CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Thị trường sản phẩm Gas Việt Nam và phân tích SWOT công ty cổ phần dầu
dầu khí Anpha
3.2.1. Thị trường sản phẩm Gas Việt Nam
Kinh doanh LPG không thuộc lĩnh vực doanh nghiệp độc quyền hoặc Nhà nước độc quyền. Kinh doanh mặt hàng LPG được điều chỉnh bởi Nghị định 107/2009/NĐ-CP ngày 26-11-2009 của Chính phủ về kinh doanh LPG và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Hiện nay, số lượng doanh nghiệp đầu mối tham gia kinh doanh LPG đã thu hẹp lại chỉ còn 23 doanh nghiệp tham gia nhập khẩu và cung cấp gas sau khi Nghị định 107 ban hành. Trước năm 2003 có khoảng 30 doanh nghiệp đầu mối gồm 7
doanh nghiệp nhà nước, 16 doanh nghiệp quốc doanh và 7 doanh nghiệp FDI.
Mức độ tăng trưởng của ngành
Khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) là một nguồn năng lượng cao cấp, có nhiều ưu điểm nổi bật như an toàn, sạch và dễ sử dụng nên được nhiều đối tượng tiêu dùng ưu tiên lựa chọn. Sản lượng LPG tiêu thụ ở nước ta dự báo sẽ còn tiếp tục tăng trong những năm tới.
Hiện nay, thị trường Gas đang trong giai đoạn cạnh tranh quyết liệt và thị trường này là một thị trường có khả năng phát triển mạnh, lợi nhuận mà nó mang lại là rất cao, vì vậy có rất nhiều mà cung cấp, phân phối có ý định tham gia thị trường này. Có nhiều yếu tố khác nhau đã làm chó thị trường này trở nên sôi động:
- Dân số tăng lên, nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao. - Quá trình đô thị hóa cao.
- Đa dạng chủng loại hàng hóa, nhà sản xuất.
- Hệ thống pháp luật chưa thật sự chặt chẽ trong cách quản lí thị trường này. - Tiếp cận nguồn nguyên liệu dễ dàng.
- Chất lượng sản phẩm các nhãn hàng Gas hầu như là ngang nhau.
Do vậy mà khả năng các nhà sản xuất hay các nhà phân phối lẻ tham gia vào thị trường này là rất cao. Khi có quá nhiều đối thủ cạnh tranh tham gia vào thị trường thì thị trường sẽ bị chia rẽ, lợi nhuận công ty cũng bị giảm sút.
Sản phẩm thay thế
Khi mà khoa học – công nghệ đang phát triển đến mức chóng mặt như hiện nay thì trong tương lai không xa việc các công ty nghiên cứu các sản phẩm mới sử dụng các nguồn năng lượng vô tận như: năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng thủy triều,.. cũng sẽ là các đối thủ cạnh tranh gay gắt với mặt hàng gas.
Sức ép do có sản phẩm thay thế làm hạn chế tiềm năng lợi nhuận của ngành do mức giá cao nhất bị khống chế, neeys không chú ý đến các sản phẩm thay thế tiềm ẩn, doanh nghiệp có thể bị tụt lại với thị trường.
Hơn thế, hiện nay, xu hướng tâm lí người dân hướng đến an toàn cháy nổ, nhiều hộ gia đình đã chuyển sang dung các loại bếp từ, bếp điện. Tuy vậy, Gas vẫn là mặt hàng rất tiện dụng và phố biến, không những là nguồn năng lượng sạch và thân thiện đối với môi trường, mà còn rất tiện ích trong việc sử dụng.
3.2.2. Phân tích SWOT công ty cổ phần dầu khí Anpha
Ma trận SWOT rút gọn của công ty Anpha Petrol
MA TRẬN SWOT
CƠ HỘI _ O 1. Nhu cầu tiêu dùng Gas của người dân ngày càng tăng
2. Tình hình chính trị trong nước luôn ổn định, chính sách quản lý kinh doanh Gas của Nhà nước ngày càng rõ rang, thông thoáng
3. Nền kinh tế tăng trưởng cao và hội nhập sâu với thế giới
NGUY CƠ _ T 1. Ngành Gas phụ thuộc vào thị trường dầu mỏ và tình hình chính trị trên thế giới.
2. Môi trường cạnh tranh ngày một gay gắt do nhiều công ty tham gia vào thị trường
3. Sức cạnh tranh của sản phẩm thay thế và đối thủ tiềm ẩn ngày một lớn
4. Khoa học kỹ thuật ngày càng hiện đại, giúp khả năng tìm kiếm, khai thác triệt để nguồn Gas nội địa, tránh phụ thuộc vào nguồn cung cấp của nước ngoài
4. Yêu cầu của khách hàng về sản phẩm và dịch vụ ngày một cao 5. Lạm phát và tỷ giá hối đoái luôn biến động theo hướng tăng trong thời gian gần đây ĐIỂM MẠNH _ S
1.Sản phẩm đa dạng, chất lượng tốt.
2.Chính sách giá cả hợp lý dành cho nhà phân phối cũng như người tiêu dùng 3.Hệ thống phân phối rộng lớn
4.Hỗ trợ và tiếp xúc với khách hàng hiệu quả 5.Hệ thống thông tin hoạt động hiệu quả 6.Nguồn tài chính mạnh 7.Cơ sở vất chất mạnh Phối hợp S/O S - Chính sách huy động vốn hiệu quả
O - Nhiều nguồn tài trợ, đầu tư vốn từ bên ngoài Phối hợp S/T S - Trình độ công nghệ cao T - Tình hình cạnh tranh gay gắt ĐIỀM YẾU _ W 1.Công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm còn yếu
2.Nguồn nhân lực chỉ mới đáp ứng một phần nhu cầu hoạt động kinh doanh.
3.Công tác xây dựng thương hiệu và quảng bá thương hiệu còn yếu
Phối hợp W/O W - Tỷ suất lợi nhuận không cao
O - Kinh tế thuận lợi
Phối hợp W/T W - Tỷ suất lợi nhuận không cao
T - Tình hình cạnh tranh gay gắt