồn lực vật chất và tinh thần vô giá của cả nước và vì cả nước. Hà Nội là trung tâm chính trị, hành chính, khoa học và công nghệ, thể thao, y tế, tài chính ngân hàng và thương mại, nơi hội tụ các tinh hoa các giá trị văn hoa là một trong các đầu tàu về kinh tế lớn nhất cả nước, ngày càng tràn sức sống ngàn năm.

Hà Nội mở rộng và phát triển, làm gia tăng tầm ảnh hưởng của nó với các địa phương và khu vực xung quanh. Thủ đô Hà Nội có vị thế quan trọng trong cả nước. Trên địa bàn Hà Nội đã có quy hoạch phát triển: 1 Khu công nghệ cao Hòa Lạc diện tích 1600 ha, 11 khu công nghiệp tổng diện tích 2000 ha, 49 cụm công nghiệp tổng diện tich 3707 ha và 177 điểm công nghiệp với tổng diện tích 1330 ha, tổng diện tích quy hoạch các khu, cụm, điểm công nghiệp 8640 ha. Quy mô bình quân 180 ha/khu công nghiệp, 750 ha/cụm

công nghiệp, 7,5 ha/điểm công nghiệp. Hà Nội chiểm 59 % tổng số làng nghề của cả nước, trong đó có 198 làng nghề truyền thống và nổi tiếng thuộc 47 nghề như: gốm sứ, dệt may, da giầy, điêu khắc, sơn mài... với hơn 1350 làng có nghề, 40000 cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn, thu hút 626.000 lao động có thu nhập bình quân 13,1 triệu đồng/người/năm, giá trị sản xuất các làng nghề Hà Nội đạt 7.650 tỷ đồng, chiếm 26% giá trị sản xuất công nghiệp của ngoài quốc doanh và 8,6 % giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố.

Về tổng thể, Thủ đô ngày càng mở rộng và phát triển theo cả bề rộng và chiều sâu, gắn kết hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa xã hội. Các nguồn lực của thành phố ngày càng được khai thác và phối hợp hiệu quả. Quá trình tái cấu trúc kinh tế đang được thúc đẩy, sức cạnh tranh của nhiều sản phẩm chủ lực ngày càng cao. Công tác cổ phần hóa, sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả của khu vực doanh nghiệp trên địa bàn đang có nhiều chuyển biến tích cực. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội ngày càng phát triển đồng bộ, hiện đại từng bước phát triển và tô đẹp thêm cho cảnh sắc Thủ đô.

Bên cạnh đó, quá trình phát triển của Hà Nội mở rộng hiện nay cũng gặp nhiều khó khăn, bất cập (chất lượng và hiệu quả tăng trưởng, sự chênh lệch phát triển giữa nông thôn và thành thị; nhiều vấn đề hiện tại về kết cấu hạ tầng nói chung, kết cấu hạ tầng giao thông nói riêng...). Tất cả những điều đó đang đặt ra cả cơ hội lẫn thách thức đối với việc giải quyết việc làm ở khu vực nông thôn Thành phố.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) việc làm ở khu vực nông thôn thành phố hà nội trong quá trình CNH,HĐH (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)