quản lý dự án đầu tƣ xây dựng hạ tầng giao thông và bài học rút ra cho huyện Đông Anh
1.3.1. Kinh nghiệm thực tiễn của một số huyện ngoại thành Hà Nội trong việc quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông
1.3.1.1. Kinh nghiệm thực tiễn của huyện Sóc Sơn:
Khi thực hiện quản lý dự án đầu tƣ xây dựng hạ tầng giao thông bằng nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc, UBND huyện Sóc Sơn đã tiến hành đồng bộ một số giải pháp phù hợp với đặc thù của huyện ngoại thành Hà Nội, có địa hình bán sơn địa, hệ thống hạ tầng giao thông chƣa đồng bộ, nguồn vốn đầu tƣ cho xây dựng công trình giao thông còn gặp nhiều khó khăn. Do vậy huyện Sóc Sơn khảo sát, chọn lựa những công trình thực sự thiết thực, đáp ứng nhu cầu cấp bách dân sinh để tập trung đầu tƣ, tránh dàn trải vốn và tránh tình trạng công trình thi công dở dang kéo dài.
Trong quá trình xây dựng Nông thôn mới và thực hiện bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới, huyện đã tập chung chỉ đạo đồng thời với việc quy hoạch xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông trên địa bàn Huyện đồng bộ các tuyến đƣờng Quốc lộ, tỉnh lộ, đƣờng liên huyện, đƣờng liên xã, đƣờng liên thôn và các tuyến đƣờng cứng hóa bê tông phục vụ giao thông nội đồng và chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Điều này giúp huyện Sóc Sơn cùng lúc đạt hai mục tiêu về tiêu chí xây dựng Nông thôn mới và kế hoạch quy hoạch phát triển hệ thống hạ tầng giao thông của Huyện.
Bên cạnh đó, UBND huyện Sóc Sơn lấy xây dựng bộ máy quản lý dự án trong sạch, vững mạnh làm trọng tâm : Trƣớc hết là ổn định sắp xếp tổ chức bộ máy quản lý dự án phù hợp, lấy việc bố trí cán bộ có đủ năng lực , trình độ chuyên môn, phẩm chất chính trị và đạo đức vào những vị trí then chốt;Đồng thời tăng cƣờng công tác thanh kiểm tra nội bộ, kiên quyết đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực, thất thoát, lãng phí trong quá trình triển khai các dự án đầu tƣ.
Mê Linh là huyện ngoại thành Hà Nội có vị trí địa lý tƣơng đối thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội. Hệ thống hạ tầng giao thông của huyện Mê Linh trong những năm gần đây đƣợc đầu tƣ tƣơng đối đồng bộ với nguồn vốn ổn định đáp ứng nhu cầu đầu tƣ.
Trong quá trình đầu tƣ xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông, huyện Mê Linh đã tập trung chỉ đạo đầu tƣ đồng bộ, xây dựng các tuyến đƣờng, các trục kinh tế huyết mạch mang tính đột phá giúp phát triển kinh tế xã hội, đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế các vùng trong Huyện.
Huyện đã tập trung khai thác các quỹ đất tập trung hoặc đất xen kẹt đề đề xuất chủ trƣơng xây dựng hạ tầng kỹ thuật phục vụ đấu giá quyền sử dụng đất nhằm tạo nguồn thu cho ngân sách huyện, từ đó có nguồn vốn đầu tƣ trở lại xây dựng các tuyến đƣờng giao thông và các công trình dân sinh khác.
Để bổ sung và đa dạng hóa nguồn vốn đầu tƣ, ngoài vốn ngân sách nhà nƣớc, huyện Mê Linh đã kêu gọi công tác xã hội hóa, với sự tham gia của các doanh nghiệp, tổ chức, góp phần giảm gánh nặng đầu tƣ công cho Nhà nƣớc và đẩy nhanh tiến trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông trên địa bàn Huyện.
Công tác bồi thƣờng hỗ trợ giải phóng mặt bằng khi thực hiện dự án đầu tƣ của huyện Mê Linh trong những năm gần đây có sự chuyển biến tích cực. Hầu hết các dự án đều đƣợc GPMB đúng hoặc vƣợt sớm tiến độ, giao mặt bằng sạch cho đơn vị thi công, góp phần đẩy nhanh tiến độ công trình và giảm chi phí đầu tƣ.
1.3.2. Bài học rút ra cho huyện Đông Anh
Từ những kinh nghiệm thực tiễn trong trong công tác điều hành quản lý dự án đầu tƣ xây dựng hạ tầng giao thông bằng nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc của các huyện Sóc Sơn và Mê Linh. Có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm để vận dụng trong quản lý dự án đầu tƣ xây dựng hạ tầng giao thông bằng nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc quản lý nhà nƣớc của UBND huyện Đông Anh.
So với hai huyện lân cận ( Sóc Sơn và Mê Linh ) thì huyện Đông Anh có lợi thế vƣợt trội về điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội cũng nhƣ quy hoạch phát triển hệ thống hạ tầng giao thông trên địa bàn Huyện: Đông Anh đang là vùng quy
hoạch phát triển đô thị trọng điểm chiến lƣợc của Trung ƣơng, Thành phố và các Bộ ngành, các tập đoàn kinh tế lớn. Do vậy trong những năm gần đây hệ thống hạ tầng giao thông trên địa bàn Huyện đã đƣợc quan tâm đầu tƣ mạnh mẽ, đồng bộ có chiều sâu với tổng mức đầu tƣ lớn hơn so với các huyện ngoại thành khác.
Tuy nhiên để thực hiện thành công và đạt đƣợc các mục tiêu cơ bản trong việc quản lý các dự án đầu tƣ xây dựng hạ tầng giao thông bằng nguồn vốn NSNN trên địa bàn huyện Đông Anh, Huyện cần học hỏi rút ra những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn ở các huyện Sóc Sơn, Mê Linh; cụ thể:
- Chọn lựa những công trình thực sự thiết thực, đáp ứng nhu cầu cấp bách dân sinh để tập trung đầu tƣ, tránh dàn trải vốn và tránh tình trạng công trình thi công dở dang kéo dài.
- Đẩy nhanh tiến độ Giải phóng mặt bằng các dự án để giao mặt bằng sạch cho đơn vị thi công nhằm rút ngắn tiến độ thi công và giảm chi phí cho dự án.
- Lồng ghép việc quy hoạch xây dựng phát triển hệ thống hạ tầng giao thông trên địa bàn Huyện Đông Anh với việc xây dựng Nông thôn mới và thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng Nông thôn mới để quy hoạch xây dựng đồng bộ các tuyến đƣờng Quốc lộ, tỉnh lộ, đƣờng liên huyện, đƣờng liên xã, đƣờng liên thôn và các tuyến đƣờng cứng hóa bê tông phục vụ giao thông nội đồng và chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
- Khai thác tối đa lợi thế về đất đai của Đông Anh trong thị trƣờng bất động sản Hà Nội để rà soát, quy hoạch, lập dự án đề xuất Thành phố chấp thuận chủ trƣơng cho Huyện xây dựng hạ tầng kỹ thuật phục vụ đấu giá quyền sử dụng đất, từ đó tạo nguồn thu ngân sách để đầu tƣ trở lại cho việc phát triển hệ thống hạ tầng giao thông trên địa bàn Huyện.
- Huy động, kêu gọi công tác xã hội hóa trong đầu tƣ xây dựng hạ tầng giao thông, với sự tham gia của các doanh nghiệp, tổ chức, góp phần giảm gánh nặng đầu tƣ công cho Nhà nƣớc và đẩy nhanh tiến trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông trên địa bàn Huyện.
- Tập trung xây dựng bộ máy quản lý dự án trong sạch, vững mạnh. Sắp xếp tổ chức bộ máy quản lý dự án phù hợp , lấy việc bố trí cán bộ có đủ năng lực , trình độ chuyên môn, phẩm chất chính trị và đạo đức vào những vị trí then chốt.
- Tăng cƣờng công tác thanh kiểm tra nội bộ , kiểm tra giám sát chất lƣợng công trình, kiên quyết đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực , thất thoát, lãng phí trong quá trình triển khai các dự án đầu tƣ.