CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Sơ đồ và quy trình nghiên cứu
Hình 2.1: Sơ đồ nghiên cứu Đề xuất giải pháp hoàn thiện hoạt
động quản trị Marketing của công ty cổ phần dầu khí Anpha Hoàn thiện quản trị Marketing của công
ty cổ phần dầu khí Anpha
Nghiên cứu lý thuyết Điều tra, phân tích thực trạng hoạt động quản trị Marketing của công ty
cổ phần dầu khí Anpha (Anpha Petro)
Phân tích các cơ sở đề xuất hoàn thiện hoạt động quản trị Marketing của công ty cổ phần
Hình 2.2: Quy trình nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu:
Nghiên cứu nhằm tìm ra mức độ đáp ứng nhu cầu của khách hàng đối với nhãn hiệu Gas của Công ty Cổ phần Dầu khí Anpha
Đối tượng nghiên cứu (ĐV):
Đối tượng nghiên cứu phải đáp ứng 4 yêu cầu sau: Đúng
Sai Xác định mục tiêu nghiên cứu
Tổ chức thu thập dữ liệu
Xác định đối tượng nghiên cứu
Quyết định phương pháp nghiên cứu
Hủy bỏ Kiểm tra và xử
lý dữ liệu
Trình bày và báo cáo kết quả cho người ra quyết định Phân tích và diễn giải các dữ liệu đã
- Gia đình có sử dụng Ga nhằm đảm bảo Đáp viên phải có những kiến thức phổ thông về các lọai Gas.
- Độ tuổi của đối tượng: 18 -55 tuổi, không bị câm điếc, mù lòa, bị các bệnh thần kinh và mù chữ nhằm đảm bảo năng lực dự vấn tốt nhất.
- Không làm trong các ngành cấm nhằm đảm bảo cho công việc cung cấp thông tin không bị bóp méo.
- Không tham gia nghiên cứu thị trường trong 3 tháng qua nhằm đảm bảo cho việc cung cấp thông tin một cách trung thực tránh tình trạng đáp viên trả lời qua loa đại khái.
(Danh mục các câu hỏi ở Phụ lục Bản câu hỏi) 2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
2.2.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp là phương pháp thu thập dữ liệu tại bàn. Dữ liệu có được thông qua việc thống kê, ghi nhận thông tin có sẵn được cung cấp bởi các nguồn tài liệu có sẵn. Các tài liệu thu thập được tác giả sử dụng là các báo cáo của công ty cổ phần dầu khí Anpha, các thông tin trên website của công ty.
2.2.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp được tác giả sử dụng trong luận văn là phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là một phương pháp phỏng vấn viết, được thực hiện cùng một lúc với nhiều người theo một bảng hỏi in sẵn. Người được hỏi trả lời ý kiến của mình bằng cách đánh dấu vào các ô tương ứng theo một quy ước nhất định.
Ưu điểm: đây là phương pháp điều tra dễ thực hiện, chi phí thấp và thông tin
thu được dễ xử lý do đã được định sẵn theo bảng câu hỏi
Nhược điểm: Tính hữu dụng của thông tin phụ thuộc rất nhiều vào việc lập
phiếu điều tra (bảng câu hỏi) và trình độ nhận thức (sự hiểu biết) của đáp viên đối với câu hỏi
Đối tượng điều tra: Điều tra các hộ gia đình, các cơ sở sản xuất kinh doanh có
sử dụng đến sản phẩm Gas trên địa bàn các quận, huyện thuộc thành phố Hà Nội.
Thực hiện khảo sát: Tác giả chọn 2000 mẫu khảo sát tương ứng với số lượng
phiếu điều tra mỗi loại phát ra: 2000 phiếu. Thời gian phát phiếu: 12/7/2015.
Thời gian thu thập và xử lý dữ liệu: 12/7/2015 – 22/7/2015.
Thời gian xử lý, tổng hợp dữ liệu đưa vào báo cáo: 24/7/2015– hết tháng 7/2015.
Bằng phương pháp này tác giả đã thu thập được những thông tin liên quan đến tình trạng hiện tại của hoạt động Marketing của công ty, từ đó đánh giá được hoạt động quản trị Marketing đối với các nhóm khách hàng của công ty.
Phương pháp: chọn mẫu ngẫu nhiên và lấy mẫu theo cụm có sử dụng bước nhảy K>=2 (khoảng cách giữa hai hộ gia đình được phỏng vấn ít nhất phải có hai hộ gia đình khác)
Kích thước mẫu: 2000 hộ gia đình trên địa bàn thành phố Hà Nội: - Quận Hai Bà Trưng: 560
- Quận Thanh Xuân: 400 - Quận Nam Từ Liêm: 300 - Quận Long Biên: 240 - Quận Bắc Từ Liêm 240 - Quận Cầu Giấy: 100 - Quận Đống Đa 160 Tổ chức thu thập dữ liệu
Phương pháp: Gửi bảng câu hỏi trực tiếp tại gia đình. Sử dụng: Bản câu hỏi soạn sẵn (Phụ lục)
2.2.2. Phương pháp phân tích, xử lý thông tin
Phân tích và diễn giải các dữ liệu đã xử lý như sau:
Thứ nhất, tác giả sau khi kiểm tra đã đạt độ tin cậy về chất lượng thông tin sẽ được thống kê đưa ra các bảng biểu số liệu theo từng mục tiêu nghiên cứu.
Để thực hiện nghiên cứu, thứ nhất, tác giả sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp lý thuyết (thu thập và phân tích dữ liệu thứ cấp) về quản trị Marketing, từ đó tổng hợp lại cơ sở lý luận về quản trị Marketing cho doanh nghiệp
Thứ hai, tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích thống kê, là phương pháp nêu ra một cách tổng hợp bản chất cụ thể của hiện tượng và quá trình kinh tế xã hội trong điều kiện lịch sử nhất định qua biểu hiện bằng số lượng. Phân tích thống kê phải lấy con số thống kê làm tư liệu, lấy các phương pháp thống kê làm công cụ nghiên cứu. Trong luận văn của mình, tác giả đã thu thập các dữ liệu sơ cấp thông qua điều tra khảo sát các khách hàng mục tiêu của Marketing bằng bảng hỏi rồi thống kê theo các tiêu chí trong bảng hỏi nhằm thấy rõ tình trạng hoạt động quản trị Marketing của công ty dầu khí Anpha trong lòng khách hàng mục tiêu, rồi tiến hành phân tích các cơ sở cho việc đề xuất hoàn thiện hoạt động quản trị Marketing của công ty cổ phần dầu khí Anpha từ đó đưa ra giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị Marketing của công ty cổ phần dầu khí Anpha.
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ MARKETING CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DẦU KHÍ ANPHA
3.1. Công ty cổ phần dầu khí Anpha
3.1.1. Giới thiệu chung về công ty cổ phần dầu khí Anpha
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ ANPHA
Tên quốc tế: ANPHA PETROL JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt: ASP
Trụ sở chính: D1 – 14 Khu phố Mỹ Giang 2, P. Tân Phong, Q. 7, TP.HCM
Website: www.anphapetrol.com
Lĩnh vực kinh doanh
o Mua bán khí hoá lỏng (LPG), vật tư - thiết bị dầu khí.
o Đại lý kinh doanh xăng, dầu, nhớt.
o Kinh doanh vận tải sản phẩm dầu khí theo đường bộ, đường biển.
o Chiết nạp sản phẩm dầu khí (không chiết nạp tại trụ sở).
o Lắp đặt, bảo dưỡng các công trình ngành dầu khí. Cho thuê kho bãi, phương tiện vận tải chuyên dụng ngành dầu khí đường bộ, đường thủy.
o Kinh doanh các ngành nghề khác theo GCN ĐKKD của Công ty.
3.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Tháng 4/2004 Công ty Cổ phần Dầu khí Anpha S.G được thành lập với mục đích đầu tư và quản lý hệ thống cơ sở hạ tầng như kho dự trữ đầu mối và vận tải LPG cho đối tác chiến lược và các công ty kinh doanh gas dân dụng thương hiệu Gia Đình Gas (bao gồm: Công ty TNHH TMDV Gia Đình - Thành Phố Hồ Chí Minh và Công ty TNHH Khí Đốt Gia Định - Hà Nội). Vốn điều lệ ban đầu là 15 tỷ đồng.
An pha Petrol nhanh chóng có được vị thế đó một phần rất lớn là do thiết lập được mối quan hệ hợp tác bền vững và tin cậy với những tên tuổi lớn trong ngành từ Bắc đến Nam như: Petro Vietnam, Petrolimex, Sài Gòn Petro, Thăng Long Gas, VTGas …
Thời gian gần đây với sự phát triển mạnh mẽ và tiềm năng to lớn, An pha Petrol đã thu hút được sự quan tâm của các tổ chức quốc tế và trong nước. Đó là sự đầu tư của các tập đoàn nước ngoài và ngân hàng quốc doanh hàng đầu trong nước:
- Quỹ phát triển Việt Nhật (Japan-Vietnam Growth Fund L.P.): do Tập đoàn Sojitz, Quỹ đầu tư Châu Á và một số ngân hàng Nhật Bản sáng lập vào tháng 9/2006. để đầu tư vào Việt Nam.
- Tập đoàn Sojitz: là một tập đoàn lớn của Nhật, nổi tiếng trên lĩnh vực cung ứng và xuất nhập khẩu LPG trên toàn thế giới.
- Công ty chứng khoán SK (SK Securities) thuộc tập đoàn SK của Hàn Quốc. Tiền thân của Tập đoàn Dầu khí An pha Petrol là Công ty TNHH DV – TM Gia Đình (nay là Công ty TNHH MTV Khí Đốt Gia Đình).
Kể từ khi thành lập đến nay, Anpha Petrol luôn chú trọng đầu tư phát triển, đưa Tập đoàn ngày càng lớn mạnh và hiện nay là Tập đoàn Dầu khí tư nhân lớn mạnh nhất ở Việt Nam.
3.1.1.2. Vị thế, triển vọng công ty và mục tiêu phát triển Vị thế công ty
Công ty Cổ phần Tập Đoàn Dầu khí An Pha là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh khí hóa lỏng ở Việt Nam.
Là công ty gas duy nhất có hệ thống hoàn chỉnh từ khâu nhập khẩu, vận tải, tồn trữ đến phân phối bán buôn, bán lẻ trên địa bàn toàn quốc với qui mô lớn.
Công ty hiện sở hữu 2 thương hiệu gas có uy tín trên thị trường Nam Bắc: - Thương hiệu An pha Petrol – là thương hiệu của Công ty mẹ và cũng là thương hiệu của cả Tập đoàn, chiếm 7% thị phần Miền Nam.
- Ở miền Bắc, thương hiệu Gia dinh Gas thuộc Công ty TNHH Khí đốt Gia Định (Hà Nội) chiếm khoảng 10% thị phần, nằm trong Top 5 công ty có thị phần lớn nhất miền Bắc.
- Ở miền Nam, thương hiệu Gia dinh Gas thuộc Công ty TNHH MTV Khí Đốt Gia Đình (Quận 9, TPHCM) chiếm 5% thị phần, nằm trong Top 10 công ty có thị phần lớn nhất miền Nam.
Công ty có đội tàu khí hoá lỏng gồm 04 chiếc đứng trong top 3 Công ty có số lượng tàu và tải trọng lớn nhất (PTSC-Petro Vietnam, Shinpetrol-Vinashin và Anpha Petrol). Là một trong bốn công ty có hệ thống kho chứa LPG đầu mối ở cả 2 miền Nam Bắc (Petrolimex Gas, Total-Elf, Petronas-Thăng Long Gas, Petro VietNam Gas và Anpha Petrol).
Công ty sở hữu 2 khó chứa LPG lớn. 1 tại cảng Đình vũ - Hải phòng có sức chứa 1.800 tấn và tải cảng Bourbon - Long an có sức chứa 700 tấn, ngoài ra còn có trạm chiết nạp gas tại các công ty thành viên với tổng sức chứa khoảng 600 tấn.
Sở hữu 2 trạm chiết áp lớn tại Ninh hiệp và Bến Lức, tổng công suất khoảng 150.000 tấn/năm. Đội xe vận chuyển gas chuyên dụng khoảng 100 chiếc.
Công ty đứng thứ 111/500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam năm 2011 do Vietnam Report công bố.
Thị phần của công ty chiếm khoảng 13 - 14% LPG dân dụng ở Việt Nam.
Triển vọng công ty
Mục tiêu của công ty là những khách hàng lớn sử dụng gas công nghiệp như các công ty luyện thép, công ty sản xuất gốm sứ, gạch men.
Trên thế giới hiện nay vẫn chưa có sản phẩm nào có ưu thế hơn để có thể thay thế sản phẩm gas nên chắc chắn nhu cầu tiêu thụ gas rất lớn trong thời gian tới.
Mục tiêu phát triển
ANPHA PETROL là nhà phân phối gas dân dụng số 1 Việt nam với hiệu quả cao.
Xây dựng được hệ thống nhà phân phối, hệ thống đó phải thực sự được kiểm soát bởi ANPHA PETROL.
Mở rộng, đa dạng thêm loại hình kinh doanh, đầu tư khác, chú trọng mảng đầu tư khu công nghiệp tại một số địa phương lân cận TP HCM, thủy điện, đầu tư tài chính.
Tìm kiếm đối tác có năng lực phù hợp mục đích của Công ty để thực hiện các dự án lớn trong lĩnh vực kinh doanh LPG và đầu tư bất động sản như khu công nghiệp, khu dân cư.
3.1.2. Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty cổ phần dầu khí Anpha dầu khí Anpha
Hoạt động của Công ty mẹ và các Công ty thành viên được quản lý theo chuyên ngành và theo mô hình tổ chức của Công ty cổ phần bao gồm
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức tập đoàn Công ty cổ phần tập đoàn dầu khí Anpha Các công ty thành viên Các dự án Công ty cổ phần dầu khí Anpha (APH – Tại Hà Nội) Công ty TNHH MTV Khí đốt gia đình Công ty TNHH khí đốt Gia Định Công ty cổ phần
đầu tư phát triển Anpha
Liên Doanh Xây Dựng Khu LPG Các dự án tài chính Hợp tác đào tạo xây dựng khu công nghiệp
Hình 3.2: Sơ đồ tổ chức công ty cổ phần Tập đoàn dầu khí Anpha ANPHA
(“ASP”) – Công ty mẹ (Nguồn: Website công ty)
Công ty được quản lý theo chuyên ngành từ Công ty mẹ đến các Công ty thành viên theo mô hình quản lý và báo cáo trực tuyến theo các chuyên ngành.
3.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần dầu khí Anpha 3.1.3.1. Tốc độ tăng trưởng 3.1.3.1. Tốc độ tăng trưởng
Bảng 3.1: Tốc độ tăng trưởng công ty giai đoạn 2011 - 2014
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 1. Doanh thu (VNĐ) 2,547,949,866 2,067,581,110 1,979,595,324 1,823,622,953 2. Lợi Nhuận Trước Thuế -10,073,422 29,419,238 17,359,560 11,963,332 Thuần từ HĐKD -10,950,695 9,524,317 15,170,848 11,374,033 Ròng -15,922,128 25,178,798 12,091,471 1,873,135
(Nguồn: Báo Cáo Kết Quả Kinh Doanh Công Ty CP Dầu Khí AnPha)
BAN ĐIỀU HÀNH CÁC CÔNG TY THÀNH HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ CHỦ TỊCH HĐQT
BAN KIỂM SOÁT TRƯỞNG BAN KS
TỔNG GIÁM ĐỐC HỘI ĐỒNG TƯ
VẤN PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN PHÒNG KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ VÀ KIỂM TOÁN PHÒNG ĐIỀU HÀNH KINH DOANH GAS PHÒNG HÀNH CHÍNH TỔNG HỢP BAN ĐIỀU HÀNH DỰ ÁN
Nhìn vào 4 năm 2011, 2012, 2013 và 2014, ta thấy doanh thu thuần 2011 đạt mốc cao nhất với tốc độ tăng trưởng đạt 26.17%. Tuy nhiên, đến năm 2012 thì tốc độ này lại giảm so với năm 2011 và tiếp tục giảm trong năm 2013 và năm 2014. Tuy năm 2011, doanh thu là cao nhất nhưng lợi nhuận trước thuế và sau thuế đều sụt giảm nghiêm trọng và âm . Nguyên nhân là do chi phí tài chánh quá lớn, trong đó phần lớn là do tác động của chi phí lãi vay với lãi suất quá lớn lên đến mức 18,5% vào tháng 06/2011 và 18,73% vào tháng 08/2011.
3.1.3.2. Hiệu quả Hoạt động
Bảng 3.2 : Hiệu quả hoạt động kinh doanh công ty giai đoạn 2012-2014 Chỉ tiêu Nội dung 2012 2013 2014 Vòng quay Tổng Tài sản DT ròng/ Tổng Tài sản 1,91 2,68 2,41 Vòng quay HTK GVHB/HTK Bình quân 107,82 156,16 67,58 Kỳ Thu tiền bình quân KPT*365/ DT thuần từ BH và DV 31,93 20,08 32,94
Vòng quay tổng tài sản (TAT) là một tỷ số tài chính, là thước đo khái quát nhất hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Cứ mỗi đồng tài sản tạo ra cho Anpha vào năm 2012, 2013, 2014 thì đem lại cho công cty lần lượt là 1.91, 2.68, 2.41 đồng doanh thu. Do đó cho thấy việc sử dụng tài sản của Anpha vào các hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả nhất là vào năm 2013 sau đó giảm dần 2014 nhưng giảm không đáng kể.
So với các doanh nghiệp trong ngành, Anpha có chỉ số vòng quay hàng tồn kho (ITA) cao hơn với trên 67 vòng/năm. Có thể hình dung đơn giản, trong 1 năm, một đơn vị hàng tồn kho của công ty quay vòng được trên 67 lần. Thử tính toán đơn giản vòng quay hàng tồn kho năm 2014 của một số công ty kinh doanh Gas khác như GAS, PGC, PGD, có thể thấy được sự so sánh. Thông thường, chỉ số vòng quay hàng tồn kho cao cho ta thấy hoạt động hiệu quả của một doanh nghiệp, nhất là
trong giai đoạn hàng tồn kho là nhiều vấn đề đối với các doanh nghiệp. Tuy nhiên chỉ số cao bất thường có thể cho thấy công ty "không kịp" tích trữ hàng hóa để sản xuất kinh doanh.
3.2. Thị trường sản phẩm Gas Việt Nam và phân tích SWOT công ty cổ phần dầu khí Anpha dầu khí Anpha
3.2.1. Thị trường sản phẩm Gas Việt Nam
Kinh doanh LPG không thuộc lĩnh vực doanh nghiệp độc quyền hoặc Nhà nước độc quyền. Kinh doanh mặt hàng LPG được điều chỉnh bởi Nghị định 107/2009/NĐ-CP ngày 26-11-2009 của Chính phủ về kinh doanh LPG và các quy định khác của pháp luật có liên quan.