Các phƣơng pháp nghiên cứu trong đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông từ nguồn vốn ngân sách nhà nước của UBND huyện đông anh (Trang 40 - 44)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.3. Các phƣơng pháp nghiên cứu trong đề tài

2.3.1. Phương pháp luận nghiên cứu:

Phƣơng pháp duy vật biện chứng kết hợp với phƣơng pháp logic lịch sử đƣợc sử dụng trong quá trình tổng quan tài liệu nghiên cứu về những vấn đề có liên quan đến nội dung của luận văn, đồng thời đây cũng là phƣơng pháp đƣợc sử dụng chính trong quá trình xây dựng khuôn khổ lý thuyết và cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu

về công tác quản lý dự án đầu tƣ xây dựng hạ tầng giao thông từ nguồn ngân sách nhà nƣớc. Phƣơng pháp logic lịch sử đƣợc sử dụng để nghiên cứu kinh nghiệm về công tác quản lý dự án đầu tƣ xây dựng hạ tầng giao thông làm cơ sở cho việc hoàn thiện công tác quản lý dự án phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế xã hội. Phƣơng pháp duy vật biện chứng kết hợp với phƣơng pháp logic lịch sử là phƣơng pháp đƣợc sử dụng xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu luận văn.

2.3.2. Phương pháp thu thập tài liệu:

Luận văn này chủ yếu sử dụng thông tin, số liệu từ các dữ liệu thứ cấp. Dữ liệu thứ cấp là một trong những nguốn dữ liệu vô cùng quan trọng trong mọi nghiên cứu. Để thông tin đƣợc thu thập một cách chính xác, hợp lý và có giá trị, các yêu cầu của việc xác định các loại dữ liệu thu thập phải đƣợc xác định rõ ràng xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu. Khi sử dụng phƣơng pháp này tác giả xác định dữ liệu phải gồm những thông tin chứa đựng trong dữ liệu phù hợp và đủ làm rõ mục tiêu nghiên cứu.

Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu do ngƣời khác thu thập, sử dụng cho các mục đích có thể là khác với mục đích nghiên cứu của đề tài này. Dữ liệu thứ cấp có thể là dữ liệu chƣa xử lý hoặc dữ liệu đã xử lý. Nhƣ vậy, dữ liệu thứ cấp không phải do ngƣời nghiên cứu trực tiếp thu thập. Ƣu điểm của dữ liệu thứ cấp là dễ tìm kiếm và tìm kiếm nhanh đây là điểm ƣu việt hơn hẳn của dữ liệu thứ cấp. Thuộc tính này đƣợc quyết định bởi chỗ dữ liệu thứ cấp đã tồn tại sẵn và vấn đề chỉ đơn thuần là phát hiện ra chúng. Vì vậy, thời gian tập hợp dữ liệu thứ cấp chính là thời gian để tìm kiếm chúng và thƣờng chỉ mất vài giờ hoặc vài ngày. Chi phí tiêu tốn cho việc thu thập dữ liệu thứ cấp ít hơn rất nhiều so với lƣợng tiền cần thiết để có đƣợc các dữ liệu sơ cấp. Sở dĩ nhƣ vậy là vì dữ liệu thứ cấp phần lớn có trong các thƣ viện, các tài liệu nghiên cứu có liên quan mà với các nguồn này thì chi phí thấp hơn nhiều, thậm chí bằng không. Dữ liệu thứ cấp có tính sẵn sàng và thích hợp. Đặc tính này phản ánh tính ƣu việt của thông tin từ các dữ liệu thứ cấp ở chỗ, chúng có thể đƣợc dùng ngay vào một mục tiêu cụ thể nào đó mà không phải mất, hoặc mất rất ít thời gian công sức để gia công, chế biến và xử lý chúng.

Tiến trình thu thập dữ liệu thứ cấp đƣợc sắp xếp nhƣ sau:

Một là, xác định dữ liệu cần có, đây là bƣớc quan trọng nhất để tìm đƣợc dữ liệu phù hợp cho quá trình nghiên cứu.

Hai là, xác định dữ liệu có thể thu thập từ nguồn bên trong, đây là dữ liệu rất có ích, dễ thu thập. Dữ liệu thông tin thứ cấp bên trong của các bộ phận trực thuộc.

Ba là, xác định dữ liệu cần có từ nguồn bên ngoài ở kho lƣu trữ, ở thƣ viện, sách, giáo trình, các tạp chí chuyên ngành. Một số dữ liệu có thể thu thập ở các trung tâm thông tin, các bộ ngành.

Bốn là, tiến hành thu thập số liệu thứ cấp.

Năm là, tiến hành nghiên cứu giá trị của dữ liệu và độ tin cậy của dữ liệu phù hợp với mục tiêu nghiên cứu.

Sáu là, hình thành dữ liệu thứ cấp phục vụ cho cuộc nghiên cứu.

Phƣơng pháp thu thập dữ liệu là phƣơng pháp đƣợc sử dụng phục vụ quá trình thu thập các thông tin, các số liệu về tình hình kinh tế xã hội về nguồn nhân lực tham gia vào công tác quản lý các dự án hạ tầng giao thông của UBND huyện Đông Anh. Đồng thời đây cũng là phƣơng pháp để thu thập các thông tin về nguồn vốn đầu tƣ, số lƣợng dự án, kết quả thực hiện dự án, cán bộ quản lý dự án… của UBND huyện Đông Anh. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu và thống kê kinh tế, đƣợc sử dụng nhiều ở chƣơng 3 dùng để cung cấp tƣ liệu phục vụ cho việc phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý các dự án đầu tƣ xây dựng hạ tầng giao thông từ nguồn ngân sách nhà nƣớc của UBND huyện Đông Anh.

Dữ liệu lấy từ các nguồn nhƣ: Các bộ luật của Quốc hội, các nghị định của Chính phủ, các thông tƣ của các Bộ, Ban ngành về công tác quản lý dự án đầu tƣ xây dựng sử dụng nguồn ngân sách nhà nƣớc. Các cuốn sách, giáo trình, các bài báo, các công trình nghiên cứu khoa học các cấp, luận văn, luận án…nghiên cứu về quản lý công tác quản lý dự án đầu tƣ xây dựng từ nguồn ngân sách nhà nƣớc.

ngân sách nhà nƣớc của UBND huyện Đông Anh trong 6 năm vừa qua giai đoạn 2010-2016 để làm cơ sở thực tiễn cho việc nghiên cứu đề tài.

2.3.3. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu:

Phƣơng pháp phân tích xử lý số liệu đƣợc sử dụng trong toàn bộ luận văn. Tuy nhiên, phƣơng pháp này đƣợc sử dụng chủ yếu ở chƣơng 1, chƣơng 3 và chƣơng 4 để phân tích thực trạng quản lý các dự án đầu tƣ XDCB dựa trên các yêu cần, nhu cầu, sự cần thiết đầu tƣ của các dự án. Từ các thông tin, số liệu, bảng biểu, mô hình đƣợc thu thập, tiến hành phân tích để đƣa ra các giải pháp khả thi nhằm hoàn thiện, nâng cao chất lƣợng công tác quản lý các dự án đầu tƣ hạ tầng giao thông từ nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc của UBND huyện Đông Anh.

2.3.4. Phương pháp so sánh, tổng hợp:

Phƣơng pháp so sánh là phƣơng pháp đánh giá số liệu có đƣợc, so sánh giữa các năm trong đó lấy số liệu của l năm nào đó làm tham chiếu để đánh giá các năm còn lại. Từ đó đánh giá đƣợc xu hƣớng đầu tƣ xây dựng hạ tầng giao thông trên địa bàn huyện Đông Anh, đánh giá nhu cầu đầu tƣ, đánh giá về chất lƣợng quản lý các dự án đầu tƣ làm cơ sở để đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện trong công tác quản lý dự án đầu tƣ xây dựng hạ tầng giao thông của UBND huyện Đông Anh.

2.3.5. Phương pháp dự báo:

Phƣơng pháp dự báo đƣợc sử dụng ở chƣơng 4, dựa vào chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của UBND huyện Đông Anh giai đoạn 2017-2020 tầm nhìn 2030; Mục tiêu thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa của UBND huyện Đông Anh giai đoạn 2017-2020 tầm nhìn 2030; Quy hoạch mạng lƣới giao thông trên địa bàn Huyện đến 2030, tầm nhìn 2050, Quy hoạch trục Nhật Tân – Nội Bài và các khu đô thị vệ tinh ven trục Nhật Tân – Nội Bài đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt, dự báo các dự án đầu tƣ xây dựng hạ tầng giao thông sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc sẽ đƣợc xây dựng trong giai đoạn 2017 đến 2020.

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG HẠ TẦNG GIAO THÔNG TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CỦA

UBND HUYỆN ĐÔNG ANH

3.1.Khái quát về huyện Đông Anh, đặc điểm bộ máy quản lý dự án và hệ thống hạ tầng giao thông của huyện Đông Anh hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông từ nguồn vốn ngân sách nhà nước của UBND huyện đông anh (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)