CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2 Phƣơng pháp thu thập và xử lý thông tin
2.2.1 Phương pháp thu thập và xử lý thông tin sơ cấp
Các thông tin sơ cấp sẽ đƣợc thu thập thông qua:
- Kết quả tìm hiểu về hệ thống văn bản quy định về thông tin tín dụng của Ngân hàng nhà nƣớc ban hành.
- Kết quả tổng hợp số liệu về hoạt động cung cấp thông tin tín dụng thể nhân trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2016 từ các phòng, nghiên cứu phát triển, xử lý thông tin, cấp tin thể nhân, của Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam.
- Thu thập thông tin từ việc thực hiện điều tra bảng khảo sát bằng bảng hỏi với các lãnh đạo,cán bộ nhân viên, đang công tác tại các ngân hàng.
(1) Bảng câu hỏi sẽ đƣợc thiết kế để nghiên cứu sâu các vấn đề sau:
(i) Nhận thức, đánh giá tầm quan trọng của thông tin tín dụng thể nhân trong hoạt động của ngân hàng.
(ii) Những nhóm nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động thông tin tín dụng thể nhân tại CIC.
(iii) Giải pháp và kiến nghị để nâng cao chất lƣợng hoạt động thông tin tín dụng thể nhân tại CIC.
(2) Đối tƣợng tham gia phỏng vấn:
Đối tƣợng đƣợc phỏng vấn là các cán bộ công tác trong lĩnh vực tín dụng tại các ngân hàng, có độ tuổi từ 25 đến 40 tuổi, đƣợc đào tạo chuyên ngành tài chính- ngân hàng.
Phiếu điều tra sẽ đƣợc gửi trực tiếp cho 30 chi nhánh trong các ngân hàng khác nhau.
(3) Các bƣớc khảo sát
Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng của phiếu điều tra khảo sát đƣợc thực hiện thông qua 2 bƣớc:
+ Bƣớc 1. Khảo sát sơ bộ:
+ Bƣớc 2. Khảo sát chính thức:
Khảo sát chính thức sẽ đƣợc tiến hành bằng bảng câu hỏi ngay khi nghiên cứu sơ bộ chỉnh sửa xong. Mẫu nghiên cứu chính thức gồm 30 phiếu.
+ Bảng hỏi
Cấu trúc của phiếu điều tra: Phiếu điều tra gồm 07 câu hỏi và đƣợc chia làm 3 phần
Phần 1 gồm 2 câu hỏi (câu 1): đƣa ra 5 yếu tố quyết định đến chất lƣợng tín dụng. Ngƣời tham gia phỏng vấn sẽ sắp xếp theo thứ tự các câu trả lời từ quan trọng nhất đến ít quan trọng nhất (câu trả lời quan trọng nhất xếp thứ 1).
Phần 2 gồm 4 câu hỏi (từ câu 2 đến câu 5), bảng khảo sát đƣa ra các nguyên nhân chủ quan và khách quan ảnh hƣởng đến thông tin tín dụng thể nhân tại trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam . Phiếu khảo sử dụng loại câu hỏi không liên tục/ câu hỏi theo thang đo Likert trong đó mỗi nguyên nhân, giải pháp sẽ lấy ý kiến chủ quan của cán bộ tín dụng đƣợc khảo sát thông qua mức độ quan trọng theo thang điểm từ 1 đến 5, ở mức 1 là hoàn toàn không đồng ý với câu trả lời, mức 2 là không đồng ý, mức 3 là đồng ý, mức 4 là hoàn toàn đồng ý, và mức 5 là không có ý kiến.
Phần 3 gồm 2 câu hỏi (câu 6 + câu 7): đƣa ra các giải pháp để khắc phục những hạn chế còn tồn tại đồng thời nâng cao chất lƣợng hoạt động cung cấp thông tin tín dụng thể nhân. Từ đó đƣa ra các giải pháp để phát triển hoạt động cung cấp thông tin tín dụng thể nhân tại Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam.
Sau khi thu thập các mẫu nghiên cứu chuẩn (mẫu phiếu hợp lệ, ngƣời đƣợc phỏng vấn thỏa mãn các yếu tố mà phiếu điều tra yêu cầu), sẽ sử dụng phƣơng pháp thống kê, mô tả qua số tuyệt đối, số tƣơng đối...
(4)Kết quả thu đƣợc:
(i) Trả lời đƣợc câu hỏi hoạt động cung cấp thông tin tín dụng thể nhân có phải là hoạt động thực sự quan trọng trong việc ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại các ngân hàng.
(ii) Chỉ ra đƣợc đâu là những nhân tố ảnh hƣởng đến sự hoạt động cung cấp thông tin tín dụng thể nhân nhìn từ góc độ chủ quan và khách quan tại Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam.
(iii) Đƣa ra những giải pháp tổng thể nhất nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động cung cấp thông tin tín dụng thể nhân, từ đó cũng chỉ ra đƣợc những kiến nghị cụ thể với các cơ quan quản lý nhà nƣớc.
Phƣơng pháp phân tích, định lƣợng: Qua các mô hình lƣợng định hoạt động của các danh mục thông tin.
Phƣơng pháp thống kê so sánh: Đề tài sử dụng số liệu qua các báo cáo, thống kê của Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia Việt nam cho phép phân tích đƣa ra các nhận xét và đề xuất những phƣơng án phù hợp để nâng cao chất lƣợng hoạt động thông tin tín dụng thể nhân.
Phƣơng pháp phân tích tổng hợp số liệu: Trên cơ sở số liệu thống kê thu thập đƣợc, mô tả qua số tuyệt đối, số tƣơng đối, xu hƣớng phát triển để đƣa ra các nhận định về hoạt động cung cấp thông tin tín dụng thể nhân.
Phƣơng pháp biểu đồ: Xây dựng các bảng, biểu dựa trên biến chuỗi thời gian. Sử dụng các bảng, biểu để phản ánh thực trạng hoạt động cung cấp thông tin tín dụng thể nhân tại Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam.
Phƣơng pháp phân tích: Phân tích dựa trên thống kê, phân tích tình hình hoạt động và những yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động cung cấp thông tin tín dụng thể nhân tại trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam.
Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng: đối với phiếu điều tra khảo sát.
2.2.2 Phương pháp thu thập và xử lý thông tin thứ cấp
Số liệu thứ cấp bao gồm các tài liệu, báo cáo, bài báo, bài viết về chủ để này. Số liệu thứ cấp đƣợc thu thập để thực hiện tổng quan tài liệu về tình hình thực hiện hoạt động cung cấp thông tin tín dụng thể nhân tại Trung tâm thông tin tín dụng trong giai đoạn hiện nay, trên cơ sở đó để xây dựng bảng hỏi. Các số liệu thứ cấp cũng đƣợc sử dụng để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
Các tài liệu thông tin liên quan đến hoạt động quản trị rủi ro của các ngân hàng thƣơng mại hiện nay sẽ đƣợc thu thập từ:
- Các tài liệu trình bày về hoạt động thông tin tín dụng (bao gồm các tài liệu của Ngân hàng thế giới, Ủy ban giám sát ngân hàng Basel, tài liệu của Ngân hàng Nhà nƣớc, của Ngân hàng thƣơng mại cũng nhƣ các tổ chức tín dụng khác,...)
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
- Chƣơng 2 của luận văn đã trình bày chi tiết về các phƣơng pháp đƣợc sử dụng để nghiên cứu cũng nhƣ thiết kế đƣợc mô hình nghiên cứu với trình tự qua 3 bƣớc. Nêu ra những ƣu điểm và hạn chế của mô hình nghiên cứu.
- Nội dung chƣơng 2 tuy ngắn gọn nhƣng rất quan trọng, bởi việc lựa chọn phƣơng pháp và thiết kế mô hình nghiên cứu giúp học viên xác định đƣợc cách thức thực hiện việc thu thập thông tin, phân loại, thống kê và xử lý thông tin một cách hiệu quả nhất trong quá trình hoàn thiện luận văn.
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CUNG CẤP THÔNG TIN TÍN DỤNG THỂ NHÂN TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN TÍN DỤNG QUỐC GIA
VIỆT NAM