Những tác động tiêu cực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp tỉnh hải dương (Trang 61 - 66)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Đánh giá tác động của FDI vào các khu công nghiệp đến sự tăng trƣởng và phát

3.3.2. Những tác động tiêu cực

3.3.2.1. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư vào các KCN còn bất hợp lý, công nghệ lạc hậu

Mặc dù tỉnh đã có nhiều chính sách ƣu đãi đúng đắn, nhƣng do nóng vội trong việc lấp đầy diện tích các KCN nên đã dẫn đến tình trạng chạy đua xây dựng KCN theo phong trào, các địa phƣơng không khai thác hết đƣợc những lợi thế của mình dẫn đến lãng phí nguồn lực. Hơn nữa, do nôn nóng trong việc xây dựng nhanh các KCN nên chƣa chú trọng trong chọn lọc các dự án đầu tƣ, chƣa thu hút đƣợc nhiều doanh nghiệp trong nƣớc. Về lâu dài, điều này sẽ ảnh hƣởng đến chính sách phát huy nội lực và sự phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh.

Mặt khác, do chủ quan trong chọn lọc các dự án đầu tƣ nên chất lƣợng các dự án đầu tƣ thấp, chƣa thu hút đƣợc các dự án có công nghệ hiện đại. Vì thế, nguy cơ gây ô nhiễm môi trƣờng là rất cao. Các KCN theo đuổi mục tiêu lợi nhuận nên điều đáng quan tâm của họ không phải là môi trƣờng mà là càng cho thuê đất nhanh càng tốt, bất chấp công nghệ tiến bộ hay lạc hậu. Bên cạnh đó, tỷ lệ vốn đầu tƣ vào KCN so với tổng vốn đầu tƣ còn thấp, dự án đầu tƣ ngoài KCN chiếm tỷ trọng cao. Tỷ lệ giữa vốn đầu tƣ và vốn đăng ký thấp, có những dự án đăng ký nhiều năm nhƣng không đƣợc triển khai xây dựng.

3.3.2.2. Người lao động trong các KCN còn phải đối mặt với tình trạng cuộc sống thiếu ổn định

Thiếu đồng bộ, không khoa học trong quy hoạch xây dựng KCN. Tình trạng thiếu nhà ở, trƣờng học, chợ, trung tâm giải trí, cơ sở y tế... cho ngƣời lao động còn phổ biến tại các KCN. Riêng về nhà ở cho công nhân trong các KCN, theo dự báo đến năm 2020, gần 378.000 công nhân ở KCN trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng có nhu cầu nhà ở với tổng diện tích hơn 4,5 triệu m2. Mặc dù lao động nhập cƣ đến làm việc tại 10 KCN và 33 cụm CN trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng đang tăng nhanh về số lƣợng nhƣng tiến độ xây dựng nhà ở cho công nhân ở các KCN này vẫn rất chậm và chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Theo Ban Quản lý các KCN tỉnh Hải Dƣơng, hiện các KCN của tỉnh đều có quy hoạch phần đất để xây dựng nhà ở cho công nhân của từng KCN. Tuy nhiên, cơ chế quản lý, phƣơng thức huy

động nguồn vốn, cơ chế chính sách ƣu đãi đối với việc xây dựng nhà ở cho công nhân chƣa cụ thể. Các dự án xây nhà chung cƣ cho công nhân tại KCN Nam Sách và KCN Đại An là hai dự án đầu tiên và triển khai rất sớm tại Hải Dƣơng. Nhƣng vì nhiều lý do, đến nay, các dự án chƣa phát huy hiệu quả.

Hơn nữa, sự tập trung quá mức của các KCN dẫn tới tình trạng quá tải, mất an ninh trật tự, an toàn xã hội, tai nạn giao thông gia tăng, các dịch vụ phục vụ cho sự phát triển của con ngƣời bị thiếu hụt nghiêm trọng. Mặc dù thu nhập của ngƣời lao động đã đƣợc cải thiện nhƣng ngƣời lao động trong các KCN trên địa bàn tỉnh phải làm việc trong điều kiện rất vất vả, tăng ca, tăng giờ làm diễn ra rất phổ biến.

Trong các doanh nghiệp ở KCN lại có rất ít tổ chức công đoàn để bảo vệ quyền lợi của ngƣời lao động dẫn đến tình trạng vi phạm Luật lao động, sa thải công nhân tuỳ tiện, nợ lƣơng kéo dài, đối xử thô bạo với công nhân diễn ra ngày càng nhiều. Tất cả những vấn đề trên có ảnh hƣởng lớn đến hiệu quả KT- XH và nảy sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc cả về đời sống vật chất lẫn tinh thần của ngƣời lao động.

3.3.2.3. Môi trường sinh thái còn nhiều vấn đề phải quan tâm

Hải Dƣơng là tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế cao, có nhiều KCN và cụm CN tâ ̣p trung. Tuy nhiên, tình tra ̣ng ô nhiễm môi trƣờng sinh thái là vấn đề hết sức nan giải. Hiện nay các KCN trên địa bàn tỉnh hầu nhƣ đều không có hệ thống nƣớc thải theo đúng quy định mặc dù UBND tỉnh đã có Quyết định số 1002/QĐ - UBND nêu rõ: Phải hoàn thành toàn bộ các hệ thống xử lý môi trƣờng trong năm 2008. Hiệu quả xử lý phải đƣợc cơ quan chuyên môn đánh giá và cơ quan quản lý xác nhận đảm bảo tiêu chuẩn cho phép.

Ô nhiễm môi trƣờng xảy ra tại các KCN ngày càng có xu hƣớng gia tăng bởi vì doanh nghiệp không mặn mà với việc đảm bảo môi trƣờng mà chỉ quan tâm đến lợi nhuận. Thậm chí, doanh nghiệp còn có thái độ bất hợp tác với chính quyền trong việc thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về môi trƣờng tại KCN.

Theo kết quả quan trắc phân tích nƣớc thải từ các KCN cho thấy hầu hết các chỉ tiêu đều vƣợt chuẩn cho phép nhiều chỉ tiêu gấp hàng chục lần. Nƣớc thải xả trực tiếp ra môi trƣờng đã gây ra ô nhiễm cả một vùng rộng lớn ảnh hƣởng đến sức khoẻ của nhân dân. Nếu để cho các doanh nghiệp sản xuất thì gây bức xúc trong dân, nhân dân khiếu kiện ngày càng nhiều. Ngƣợc lại, nếu đóng cửa các doanh nghiệp thì ngƣời lao động mất việc làm. Đây là bài toán khó giải quyết bởi không phải doanh nghiệp nào trong tỉnh cũng có đủ năng lực để đầu tƣ xây dựng hệ thống xử lý nƣớc thải.

Điển hình nhƣ KCN Phú Thái tại thị trấn Phú Thái, huyện Kim Thành với 13 doanh nghiệp lớn nhỏ. Những hộ dân sống tại đây đang phải đối diện với nguy cơ bệnh tật, có ngƣời đã chết vì ung thƣ, có ngƣời đã bỏ nhà ra đi vì không thể chịu đựng thêm. Có khoảng 2.500 ngƣời dân sống đang chịu ảnh hƣởng do ô nhiễm môi trƣờng từ các nhà máy trong khu công nghiệp Phú Thái. Khoảng 3,5 ha đất nông nghiệp xung quanh các nhà máy không thể cấy trồng gì trong vòng 6 năm. Nƣớc thải chảy xuống sông không những ảnh hƣởng đến nông nghiệp, mà cách đó không bao xa là điểm lấy nƣớc của Nhà máy nƣớc sạch Phú Thái, cấp cho 7.000 ngƣời dân thị trấn và một phần dân số của xã Kim Anh, Phúc Thành.

Theo số liệu của Phòng Cảnh sát môi trƣờng - Công an tỉnh (PC36), thời gian gần đây đã điều tra phát hiện gần 600 vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trƣờng, làm rõ hơn 380 tổ chức và cá nhân, chuyển cơ quan điều tra khởi tố 8 vụ, 13 bị can, phối hợp với các cơ quan chức năng xử phạt vi phạm hành chính tổng số tiền trên 1 tỉ đồng.

3.3.2.4. Việc làm, đời sống và thu nhập của người có đất bị thu hồi cho phát triển các KCN còn nan giải

Các KCN trên địa bàn tỉnh chƣa phải hoạt động theo nguyên tắc tiết kiệm đất nông nghiệp, đặc biệt là đất nông nghiệp đã đƣợc thuỷ lợi hoá. Việc lựa chọn địa điểm xây dựng KCN chƣa đƣợc tiến hành một cách khoa học, chƣa tính toán toàn diện các điều kiện về địa chất, thuỷ văn, điều kiện về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội nên đã sử dụng nhiều diện tích đất trồng lúa, đất có ƣu thế với sản xuất nông nghiệp. Nhiều

KCN, cụm CN bám các mặt đƣờng quốc lộ, vi phạm các chỉ giới an toàn giao thông. Kết quả là đƣờng cao tốc trở thành những con phố dài với nguy cơ tai nạn giao thông cao. Các KCN trên địa bàn tỉnh lẽ ra phải đƣợc xây dựng trƣớc hết dọc theo quốc lộ 18 phía huyện Chí Linh nhƣng thực tế lại chọn vùng đất dọc quốc lộ 5, vùng ven thành phố Hải Dƣơng dẫn đến một diện tích lớn đất trồng lúa thuộc loại “nhất đẳng điền” bị mất đi. Hơn nữa, điều này còn gây phức tạp về mặt xã hội nhƣ giải quyết việc làm cho số đông nông dân bị mất đất, vấn đề an toàn giao thông trên quốc lộ 5. Cụ thể là quỹ đất nông nghiệp của vùng ven đô bị cắt giảm hết sức nhanh chóng, dành phần cho phát triển công nghiệp và khu đô thị mới. Tổng diện tích đất nông nghiệp của thành phố Hải Dƣơng từ hơn 1,8 nghìn héc-ta (năm 2000) giảm xuống còn gần 680 ha (năm 2007) và còn khoảng 200 ha (năm 2010). Phần diện tích đất nông nghiệp còn lại hết sức manh mún, nằm xen giữa các KCN, dân cƣ, hệ thống tƣới tiêu bị ách tắc, ô nhiễm, gây cản trở sản xuất và sản xuất tập trung.

Việc thu hồi đất cả đất ruộng lẫn đất ở của nông dân tất yếu dẫn đến việc chuyển đổi nhà ở và việc làm của họ. Công tác đền bù để giải phóng mặt bằng còn diễn ra chậm chạp và không thoả đáng, không công bằng dẫn đến những phản ứng mạnh mẽ của ngƣời dân mất đất, có rất nhiều trƣờng hợp buộc các cấp chính quyền phải dùng biện pháp cƣỡng chế. Tuy UBND tỉnh đã thực hiện nhiều phƣơng án nhƣ: đền bù bằng tiền mặt, chính sách ràng buộc các KCN sử dụng đất nông nghiệp phải tuyển dụng nông dân vào làm việc trong các nhà máy, chính sách hỗ trợ tiền học nghề… nhƣng còn quá nhiều bất cập. Giá tiền đền bù nói chung là thấp khó có thể đủ để ngƣời dân có thể tái tạo cho mình một công việc mới.

Hơn nữa, ngƣời dân cũng không biết sử dụng đồng tiền một cách hiệu quả họ nên nhanh chóng rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Nhiều gia đình không đầu tƣ vào sản xuất, học nghề mà chỉ lo xây dựng nhà cửa, mua sắm. Trƣớc mắt đời sống của họ đƣợc cải thiện nhƣng về lâu dài sẽ vô cùng bấp bênh. Việc tuyển dụng nông dân mất đất vào các KCN cũng gặp trở ngại lớn là trình độ tuổi tác của ngƣời lao động không đáp ứng đƣợc nhu cầu của sản xuất công nghiệp. Mặt khác, do các doanh

nghiệp trong KCN có trình độ công nghệ thấp nên ít có khả năng trả lƣơng cao vì vậy đời sống của ngƣời lao động cũng không đƣợc đảm bảo.

Đối với chính sách hỗ trợ học nghề, mặc dù đã có sự thay đổi bằng việc chuyển tiền cho các cơ sở dạy nghề để đào tạo miễn phí cho ngƣời lao động nhƣng các cơ sở đào tạo nghề vừa thiếu về quy mô vừa yếu về năng lực đào tạo nên không thu hút đƣợc học sinh học nghề. Bên cạnh đó số tiền hỗ trợ thƣờng không đủ để nông dân có thể học đƣợc một nghề thành thạo để có thể kiếm đƣợc việc làm phù hợp. Quỹ đất nông nghiệp của vùng ven đô bị cắt giảm hết sức nhanh chóng, dành phần cho phát triển công nghiệp và khu đô thị mới.

Tổng diện tích đất nông nghiệp của thành phố từ hơn 1,8 nghìn héc-ta (năm 2000) giảm xuống còn gần 680 ha (năm 2007) và còn khoảng 200 ha (năm 2010). Phần diện tích đất nông nghiệp còn lại hết sức manh mún, nằm xen giữa các KCN, dân cƣ, hệ thống tƣới tiêu bị ách tắc, ô nhiễm, gây cản trở sản xuất và sản xuất tập trung.

Ngƣời dân bị thu hồi đất bƣớc đầu chuyển sang làm các nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và lao động tại các KCN. Tuy nhiên, vấn đề giải quyết việc làm cho ngƣời dân mất đất vùng ven đô đến nay vẫn là vấn đề “nóng”, một bài toán nan giải đối với Thành phố Hải Dƣơng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp tỉnh hải dương (Trang 61 - 66)