Những tác động tích cực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp tỉnh hải dương (Trang 55 - 61)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Đánh giá tác động của FDI vào các khu công nghiệp đến sự tăng trƣởng và phát

3.3.1. Những tác động tích cực

3.3.1.1. Góp phần quan trọng làm tăng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Tính đến hết năm 2013, Hải Dƣơng đã thu hút đƣợc 271 dự án FDI, với tổng vốn đăng ký trên 6,22 tỷ USD, đứng thứ 10 trên cả nƣớc và thứ 3 so với các tỉnh, thành phố trong khu vực Đồng bằng sông Hồng, thu hút đƣợc nhiều vốn FDI nhất. Trong đó, giai đoạn 2006 - 2010, số lƣợng dự án FDI thu hút đƣợc là 155, với tổng vốn đăng ký 1.797 triệu USD, bình quân thu hút 31 dự án/năm; giai đoạn 2011- 2013, số lƣợng dự án FDI thu hút đƣợc là 68, với tổng vốn đăng ký 3.332 triệu USD, tăng 1,8 lần so với giai đoạn 2006-2010, bình quân thu hút 23 dự án/năm..

3.3.1.2. Tác động đến tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động

Đến nay, các KCN trên địa bàn tỉnh đã thu hút đƣợc hơn 6 vạn lao động trực tiếp vào làm việc, trong đó tuyển dụng mới 15.300 ngƣời. Số lƣợng các doanh

nghiệp FDI đầu tƣ vào các khu công nghiệp qua các năm có sự gia tăng dẫn đến số lƣợng lao động làm việc trong các khu công nghiệp cũng gia tăng đáng kể. Nhiều doanh nghiệp lớn đã tạo ra hàng nghìn việc làm cho ngƣời lao động, điển hình nhƣ:

Bảng 3.7. Số lƣợng lao động tại một số doanh nghiệp ( 2010-2013)

ĐVT: Người

TT Tên doanh nghiệp 2010 2011 2012 2013 1 Công ty may Tinh Lợi 8.346 8.654 9.179 9.560 2 Công ty TNHH Thiên Sư VN 2.134 2.568 3.078 2.975 3 Công ty TNHH hóa nhựa Đệ Nhất 1.324 1.546 1.453 1.769

Nguồn: Tổng hợp báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Dương

Nhằm tạo công ăn việc làm cho ngƣời lao động và đáp ứng nhu cầu cung cấp nguồn nhân lực có chất lƣợng cao cho các dự án trong KCN, năm 2008 Trung tâm giới thiệu việc làm của Ban quản lý các KCN đã đào tạo, dạy nghề may công nghiệp và cung ứng 330 lao động cho các KCN, đồng thời đã giới thiệu cho các doanh nghiệp tuyển dụng 880 ngƣời vào làm việc. Năm 2009, Trung tâm giới thiệu việc làm đã đào tạo nghề cho khoảng 500-600 ngƣời, tƣ vấn giới thiệu việc làm cho 9.000-10.000 ngƣời. UBND tỉnh thực hiện ƣu đãi thông qua việc hỗ trợ phí đào tạo nghề lao động cho địa phƣơng 50% (tức là không quá 1 triệu đồng/1đợt).

Thu nhập của ngƣời lao động ở các KCN đạt mức khá với mức lƣơng bình quân của công nhân khoảng 2.500.000 - 3.500.000 đồng/tháng. Tuy so với mặt bằng tiền công chung trong xã hội còn thấp, nhƣng với mức thu nhập nhƣ vậy, ngƣời lao động đã có điều kiện tốt hơn cho việc cải thiện nhu cầu tiêu dùng và sinh hoạt của gia đình.

Lao động trong các KCN đã đƣợc đào tạo, nâng cao tay nghề, đƣợc rèn luyện trong môi trƣờng công nghiệp và đƣợc tiếp cận với công nghệ hiện đại. Với 62% số dân trong độ tuổi lao động, nhƣng phần lớn là lao động phổ thông, tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp (khoảng 25%), năng suất lao động chƣa cao,lao động có tay nghề, có kỹ năng giỏi, cán bộ có trình độ đại học, nhất là cán bộ quản lý công nghiệp còn ít. Nhƣ vậy, phần lớn lao động tuyển dụng vào các KCN là lao động phổ thông chƣa

qua đào tạo. Đó là điều bất lợi đối với các doanh nghiệp nhƣng lại là cơ hội cho ngƣời lao động có việc làm và đƣợc học nghề để nâng cao trình độ nghề nghiệp.

Cùng với vấn đề sử dụng lao động, tạo việc làm trong các KCN thì việc giải quyết về nhu cầu nhà ở, quan tâm chăm lo đến đời sống vật chất và đời sống tinh thần và tinh thần cho ngƣời lao động, xây dựng các khu vui chơi giải trí, tổ chức các hoạt động giao lƣu văn hoá, thể thao là điều rất quan trọng và cần thiết. Chủ trƣơng của tỉnh là quy hoạch và có quỹ đất xây dựng khu chung cƣ, đô thị phục vụ cho KCN nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu nhà ở cho công nhân trong KCN, đảm bảo an ninh trật tự trong khu vực, đồng thời đáp ứng nhu cầu văn hoá, thể thao và dịch vụ phát triển tạo điều kiện cho sự phát triển của con ngƣời.

Trong thời gian qua, UBND tỉnh đã đề xuất dự án “Đầu tƣ xây dựng khu dân cƣ và dịch vụ phục vụ công nhân KCN Nam Sách” với tổng vốn đầu tƣ gần 100 tỷ đồng, do Công ty cổ phần đầu tƣ và phát triển hạ tầng Nam Quang đầu tƣ, có quy mô giai đoạn 1 gần 27,7 ha, bao gồm: 122.837 m2 đất ở, 31.011 m2 đất các công trình công cộng… thời gian thực hiện từ 2004-2006. Trên địa bàn tỉnh, có 1 lô nhà chung cƣ 5 tầng và một số căn hộ liền kề khác thuộc Dự án “Đầu tƣ xây dựng khu dân cƣ Đại An”, tại phƣờng Tứ Minh (thành phố Hải Dƣơng) đã xây dựng xong phục vụ nhu cầu về chỗ ở của công nhân.

Theo Ban Quản lý các KCN tỉnh Hải Dƣơng, hiện các KCN của tỉnh đều có quy hoạch phần đất để xây dựng nhà ở cho công nhân của từng KCN. Tuy nhiên, cơ chế quản lý, phƣơng thức huy động nguồn vốn, cơ chế chính sách ƣu đãi đối với việc xây dựng nhà ở cho công nhân chƣa cụ thể. Các dự án xây nhà chung cƣ cho công nhân tại KCN Nam Sách và KCN Đại An là hai dự án đầu tiên và triển khai rất sớm tại Hải Dƣơng. Nhƣng vì nhiều lý do, đến nay, các dự án chƣa phát huy hiệu quả.

Để thúc đẩy chƣơng trình phát triển nhà ở công nhân KCN, tỉnh Hải Dƣơng có kế hoạch áp dụng một số ƣu đãi để khuyến khích các thành phần kinh tế xây dựng nhà ở công nhân KCN, kêu gọi các doanh nghiệp kinh doanh KCN và các doanh nghiệp sử dụng lao động tại các KCN lên kế hoạch, lập dự án đầu tƣ nhà ở cho công nhân.

3.3.1.3. Tác động đến vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái

Một trong những mục tiêu quan trọng của việc xây dựng và phát triển các KCN là nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý môi trƣờng. Khi công nghiệp phát triển, tốc độ khai thác tài nguyên lớn, chất thải đổ vào môi trƣờng ngày càng nhiều. Nếu không có giải pháp tích cực để quản lý môi trƣờng sinh thái sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng khó có thể khắc phục đƣợc. Cho nên việc xây dựng các KCN tập trung sẽ là giải pháp để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững.

Với định hƣớng xây dựng các KCN sạch, thân thiện với môi trƣờng nên công tác quản lý về môi trƣờng trong KCN đƣợc chú trọng và chỉ đạo có trọng tâm, trọng điểm. Hiện các KCN trong tỉnh đã có 2 nhà máy xử lý nƣớc thải đi vào hoạt động chính thức, 1 nhà máy chuẩn bị hoạt động. Đến nay đã có 41/117 doanh nghiệp thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng và cam kết bảo vệ môi trƣờng theo quy định khi tham gia đầu tƣ sản xuất kinh doanh trong KCN.

3.3.1.4. Tác động tới việc thực hiện các mục tiêu KT- XH của tỉnh

Các KCN đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện những mục tiêu cơ bản mà tỉnh đề ra. Giá trị sản xuất công nghiệp trong KCN năm 2008 (theo giá cố định 1994) ƣớc khoảng 2.650 tỷ đồng, chiếm 14,7% trên tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh.

Các KCN đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tiến bộ: tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ tăng nhanh từ 37,2% - 28,0% lên 43,2% - 29,6%, tỷ trọng nông nghiệp, lâm nghiệp giảm từ 34,8% xuống còn 27,2%. Cơ cấu lao động trong khu vực nông, lâm, thuỷ sản- Công nghiệp xây dựng- Dịch vụ chuyển từ 82,4%- 10%- 7,6% năm 2000 thành 70%- 16,4%- 13,6% năm 2013.

Các KCN trên góp phần to lớn vào việc thực hiện các mục tiêu khác nhƣ: nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, nâng cao trình độ khoa học công nghệ, nâng cao trình độ quản lý của Nhà nƣớc về kinh tế, đặc biệt góp phần quan trọng vào việc xoá đói, giảm nghèo…

3.3.1.5. Tác động của KCN đến việc tăng quy mô xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ

Một trong những tác động quan trọng của KCN ở tỉnh Hải Dƣơng đối với sự phát triển KT- XH là tăng xuất khẩu hàng hoá. Thời gian qua, lƣợng hàng hoá xuất khẩu ngày càng có xu hƣớng tăng lên, mặt hàng xuất khẩu ngày càng đa dạng, cơ cấu xuất khẩu có sự chuyyẻn dịch theo hƣớng tăng tỷ trọng các sản phẩm. Điều đó có sự đóng góp to lớn của các KCN. Sau 7 năm Việt Nam gia nhập WTO, giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của các khu công nghiệp tỉnh Hải Dƣơng tăng từ 224,6 triệu USD năm 2006 lên 2 tỷ 242 triệu USD năm 2013. Trong giai đoạn 2006-2010, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 3 tỷ 36,9 triệu USD tăng bình quân 57,5%/năm (mục tiêu 25%/năm). Với lợi thế về máy móc thiết bị, kỹ thuật tiên tiến, thị trƣờng cùng với các cơ chế, chính sách ngày càng thông thoáng, khu vực kinh tế có vốn FDI đã và đang phát triển khá nhanh, ổn định và luôn có xu hƣớng tăng nhanh hơn các khu vực khác. Bên cạnh khai thác thị trƣờng trong nƣớc, FDI còn góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu, đặc biệt là những ngành nhƣ da giầy, dệt may, sản xuất, lắp ráp linh kiện điện tử...Giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI tăng cao theo từng năm và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, điều này đƣợc thế hiện qua biểu đồ sau:

0 20 40 60 80 100 2000 2005 2013

Biểu đồ 3.3. Kim ngạch xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI so với toàn tỉnh

Nếu năm 2000, kim ngạch xuất khẩu của khối doanh nghiệp này mới chỉ chiếm 20,5%, năm 2005 tăng lên 48,5% thì năm 2013 đã chiếm tới hơn 96% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Tỷ lệ đóng góp của khu vực kinh tế có vốn

FDI trong GDP của tỉnh tăng dần qua các năm: năm 2005 là 13,8%, năm 2008 là 16,4%, năm 2012 là 17,8%.

Sau 7 năm gia nhập WTO, xuất khẩu từ các khu công nghiệp của Hải Dƣơng có sự chuyển biến mạnh mẽ cả về giá trị và mặt hàng xuất khẩu. Đến nay hàng hóa của tỉnh đã có mặt trên hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các thị trƣờng xuất khẩu hàng hóa truyền thống tiếp tục đƣợc duy trì và giữ vững. Số lƣợng doanh nghiệp kinh doanh xuất, nhập khẩu trên địa bàn tỉnh không ngừng tăng thuộc mọi thành phần kinh tế. Năm 2006 mới có trên 80 doanh nghiệp kinh doanh xuất, nhập khẩu thì đến hết năm 2013 đã tăng hơn 230 doanh nghiệp. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực là điện tử, dệt may, da giầy, dây điện và cáp điện, nông sản thực phẩm...đều có tốc độ tăng trƣởng tƣơng đối cao, đặc biệt là các mặt hàng do các doanh nghiệp FDI sản xuất.

3.3.1.6. Tác động đến đời sống và thu nhập của dân cư

Sự hình thành và phát triển của các KCN có ảnh hƣởng lớn đến đời sống dân cƣ trong khu vực nhƣ tác động đến số dân cƣ bị thu hồi đất để dành cho KCN, tác động đến việc làm và việc kinh doanh của dân cƣ trên địa bàn, tác động đến an ninh trật tự trong khu vực... Các KCN đƣợc hình thành làm cho giá đất trong khu vực tăng lên, ngƣời dân giàu lên do việc bán đất thuộc quyền sử dụng của họ. Cơ hội kinh doanh của dân cƣ quanh KCN tăng lên nhờ các dịch vụ cho thuê nhà, kinh doanh các dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí... Hơn nữa, các KCN còn cung cấp nhiều loại hàng công cộng không phải trả tiền cho những hộ dân xung quanh khu vực nhƣ đƣờng xá, điện chiếu sáng... góp phần thay đổi bộ mặt cũng nhƣ thói quen sinh hoạt và sản xuất của nhân dân trong khu vực. Trong tƣơng lai, hàng loạt các khu đô thị đƣợc hình thành quanh các KCN, các ngành nghề sản xuất kinh doanh trở nên đa dạng, góp phần cải thiện mức sống của khu dân cƣ. Do đó sự phát triển của các khu công nghiệp không chỉ tạo ra hàng nghìn lao động trực tiếp mà còn tạo ra hàng nghìn lao động gián tiếp cho tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp tỉnh hải dương (Trang 55 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)