Bối cảnh quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý đấu thầu mua sắm thiết bị xây dựng Tại Tổng Công ty Điện lực dầu khí Việt Nam (Trang 70)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHP NGHI N CU

4.1. Bối cảnh chung quốc tế, trong nƣớc

4.1.1. Bối cảnh quốc tế

Toàn cầu hóa - hội nhập kinh tế đã trở thành xu thế của tất cả các nƣớc trên thế giới, nó trở thành xu thế tất yếu khách quan của sự phát triển. Có những vấn đề lớn, bản thân mỗi quốc gia không thể tự giải quyết đƣợc mà phải liên kết, hợp tác để đạt mục tiêu chung. Do vậy các hiệp định thƣơng mại song phƣơng, đa phƣơng, toàn cầu hóa giữa các quốc gia ngày càng trở nên phổ biến. Đã có nhiều tổ chức, nhóm các nƣớc sử dụng đồng tiền chung, có lợi ích chung về kinh tế, thƣơng mại, quân sự, du lịch, đầu tƣ, chuyển giao công nghệ, mua bán sát nhập giữa các Tập đoàn, tổ chức kinh tế, công ty đa quốc gia ngày càng trở nên sôi động hơn bao giờ hết.

Nƣớc ta đang trong quá trình hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới và là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế nhƣ ASEAN, APEC, WTO đặc biệt là tham gia Hiệp định đối tác Xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP), khi đó hoạt động đấu thầu không chỉ liên quan đến các chủ thể trong nƣớc mà bao gồm cả những tổ chức cá nhân nƣớc ngoài. Do vậy các cơ quan quản lý nhà nƣớc về đấu thầu cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hội nhập có hiệu quả trên cơ sở đảm bảo những nguyên tắc, lợi ích, chuẩn mực của quốc gia.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa nhƣ vậy, các nƣớc sẽ phải thay đổi hàng loạt các chính sách theo hƣớng mở, đảm bảo lợi ích quốc gia và tuân thủ luật pháp, hiệp định quốc tế đã ký kết. Một trong những văn bản pháp luật thay đổi nhiều nhất đó là Luật Đầu tƣ, Luật Đấu thầu đã đƣợc Quốc hội thông qua năm 2013. Sự thay đổi này có tác động trực tiếp đến hoạt động quản lý đấu thầu quốc tế nói chung và Việt Nam nói riêng.

4.1.2. Bối cảnh trong nƣớc.

Trƣớc làn sóng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đang tận dụng tối đa cơ hội để gia nhập vào các tổ chức kinh tế thế giới, thúc đẩy các hoạt động thƣơng mại song phƣơng, đa phƣơng. Tích cực cải cách môi trƣờng đầu tƣ, xây dựng Chính phủ kiến tạo, cải cách thể chế, thủ tục hành chính, đầu tƣ, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo động lực phát triển cho ngƣời dân và doanh nghiệp, thu hút đầu tƣ doanh nghiệp nƣớc ngoài.

Từ nay đến 2020 không còn xa, đây là khoảng thời gian Việt Nam chuẩn bị và phải hoàn thành các cam kết về rỡ bỏ hàng rào thuế quan đối với một số tổ chức và quốc gia khi gia nhập Hiệp định đối tác Xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP); Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Khi đó hàng hóa, công nghệ ngoại nhập sẽ du nhập vào Việt Nam cạnh tranh bình đẳng với các hàng hóa trong nƣớc, các hình thức mua sắm cũng thay đổi phù hợp với thông lệ quốc tế. Để chủ động hội nhập, Tổng công ty cần sớm nghiên cứu Luật đấu thầu quốc tế và các tài liệu có liên quan để phân tích, đánh giá tác động, dự báo xu hƣớng tham mƣu cho Lãnh đạo Tổng công ty có giải pháp kịp thời, sẵn sàng hội nhập trong tình hình mới.

4.1.3. Chiến lƣợc phát triển của Tổng công ty đến năm 2030.

Với chiến lƣợc phát triển Tổng công ty trở thành một Tổng Công ty Công nghiệp Điện - Dịch vụ mạnh; năng động và có năng lực cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh điện và cung cấp các sản phẩm dịch vụ liên quan, trong đó lấy sản xuất điện là trọng tâm hàng đầu. Phấn đấu đến năm 2030, công suất đặt đạt 13.601MW, chiếm khoảng 11% tổng công suất toàn hệ thống điện quốc gia, tổng sản lƣợng điện giai đoạn từ năm 2025 - 2030 đạt 290 tỷ kWh và có bộ máy quản lý đấu thầu chuyên nghiệp.

Trong đó:

- Xây dựng và phát triển Tổng công ty trở thành một Tổng Công ty Công nghiệp Điện - Dịch vụ mạnh; năng động và có năng lực cạnh tranh

trong sản xuất kinh doanh điện và cung cấp các sản phẩm dịch vụ liên quan, trong đó lấy sản xuất điện là trọng tâm hàng đầu.

- Chủ động tích cực đầu tƣ phát triển nhiệt điện khí trên cơ sở chiến lƣợc sử dụng hiệu quả nguồn khí thiên nhiên; hợp tác với các đối tác, tham gia thực hiện các dự án thủy điện và nhiệt điện than đƣợc Chính phủ/Tập đoàn giao; xem xét nghiên cứu đầu tƣ đối với các dự án sử dụng năng lƣợng tái tạo nếu thực sự đạt hiệu quả đầu tƣ cao nhằm đảm bảo sự cân bằng các loại hình nguồn điện trong một đơn vị chủ chốt của ngành điện.

- Phát triển các lĩnh vực dịch vụ có liên quan để hỗ trợ cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh điện bao gồm: bảo trì bảo dƣỡng, cung ứng than đảm bảo nguồn than cho các Nhà máy điện của ngành điện lực dầu khí phù hợp với từng giai đoạn phát triển.

- Phát huy tối đa nội lực, thu hút các đối tác thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động đầu tƣ phát triển các nhà máy điện của Tổng công ty. Tận dụng tối đa mọi nguồn lực, lựa chọn và đầu tƣ các Nhà máy điện có công nghệ hiện đại, hiệu suất cao, thân thiện với môi trƣờng để duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh dài hạn.

Bảng 4.1: Kế hoạch 5 năm 2016 - 2020 và Chiến lƣợc đến năm 2025, định hƣớng đến năm 2035

TT Chỉ tiêu Đvt

Chiến lƣợc phát triển đến năm 2025,

định hƣớng đến năm 2035 Ghi chú 2016- 2020 2021- 2025 GĐ 2026- 2030 GĐ 2031- 2035 I Khối lƣợng sản xuất

1 Công suất của các NMĐ MW 9.201,0 11.351,0 13.601,0 14.451,0 2 Sản lƣợng điện Tỷ

kWh 138,8 246,6 290,5 340,5

II Chỉ tiêu tài chính

- Tổng doanh thu Tỷ đ 15.846,3 410.989,2 507.558,1 605.135,0

TT Chỉ tiêu Đvt

Chiến lƣợc phát triển đến năm 2025,

định hƣớng đến năm 2035 Ghi chú 2016- 2020 2021- 2025 GĐ 2026- 2030 GĐ 2031- 2035 6.878,3 13.660,0 24.435,5 28.483,8

- Lợi nhuận sau thuế Tỷ đ

5.545,4 10.660,2 19.512,7 25.242,1 - Nộp NSNN Tỷ đ 7.487,3 12.015,0 13.960,0 15.250,0

III Nhu cầu vốn đầu tƣ Tỷ đ 40.030,4 225,0 250,0 280,0

(Nguồn: Chiến lược phát triển Tổng công ty, Ban Kinh tế - Kế hoạch, 2015)

Để thực hiện thành công về đích sớm chiến lƣợc phát triển của Tổng công ty đến năm 2030 trong điều kiện bối cảnh quốc tế và trong nƣớc, Tổng công ty cần hoàn thiện các giải pháp quản lý đấu thầu mua sắm thiết bị xây dựng cho phù hợp.

4.2. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý đấu thầu mua sắm thiết bị xây dựng tại Tổng công ty. dựng tại Tổng công ty.

Qua đánh giá bối cảnh quốc tế, bối cảnh trong nƣớc, định hƣớng phát triển của Tổng công ty và đặc biệt là những bất cập đã chỉ ra trong công tác quản lý đấu thầu mua sắm thiết bị xây dựng tại Tổng công ty, tác giả đề xuất một số giải pháp chính hoàn thiện công tác quản lý đấu thầu nhƣ sau:

4.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý đấu thầu chuyên trách. a)Xây dựng bộ phận quản lý đấu thầu chuyên trách. a)Xây dựng bộ phận quản lý đấu thầu chuyên trách.

Trong quản lý kinh tế nói chung, quản lý lĩnh vực đấu thầu nói riêng, cơ cấu tổ chức bộ máy và năng lực, trình độ của đội ngũ nhân lực trực tiếp làm công tác quản lý luôn đóng vai trò quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lƣợng, hiệu quả quản lý. Thực tiễn những năm vừa qua cho thấy, hệ thống tổ chức bộ máy quản lý và chất lƣợng đội ngũ trực tiếp làm công tác quản lý đấu thầu tại Tổng công ty vẫn còn những hạn chế, bất cập. Vì vậy, việc kiện toàn bộ máy quản lý đấu thầu mua sắm thiết bị xây dựng tại Tổng công ty là vấn đề vừa mang tính cấp bách trƣớc mắt, vừa có ý nghĩa cơ bản

lâu dài.

Vận dụng quy định của Luật đấu thầu, Tổng công ty cần tiến hành kiện toàn lại bộ máy tổ chức, trong đó cơ cấu, sắp xếp lại bộ phận quản lý đấu thầu chuyên trách trên cơ sở điều động, lựa chọn nhân sự của các Ban chuyên môn với tiêu chí, khung năng lực cụ thể. Thành lập bộ phận quản lý đấu thầu chuyên trách không phải thành lập bộ phận mới làm cho bộ máy tổ chức của Tổng công ty cồng kềnh, kém hiệu quả mà sắp xếp, tổ chức lại nhân sự theo hƣớng tinh giản, hiệu quả, trách nhiệm cao. Bộ phận quản lý đấu thầu cần đƣợc cơ cấu lại nhƣ sau:

Ngƣời có thẩm quyền: Là ngƣời đƣợc quyền quyết định phê duyệt dự án hoặc quyết định mua sắm theo quy định của pháp luật, gồm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (tùy theo từng gói thầu đƣợc phân cấp).

Tổ chuyên gia và Tổ thẩm định: Đƣợc thành lập trên cơ sở nhân sự chuyên trách của các Ban chuyên môn và đƣợc hƣởng lƣơng, phụ cấp theo quy định của Tổng công ty. Nhân sự đƣợc lựa chọn ngay từ khâu tuyển dụng với chất lƣợng chuyên môn, ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu để tham gia Tổ chuyên gia, Tổ thẩm định phù hợp với yêu cầu mua sắm tại Tổng công ty.

Tổ chuyên gia có vai trò rất quan trọng trong quá trình xét thầu. Do vậy, lựa chọn nhân sự có chuyên môn, kinh nghiệm, đạo đức nghề nghiệp và mời thêm chuyên gia đối với các thiết bị đặc thù (nếu cần).

Tổ thẩm định hoạt động độc lập có chức năng thẩm định, tuân theo quy định của pháp luật có liên quan. Việc thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu không phải là đánh giá lại hồ sơ dự thầu. Do vậy, Tổ thẩm định sẽ tiến hành việc kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ, cơ sở pháp lý, tuân thủ quy trình theo quy định của pháp luật về đấu thầu từ khâu lập kế hoạch đấu thầu, HSMT, kết quả lựa chọn nhà thầu báo cáo Ngƣời có thẩm quyền hoặc Chủ đầu tƣ xem xét, quyết định.

Ban Thƣơng mại của Tổng công ty ngoài nhiệm vụ quản lý, giám sát, thì phải dự báo và định hƣớng xu thế phát triển của hoạt động đấu thầu để xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện tại Tổng công ty.

HĐTV, Ban Tổng giám đốc Tổng công ty cần thực hiện ngay giải pháp này để ổn định bộ máy tổ chức quản lý đấu thầu.

b) Phát triển bộ phận quản lý đấu thầu theo hƣớng chuyên nghiệp.

Một là: Ban hành chức năng, nhiệm vụ của Phòng/bộ phận quản lý đấu thầu riêng biệt, chỉ thực hiện những công việc về đấu thầu đúng chuyên môn theo hƣớng chuyên môn hóa, tinh gọn, hiệu quả. Với cơ chế riêng có thể xây dựng cơ chế trách nhiệm, quyền lợi rõ ràng, bồi dƣỡng, chi trả ngoài giờ (nếu có) cho các bộ phận này.

Ban hành lại chức năng nhiệm vụ của Văn phòng và các Ban chuyên môn Tổng công ty, trong đó Ban Thƣơng mại là Ban chủ trì quản lý đấu thầu, tách biệt chức năng quản lý đấu thấu với nhiệm vụ của Tổ chuyên gia.

Thành lập Tổ chuyên gia, Tổ thẩm định chuyên trách độc lập với các Ban chuyên môn của Tổng công ty, Tổ trƣởng các Tổ chuyên gia, Tổ thẩm định là Phó Tổng giám đốc Tổng công ty để đảm bảo tính khách quan. Điều chỉnh việc phân công nhiệm vụ cho các cán bộ thuộc bộ phận đấu thầu chuyên trách theo hƣớng «Rõ ngƣời, rõ việc, rõ trách nhiệm».

Công tác kiểm tra, giám sát đã đƣợc lãnh đạo Tổng công ty quán triệt, chỉ đạo sát sao, tăng cƣờng kỷ cƣơng, kỷ luật trong công tác quản lý đấu thầu gắn với giao trách nhiệm cho Ngƣời đứng đầu các bộ phận.

Hai là: Phân cấp triệt để cho các đơn vị trực thuộc, Công ty liên kết Tổng công ty nắm giữ quyền chi phối theo hƣớng tự chủ, tự chịu trách nhiệm với các hoạt động đấu thầu tại đơn vị mình. Giám đốc các đơn vị trực thuộc tổ chức đấu thầu theo kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm đã đƣợc phê duyệt, chịu trách nhiệm trƣớc Tổng công ty và pháp luật về phạm vi đƣợc ủy quyền, phân cấp.

Công tác thanh kiểm tra chuyển sang hậu kiểm, theo đó các đơn vị tự chịu trách nhiệm về hoạt động đấu thầu tại đơn vị mình để giảm bớt thủ tục hành chính, cấp quản lý. Nâng mức giá trị phân cấp hoặc ủy quyền cho Giám đốc các đơn vị trực thuộc, đơn vị thành viên để tạo sự chủ động trong quá trình đấu thầu mua sắm thiết bị. Các đơn vị trực thuộc quyết định các gói thầu có giá trị trên 10 tỷ đồng; các đơn vị thành viên có vốn góp trên 25% vốn điều lệ, không cần quy định quản lý chi tiết về đấu thầu. Điều này hoàn toàn có thể thực hiện đƣợc do các đơn vị có đủ bộ phận chuyên môn và am hiểu về vật tƣ thiết bị của nhà máy khi đó việc mua sắm sẽ chủ động, sát với thực tế và tiết kiệm hơn. Thông qua phân cấp trong quản lý đấu thầu, cũng đồng nghĩa với việc gắn trách nhiệm của lãnh đạo Ban Thƣơng mại, Giám đốc đơn vị trực thuộc, Công ty thành viên phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trƣớc Tổng công ty về công tác đấu thầu thuộc thẩm quyền của mình, đây là một trong những điểm cần cải cách ngay.

Công tác thƣơng thảo, đàm phán hợp đồng.

Trƣớc đây, sau khi công bố trúng thầu, Tổng công ty mời nhà thầu trúng thầu đến thƣơng thảo ký kết hợp đồng, trong một số trƣờng hợp, các nhà thầu cố tình ép giá, thay đổi một số yêu cầu so với hồ sơ dự thầu gây khó khăn cho Tổng công ty trong công tác ký kết, thực hiện hợp đồng. Khi Luật đấu thầu 2013 đƣợc ban hành, Tổ Chuyên gia, Tổ đàm phán hợp đồng của Tổng công ty vận dụng triệt để các quy định của Luật. Chủ đầu tƣ/Bên mời thầu có quyền mời các nhà thầu theo thứ tự xếp hạng từ cao xuống thấp đến đàm phán trƣớc khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kết quả đấu thầu. Về nguyên tắc, chỉ đàm phán các nội dung trong HSMT để yêu cầu nhà thầu làm rõ, bổ sung cam kết hoàn thiện nếu đƣợc trao hợp đồng. Điều này giúp cho Chủ đầu tƣ/Bên mời thầu lựa chọn đƣợc nhà thầu đáp ứng đầy đủ về tƣ cách hợp lệ, năng lực, kinh nghiệm và có giải pháp khả thi thực hiện hợp đồng nên

việc lựa chọn nhà thầu đã đáp ứng yêu cầu đề ra. Tổ chuyên gia cần thực hiện ngay giải pháp này để ổn định bộ máy tổ chức quản lý đấu thầu.

4.2.2. Hoàn thiện văn bản pháp lý đi đôi với bồi dƣỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý đấu thầu tại Tổng công ty.

a) Hoàn thiện văn bản pháp lý quản lý đấu thầu.

Để đảm bảo cho công tác ban hành các văn bản pháp lý về đấu thầu sát với thực tiễn, cần thực hiện tốt một số biện pháp cơ bản sau:

Thứ nhất: Hoàn thiện việc xây dựng các văn bản pháp lý liên quan, quy trình mua sắm thiết bị khắc phục các bất cập đang diễn ra trong quá trình quản lý đấu thầu tại Tổng công ty. Hiện các Ban chuyên môn của Tổng công ty đã soạn thảo Quy chế về phân cấp quản lý đấu thầu (sửa đổi); Quy trình mua sắm thiết bị vật tƣ …trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Thứ hai: Xây dựng quy trình đấu thầu từ khâu lập kế hoạch mua sắm, trình, phê duyệt và tổ chức đấu thầu. Các quy trình đƣợc thể hiện bằng lƣu đồ nhằm hƣớng dẫn, phân cấp rõ các bƣớc thực hiện từ bắt đầu đến kết thúc. Chuẩn hóa các biểu mẫu tạo sự thống nhất cao, đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ áp dụng và rút ngắn gian trong đấu thầu.

Chi tiết xem Phụ lục 3: Lưu đồ quy trình đấu thầu tại Tổng công ty. Thứ ba: Cụ thể hóa quy trình đấu thầu mua sắm thiết bị dƣới dạng lƣu đồ trên sẽ làm rõ trách nhiệm giữa việc quản lý, tổ chức thực hiện và kiểm tra giám sát. Trong lƣu đồ sẽ xác định đƣợc đối tƣợng tham gia vào quy trình

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý đấu thầu mua sắm thiết bị xây dựng Tại Tổng Công ty Điện lực dầu khí Việt Nam (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)