Các quy định phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với hàng thuỷ sản nhập

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Rào cản thương mại đối với ngành hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ 002 (Trang 45 - 50)

khẩu.

2.1.3.1 Quy đinh về vệ sinh an toàn thực phẩm

Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm của Hoa Kỳ bao gồm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, về kiểm dịch, về nhãn mác, về tiêu chuẩn chất lƣợng và về nguồn gốc xuất xứ.

*) Quy đinh về vệ sinh an toàn thực phẩm

Hoa Kỳ có một hệ thống các luật Liên bang để điều tiết các loại thực phẩm nhập khẩu hoặc sản xuất trong nƣớc nhƣ: Luật về Thực phẩm, Dƣợc phẩm, Luật về Bao bì và Nhãn hàng (Fair Packaging and Labelling Act - FPLA), và một số phần của luật về Dịch vụ y tế ( PHSA). Ngoài ra, còn có các quy định riêng của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), hoặc Cục Nghề cá biển quốc gia Hoa Kỳ (NMFS). Ngoài hệ thống pháp luật liên bang, mỗi bang hoặc khu hành chính đều có hệ thống pháp luật riêng.

Các tiêu chuẩn đối với các sản phẩm thực phẩm đƣợc áp dụng chung cho cả hàng hoá nhập khẩu và hàng hoá nội địa và đều phải tuân theo các quy định của Hoa Kỳ. Cụ thể là, theo Bộ luật Liên bang Hoa Kỳ CFR (Code of Federal Regulations), để đảm bảo sản phẩm không có độc tố, an toàn trong sử dụng và đƣợc sản xuất trong điều kiện vệ sinh.

Các doanh nghiệp nƣớc ngoài muốn xuất khẩu hàng thuỷ sản vào Hoa Kỳ phải đảm bảo thực hiện có hiệu quả kế hoạch HACCP (Hazard Analysis

Control Critical Point - Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn) theo quy định của Bộ luật liên bang Hoa Kỳ 21 CFR (Code of Federal Regulations). Kế hoạch HACCP nhấn mạnh vai trò của nhà sản xuất, thƣờng xuyên ngăn ngừa và xử lý kịp thời những mối nguy có thể xâm nhập vào sản phẩm từ khâu nguyên liệu tới sản phẩm cuối cùng. Theo đó, dây chuyền công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp sẽ phải đƣợc phân tích, kiểm soát tại các điểm kiểm soát trong suốt quá trình để đảm bảo sản phẩm an toàn, vệ sinh, thay cho phƣơng pháp kiểm soát sản phẩm cuối cùng đã đƣợc áp dụng trƣớc đây.

Để đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm của Hoa Kỳ, các nhà sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản phải tuân thủ các quy định bao gồm: quy định về kiểm soát dƣ lƣợng hoá chất trong các sản phẩm thuỷ sản; quy định về hàm lƣợng thuỷ ngân trong cá ngừ; quy định về các mức xử lý đối với sản phẩm có khuyết tật.

- Quy định về kiểm soát dư lượng hoá chất trong các sản phẩm thuỷ sản: Các chất kháng sinh khi nhiễm vào thực phẩm có thể sẽ gây ra những tác động xấu tới sức khoẻ con ngƣời nhƣ phản ứng dị ứng thuốc, nhờn thuốc; gây bệnh ung thƣ, bệnh thiếu máu,…. Vì vậy, hiện nay, các thị trƣờng nhập khẩu đã ban hành các quy định cấm hoặc hạn chế dƣ lƣợng các chất kháng sinh trong sản phẩm thuỷ sản.

Tại Hoa Kỳ, Quy định về đƣ lƣợng kháng sinh trong thuỷ sản chặt chẽ hơn rất nhiều so với những nƣớc khác. Thông thƣờng, các nƣớc quy định tất cả các loại kháng sinh đều đƣợc sử dụng trừ những loại bị cấm trong khi Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dƣợc phẩm Hoa Kỳ (FDA) quy định chỉ có 6 loại kháng sinh đƣợc phép sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản còn các loại kháng sinh khác đều bị cấm. Ngoài ra, FDA còn quy định rõ công ty dƣợc phẩm nào đƣợc cung cấp các loại kháng sinh này và điều kiện, đối tƣợng cũng nhƣ cách

thức sử dụng của từng loại. Thêm vào đó, FDA còn đƣa ra một danh mục khác gồm 18 loại không phải là kháng sinh hiện đang đƣợc phép sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản.

Những sản phẩm khi nhập khẩu vào Hoa Kỳ bị phát hiện có dƣ lƣợng kháng sinh không đƣợc phép sử dụng đều bị cấm bán ở các bang phát hiện ra và cấm nhập khẩu trong một thời gian. Tất cả các hồ sơ và thông tin liên quan đến phân phối, mua bán thuỷ sản hoặc tất cả các loại thực phẩm có chứa thủy sản nhập khẩu từ nƣớc có sản phẩm liên quan phải đƣợc lƣu giữ trong 2 năm và sẵn sàng để kiểm tra.

- Quy định về hàm lượng thuỷ ngân trong cá ngừ: Nếu hàm lƣợng thuỷ ngân trong cá ngừ vƣợt quá mức cho phép của liên bang sẽ ảnh hƣởng tới sức khỏe của ngƣời tiêu dùng đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai, vì có thể gây ra những vấn đề liên quan đến hệ thần kinh và quá trình phát triển của thai nhi và trẻ nhỏ. Hàm lƣợng thuỷ ngân trong cá ngừ, cá kiếm bán tại các bang của Hoa Kỳ sẽ đƣợc kiểm tra, theo dõi bởi Cơ quan bảo vệ môi trƣờng.

- Quy định về các mức xử lý đối với thực phẩm có khuyết tật: Các thực phẩm có chứa chất bị nhiễm bẩn, bị phân huỷ, thối rữa toàn bộ hoặc từng phần trên mức tối thiểu sau khi đã dùng mọi biện pháp phòng trừ thì đƣợc coi là kém phẩm chất. Tuỳ theo mức độ nhiễm bẩn, FDA quy định các mức xử lý khác nhau để quản lý an toàn thực phẩm. Các mức này đƣợc quy định sao cho không gây hại sức khoẻ và có thể đƣợc FDA thay đổi. Thêm vào đó, bất kỳ sản phẩm nào có thể gây hại cho ngƣời tiêu dùng, hoặc đƣợc sản xuất trong điều kiện vi phạm các quy định của nguyên tắc vệ sinh GMP (Good Manufacturing Practices – Các quy phạm sản xuất tốt) đều sẽ bị xử lý, dù cho có vƣợt quá mức khiếm khuyết cho phép hay không.

*) Quy định về kiểm dịch: Bao gồm quy định về chất phụ gia và phẩm màu thực phẩm.

- Quy định về chất phụ gia: Tất cả các chất đƣợc sử dụng trong sản xuất, chế tạo, đóng gói, chế biến, xử lý, bao gói, vận chuyển, hoặc lƣu giữ thực phẩm, đều có thể coi là phụ gia thực phẩm, trừ các chất đƣợc các chuyên gia công nhận là an toàn, các chất đƣợc sử dụng phù hợp với phê chuẩn trƣớc đó của FDA theo Luật kiểm tra sản phẩm gia cầm và Luật kiểm tra thịt.

Nếu ngƣời nhập khẩu hoặc xuất khẩu nƣớc ngoài không chắc chắn là các hoá chất hoặc các thành phần có trong thực phẩm của mình có phải tuân thủ những yêu cầu an toàn đối với phụ gia thực phẩm hay không, thì có thể xem trong điều luật 21 CFR -171. Việc phê chuẩn của FDA đối với chất phụ gia đƣợc tiến hành qua các nghiên cứu và thí nghiệm khoa học. Khi FDA phê duyệt trƣớc khi đƣa hàng vào lƣu thông trên thị trƣờng đối với một chất phụ gia, FDA cũng đồng thời đƣa ra các quy định cho phép và giới hạn sử dụng chất phụ gia có trong thực phẩm. Một chất đƣợc phép sử dụng theo các quy định về phụ gia thực phẩm vẫn phải tuân thủ tất cả các quy định chung của luật FDCA (Luật về thực phẩm, dƣợc phẩm vào Mỹ).

- Quy định về phẩm màu thực phẩm: Các loại thực phẩm có chứa phẩm màu khi nhập khẩu vào Hoa Kỳ đều phải đƣợc USFDA kiểm tra và chứng nhận là an toàn tùy theo các mục đích sử dụng nhất định nếu không sẽ bị coi là hàng giả, kém chất lƣợng theo FDCA. Tại điều luật 21 CFR-73,74 và 81 đã quy định danh mục các chất phẩm màu đã đƣợc phê duyệt, trong đó nêu rõ điều kiện và liều lƣợng sử dụng an toàn.

USFDA không chỉ chứng nhận cho các nhà sản xuất nội địa mà còn chứng nhận theo yêu cầu của các nhà sản xuất nƣớc ngoài. Theo quy định, chỉ có kết quả chứng nhận của USFDA mới đƣợc công nhận.

*) Quy định về nhãn mác: Theo Luật pháp Hoa Kỳ, nhãn mác hàng hóa phải đƣợc đăng ký tại Cục Hải quan Hoa Kỳ. Theo đó, những hàng hóa mang nhãn hiệu giả, làm nhái nhãn hiệu đã đăng ký hoặc tƣơng tự đến mức gây

nhầm lẫn đều bị cấm nhập khẩu. Ngoài ra, Hoa Kỳ còn quy định rất chi tiết về cách ghi nhãn hàng hóa bao gồm: ngôn ngữ ghi nhãn, kích thƣớc, vị trí dán nhãn và các thông tin trên nhãn,…

*) Quy đinh về tiêu chuẩn chất lƣợng: Theo quy định, các tiêu chuẩn thực phẩm của USFDA bao gồm tiêu chuẩn về nhận diện sản phẩm (gồm định nghĩa, xác định tên, thành phần và yêu cầu về nhãn mác đối với sản phẩm), tiêu chuẩn chất lƣợng (là mức tiêu chuẩn tối thiểu về chất lƣợng sản phẩm trên mức yêu cầu theo FDCA) và tiêu chuẩn đổ đầy (quy định mức đổ đầy và cách đo). Các sản phẩm có tiêu chuẩn nhận điện sản phẩm khi xuất khẩu vào Hoa Kỳ phải tuân thủ theo đúng tiêu chuẩn đó. Trƣờng hợp sản phẩm không đáp ứng yêu cầu về chất lƣợng và tiêu chuẩn đổ đầy thì phải ghi trên nhãn mác là hàng tiêu chuẩn phụ.

*) Quy định về truy xuất nguồn gốc sản phẩm: Sau vụ khủng bố ngày 11.9.2001, Hoa Kỳ đã có những quy định chặt chẽ về các biện pháp chống khủng bố làm tăng thêm rào cản đối với hàng hóa xuất khẩu vào nƣớc này. Luật chống khủng bố sinh học đƣợc thực hiện, trong đó quy định các nhà xuất khẩu phải đăng ký cơ sở sản xuất, chế biến và kho chứa thực phẩm; thông báo về các chuyến hàng trƣớc khi hàng đến (thông tin về sản phẩm, nhãn mác, xuất xứ, nhà vận chuyển, thông tin về thời gian và cảng xuất nhập khẩu) và đăng ký với USFDA các thông tin của doanh nghiệp sản xuất, chế biến, bảo quản, đóng gói hàng hóa để tiêu thụ tại Hoa Kỳ của các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc [1].

2.1.3.2 Quy định về bảo vệ môi trường và nguồn lợi

Quy dịnh về bảo vệ môi trƣờng và nguồn lợi của Hoa Kỳ bao gồm 05 quy định gồm: Luật bảo vệ động thực vật biển có vú; Luật bảo tồn cá heo quốc tế; Đạo luật năm 1973 về các loài động vật có nguy cơ bị tuyệt chủng; Luật bảo vệ động vật hoang dã; Luật thực thi lệnh cấm đánh bắt ngoài khơi xa

bằng lƣới quét. Các quy định này nhằm bảo vệ các loài cá heo, hải sản, chim rừng và các loài động vật khác.

2.1.3.3 Quy định liên quan tới bình đẳng thương mại

Quy định liên quan tới bình đẳng thƣơng mại bao gồm các quy định về chống bán phá giá; quy định về chống cạnh tranh không bình đẳng; về chống vi phạm sở hữu trí tuệ, kiểu dáng, nhãn hiệu, thƣơng hiệu hàng hóa. Trong đó quy định về các biện pháp trừng phạt đối với các sản phẩm xuất khẩu đƣợc xác định là bán phá giá (bán với giá thấp hơn giá thành sản phẩm), đƣợc chính phủ trợ cấp về tiền vốn, thiết bị hoặc trợ giá hay vi phạm sở hữu trí tuệ, kiểu dáng, nhãn hiệu, thƣơng hiệu hàng hóa [1, Tr.72-84].

* Đánh giá chung: Đối với một doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản nói

chung, khi xuất khẩu sản phẩm sang thị trƣờng Hoa Kỳ đều phải hiểu và tuân thủ theo những quy định nói trên. Có thể nhận thấy, Hoa Kỳ có quy định rất chặt chẽ và nghiêm ngặt đối với các sản phẩm thủy sản nhập khẩu. Vì vậy, đối với các quốc gia xuất khẩu thủy sản nói chung và Việt Nam nói riêng, khi vi phạm một trong những quy định trên sẽ gây ảnh hƣởng và thiệt hại rất lớn khi các biện pháp trừng phạt đƣợc sử dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Rào cản thương mại đối với ngành hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ 002 (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)