Đánh giá về những nỗ lực vƣợt qua các rào cản thƣơng mại của ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Rào cản thương mại đối với ngành hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ 002 (Trang 71)

ngành thủy sản xuất khẩu của Việt Nam tại thị trƣờng Hoa Kỳ.

2.3.1 Nghiên cứu trường hợp vụ kiện cá tra cá basa.

2.3.1.1. Tóm tắt diễn biến

Hoạt động nuôi cá tra, cá basa của Việt Nam chủ yếu tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) dƣới hình thức nuôi cá lồng bè, cá hầm trên sông và phát triển mạnh từ năm 1995. Cùng với sự phát triển của hoạt động nuôi cá tra, cá basa nhiều nhà máy chế biến thuỷ sản đã ra đời gắn liền với các làng bè nuôi

cá. Cá tra, basa đƣợc sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, đáp ứng đúng tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn HACCP và đƣợc xuất khẩu sang thị trƣờng Hoa Kỳ từ năm 1996 sau khi cấm vận kinh tế đƣợc bãi bỏ. Đến năm 2000, sản lƣợng xuất khẩu cá tra, basa sang thị trƣờng Mỹ đã tăng mạnh, đặc biệt là sau khi hiệp định thƣơng mại song phƣơng Việt Nam – Hoa Kỳ (BTA) có hiệu lực với mức thuế suất 0% kể từ sau tháng 12/2002 (trƣớc đó mức thuế suất là 4,4US cent/kg).

Vụ kiện các doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá cá tra, basa tại thị trƣờng Hoa Kỳ diễn ra từ tháng 06/2002 đến tháng 08/2003. Tuy nhiên, trƣớc đó, vào cuối năm 2001, khi thị phần sản phẩm cá tra, basa Việt Nam tăng mạnh tại thị trƣờng Hoa Kỳ, Hiệp hội chủ trại nuôi cá da trơn Hoa Kỳ (CFA) đã kiện các doanh nghiệp Việt Nam về việc sử dụng tên gọi của catfish cho các sản phẩm xuất khẩu. Mặc dù những lý lẽ, căn cứ mà phía CFA đƣa ra là không hợp lý nhƣng cuối cùng các doanh nghiệp Việt Nam đã phải thay đổi tên các sản phẩm của Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trƣờng Hoa Kỳ thành “tra” hoặc “basa”.

Mục đích của CFA là nhằm bảo vệ ngành sản xuất trong nƣớc và loại bỏ sự cạnh tranh của các sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam. Mặc dù vậy, việc thay đổi tên nhƣ trên vẫn không làm ảnh hƣởng tới hoạt động xuất khẩu của Việt Nam, thay vào đó việc xuất khẩu cá tra, basa sang thị trƣờng Hoa Kỳ tiếp tục tăng mạnh. Cuối cùng, sau một năm thực hiện cuộc chiến tên gọi “catfish”, CFA đã tiến hành khởi kiện bán phá giá đối với sản phẩm cá tra, cá basa phile đông lạnh của Việt Nam.

Ngày 28/06/2002, CFA đệ đơn lên Bộ thƣơng mại Hoa Kỳ (DOC) và Uỷ ban thƣơng mại quốc tế (ITC) kiện các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản Việt Nam đã bán phá giá sản phẩm cá tra, cá basa phile đông lạnh vào thị trƣờng Hoa Kỳ và gây thiệt hại vật chất cho ngành sản xuất nội địa. Trong đó,

phía nguyên đơn là 500 trại nuôi catfish thuộc CFA và 8 doanh nghiệp chế biến thuỷ sản Hoa Kỳ. Bên bị đơn là 53 doanh nghiệp chế biến thuỷ sản đông lạnh của Việt Nam.

CFA đã đƣa ra mức thuế chống bán phá giá đề xuất đối với các sản phẩm cá tra, cá basa phile đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam là 144%, trong trƣờng hợp nền kinh tế thị trƣờng; hoặc 190%, trong trƣờng hợp nền kinh tế phi thị trƣờng.

Sau khi nhận đƣợc đơn kiện từ CFA, DOC và ITC đã lập tức vào cuộc và tiến hành các bƣớc điều tra của mình. Trong đó, ITC điều tra nhằm xác định xem ngành sản xuất của Hoa Kỳ có chịu những thiệt hại vật chất hoặc đe dọa gây thiệt hại vật chất do sản phẩm cá tra, basa nhập khẩu từ Việt Nam hay không và DOC tiến hành điều tra bán phá giá với các sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam.

Ngày 06/8/2002, ITC đã đƣa ra quyết định sơ bộ kết luận rằng việc xuất khẩu cá tra, basa vào thị trƣờng Hoa Kỳ của các doanh nghiệp Việt Nam đã đe dọa gây thiệt hại vật chất cho ngành sản xuất của Hoa Kỳ. Sau đó vụ kiện đƣợc ITC chuyển sang DOC để điều tra tình trạng bán phá giá.

DOC đã tiếp nhận vụ kiện và gửi bảng hỏi tới các doanh nghiệp Việt Nam để có thông tin phục vụ điều tra. DOC cũng đã chia phía bị đơn gồm 53 doanh nghiệp Việt Nam thành hai nhóm gồm bị đơn bắt buộc (gồm 4 doanh nghiệp) và nhóm bị đơn tự nguyện.

Ngày 01/08/2002, DOC công bố đƣa Việt Nam vào danh sách các nƣớc có nền kinh tế phi thị trƣờng. Vì vậy, Việt Nam buộc phải chọn một nƣớc làm nƣớc thứ ba trong việc tính giá trị thông thƣờng để xác định biên độ bán phá giá. Cuối cùng, VASEP đã lựa chọn Bangladesh trong danh sách 5 nƣớc mà DOC gợi ý gồm: Bangladesh, Ấn Độ, Kenya, Guinea và Pakistan vì nƣớc này có giống cá Pagasius rất giống cá tra, cá basa Việt Nam và điều kiện nuôi

trồng tƣơng tự nhƣ ở Việt Nam. Thêm vào đó, Bangladesh cũng là quốc gia nằm ở châu thổ nhiều hệ thống sông lớn nên có điều kiện tự nhiên tốt để nuôi trồng cá nƣớc ngọt giống Việt Nam. Vì vậy giá thành, chi phí sản xuất, xuất khẩu của ngành cá Bangladesh sát thực tế của Việt Nam. Ngoài ra, Bangladesh còn có mức thu nhập quốc dân đầu ngƣời sát với Việt Nam nhất trong 5 nƣớc, 380 USD/ngƣời.

Sau quá trình điều tra, ngày 21/01/2003, DOC đã ra phán quyết các doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá sản phẩm cá tra, cá basa phi lê đông lạnh xuất khẩu sang Hoa Kỳ và đề nghị mức thuế đối với cá tra, cá basa Việt Nam nhập khẩu vào thị trƣờng Hoa Kỳ là 37,94% đến 63,88%. Trong đó, 4 doanh nghiệp là bị đơn bắt buộc phải chịu mức thuế là Agifish 61,88%, Nam Việt 53,96%, Cataco 41.06%, Vĩnh Hoàn 37,94%; Các doanh nghiệp tự nguyện trả lời câu hỏi điều tra chịu mức thuế bình quân là 49,16%; Các doanh nghiệp khác của Việt Nam chịu mức thuế là 63,88%

Tuy nhiên, VASEP đã phản đối quyết định của DOC về những sai sót và bất hợp lý trong việc tính biên độ bán phá giá.

Ngày 01/03/2003, sau khi đã hiệu chỉnh lại kết quả tính toán của mình về biên độ bán phá giá, DOC đã sửa mức thuế bán phá giá đối với sản phẩm cá tra, cá basa phile đông lạnh xuất khẩu của Việt Nam.

Ngày 18/07/2003, sau khi tiến hành điều tra cuối cùng DOC đã đƣa ra mức thuế sửa đổi đối với các doanh nghiệp Việt Nam là từ 47,53% đến 63,88%. Mức thuế này cao hơn mức thuế trong quyết định sơ bộ và tăng hầu hết ở các công ty.

Ngày 31/07/2003, ITC công bố kết quả điều tra cuối cùng về cáo buộc ngành chế biến catfish phile đông lạnh của Hoa Kỳ chịu thiệt hại vật chất.

Ngày 07/08/2003, DOC chính thức công bố áp đặt thuế bán phá giá đối với 11 doanh nghiệp của Việt Nam theo mức thuế đã sửa đổi ngày 18/07/2003.

Nhƣ vậy, sau một năm điều tra, mặc dù đã rất nỗ lực, cố gắng theo vụ kiện và đƣa ra những luận chứng, bằng cớ để chứng minh doanh nghiệp Việt Nam không bán phá giá, nhƣng cuối cùng phía Việt Nam đã bị thua kiện và phải chịu mức thuế chống bán phá giá rất cao.

Đến nay, trong đợt xem xét hành chính lần thứ 8 (POR8) mức thuế chống bán phá giá đƣợc áp dụng tăng khá cao và tăng so với POR, từ 0,77 USD/kg (0,35USD/pound) lên 1,29 USD/pound (0,58 USD/pound), tăng khoảng 65% so với mức thuế ban đầu. Tuy nhiên, mức thuế của công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn đƣợc giữ nguyên ở 0,19 USD/kg (0,08 USD/pound) và của công ty Cổ phần Việt An (Anvifish) tăng từ 1,34 USD/kg (0,60 USD/pound) lên 2,39 USD/kg (1,08 USD/pound).

2.3.1.2. Tác động của vụ kiện tới xuất khẩu cá da trơn tại Việt Nam

Vụ kiện cá tra, cá basa kết thúc đã gây ra những tác động cũng nhƣ những thay đổi rất lớn cho ngành chế biến xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam.

Tác động lớn nhất và rõ ràng nhất chính là sự suy giảm kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá basa phile đông lạnh của Việt Nam sang thị trƣờng Hoa Kỳ. Đây là điều rất dễ hiểu bởi từ khi vụ kiện đang diễn ra các doanh nghiệp nhập khẩu của Hoa Kỳ đã chủ động cắt giảm đơn đặt hàng từ Việt Nam hoặc tìm nguồn cung cấp từ nƣớc khác bởi lo ngại sẽ có nguy cơ phải chịu mức thuế bán phá giá cao. Sự tác động này càng rõ nét hơn khi quyết định áp thuế chống bán phá giá đƣợc ban hành.

Sau vụ kiện này, mức thuế mà các mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam phải chịu là rất cao, từ 47% đến 63,88%, điều này đã làm giảm sức cạnh tranh về giá của các sản phẩm cá tra, cá basa Việt Nam. Mức thuế cao

khiến các doanh nghiệp phải chịu một khoản chi phí khổng lồ còn ngƣời tiêu dùng lại phải mua hàng với mức giá cao hơn, vì vậy nhu cầu tiêu dùng cũng nhƣ nhu cầu nhập khẩu đều giảm xuống. Thêm vào đó, DOC còn quy định các nhà nhập khẩu cá tra, cá basa Việt Nam sẽ phải đóng một khoản đặt cọc là 50.000 USD và họ sẽ thanh toán các khoản thuế còn nợ theo từng container hàng. Khoản tiền đặt cọc này thậm chí còn bị tăng thêm tƣơng đƣơng với giá trị chống bán phá giá tính trên tổng lƣợng hàng hoá mà một công ty nhập khẩu từ nƣớc bị áp thuế. Điều đó có nghĩa là các nhà xuất khẩu cá tra, cá basa sau này sẽ phải chấp nhận các khoản dặt cọc khổng lồ lên tới hàng chục triệu đôla nếu muốn xuất khẩu sang thị trƣờng Hoa Kỳ. Các điều khoản này lại góp phần tăng thêm những khó khăn và cản trở sự tăng trƣởng xuất khẩu của các doanh nghiệp chế biến thủy sản của Việt Nam. Ngoài ra, Hoa Kỳ còn là thị trƣờng xuất khẩu cá tra, cá basa phile đông lạnh lớn nhất của Việt Nam, chiếm 90% sản lƣợng xuất khẩu, vì vậy sự suy giảm xuất khẩu sang thị trƣờng này cũng là yếu tố tạo nên sự suy giảm trong kim ngạch xuất khẩu của ngành thuỷ sản Việt Nam sang thị trƣờng Hoa Kỳ cũng nhƣ tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản cả nƣớc nói chung. Chính những khó khăn này là điều mà phía các nhà sản xuất nội địa Hoa Kỳ mong muốn nhằm loại bỏ sự canh tranh của Việt Nam. Tuy nhiên, ngành sản xuất cá tra, cá basa phile đông lạnh của Việt Nam không hề bị sụp đổ. Chỉ sau 4 tháng vụ kiện diễn ra, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đã có những bƣớc tăng trƣởng mới rất mạnh mẽ. Đây là điều mà không ai có thể ngờ tới, đặc biệt là các nhà sản xuất nội địa Hoa Kỳ. Chính những khó khăn trong xuất khẩu sang thị trƣờng Hoa Kỳ lại là động lực cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam có những bƣớc phát triển mới và những thay đổi tích cực trong hoạt động kinh doanh.

Trước hết, là sự mở rộng thêm nhiều thị trƣờng mới cho sản phẩm cá tra, cá basa của các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam.

Mỹ; 8% ASEAN; 10% O xtrayl i a; 3% Trung Q u ốc; 6% Nga; 16% EU; 44% C ác nước khác; 10% Me hi co; 3%

Từ năm 2004, cơ cấu thị trƣờng có sự thay đổi căn bản, Hoa Kỳ chỉ còn là một trong những điểm đến của cá da trơn Việt Nam. Nhƣ trƣờng hợp công ty Agifish An Giang, ngay từ đầu năm 2004, công ty đã xuất khẩu sang nhiều thị trƣờng khác trong đó lớn nhất là thị trƣờng EU, chiếm hơn 50% tổng sản lƣợng xuất khẩu. Điều này khiến cho tốc độ tăng trƣởng xuất khẩu của công ty đạt khoảng 20.000 tấn cá, nhiều gấp đôi năm 2003 và gấp khoảng 2,5 lần năm 2002. Nhiều doanh nghiệp khác của Việt Nam cũng tập trung xuất khẩu sang các thị trƣờng mới nhƣ EU, Nga, các nƣớc ASEAN,... Vì vậy, sau 3 năm diễn ra vụ kiện, cơ cấu thị trƣờng của Việt Nam đã có những thay đổi rất lớn. Hoa Kỳ chỉ còn chiếm 8% kim ngạch xuất khẩu, các thị trƣờng lớn của Việt Nam bao gồm EU 44%, Nga 16%, các nƣớc ASEAN 10%, và nhiều thị trƣờng khác.

Nguồn: Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam.

Hình 2.4: Cơ cấu thị trƣờng xuất khẩu cá tra, cá basa của Việt Nam

Thay cho Hoa Kỳ, EU đã trở thành thị trƣờng xuất khẩu mạnh nhất của các doanh nghiệp Việt Nam. Cùng với sự mở rộng thị trƣờng là sự tăng trƣởng nhanh chóng của kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá basa.

Nguồn: Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam.

Hình 2.5: Sản lƣợng cá basa xuất khẩu giai đoạn 2001 – 2006

Qua hình trên ta thấy, sản lƣợng cũng nhƣ kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đều tăng mạnh. Chỉ riêng năm 2003, giá trị xuất khẩu giảm do các doanh nghiệp phải chịu mức thuế chống bán phá giá cao khi xuất khẩu vào thị trƣờng Hoa Kỳ. Sản lƣợng và kim ngạch xuất khẩu tăng kéo theo đó là sự xây dựng mới thêm nhiều nhà máy sản xuất chế biến cá tra, cá basa đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm quốc tế. Năm 2004, sau 1 năm bị kiện bán phá giá, tổng số nhà máy chế biến cá tra, cá basa Việt Nam đã tăng lên 24, trong khi năm 2003 mới chỉ có 14 nhà máy.

Thứ hai, trƣớc những khó khăn trong việc xuất khẩu các sản phẩm cá tra, cá basa phile đông lạnh, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đã tiến hành đa dạng hoá sản phẩm xuất khẩu. Ngoài sản phẩm cá tra, cá basa phile đông lạnh Việt Nam còn chuyển sang xuất khẩu phile tƣơi và các sản phẩm

6 87 82 229 328 661 0 50 100 150 200 250 300 2001 2002 2003 2004 2005 2006 (11 tháng) 1.000 tấn 0 100 200 300 400 500 600 700 Triệu USD Khối lượng (1000 tấn) Giá trị (triệu USD)

giá trị gia tăng khác. Nhƣ công ty Agifish USA, công ty con của Agifish có trụ sở tại bang California của Hoa Kỳ đã quảng bá, tiếp thị và phân phối khoảng 70 mặt hàng giá trị gia tăng trên thị trƣờng này. Điều đó đã giúp cho việc xuất khẩu sang Hoa Kỳ vừa mang lại lợi nhuận cao vừa tránh đƣợc thuế cao.

Ngoài ra, sau vụ kiện, các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm hơn tới việc khai thác thị trƣờng nội địa. Các sản phẩm cá tra, cá basa đƣợc phân phối tại nhiều các siêu thị và đƣợc cung cấp cho các hệ thống nhà hàng trên cả nƣớc. Đối với trƣờng hợp công ty Agifish, họ đã cung cấp hơn 100 sản phẩm chế biến từ cá da trơn ra thị trƣờng nội địa và mang lại cho công ty 10% trong tổng doanh thu từ sản phẩm cá tra, cá basa.

Nhƣ vậy, sau vụ kiện, sản phẩm cá tra, cá basa của Việt Nam càng đứng vững hơn cả ở thị trƣờng trong nƣớc cũng nhƣ thị trƣờng nƣớc ngoài và sản phẩm này càng đƣợc biết đến nhiều hơn và trở nên nổi tiếng do các phƣơng tiện thông tin đại chúng đã đƣa tin rất nhiều về vụ kiện cá tra, cá basa cũng nhƣ về sản phẩm cá tra, cá basa Việt Nam.

Đối với ngƣời nông dân nuôi cá tra, cá basa ở ĐBSCL, vụ kiện cũng có những tác động tƣơng tự. Trong thời gian khi vụ kiện sắp kết thúc, ngƣời dân lo ngại việc áp thuế sẽ khiến cho sản phẩm cá tra, cá basa không bán đƣợc vì vậy nhiều hộ đã bán cá với giá thấp nhằm thu hồi một phần vốn. Tuy nhiên, sau một thời gian ngắn, thị trƣờng xuất khẩu đƣợc mở rộng, kim ngạch xuất khẩu tăng trở lại các hộ nông dân đã bớt hoang mang và tiếp tục nuôi cá tra, cá basa. Vùng nuôi cá không những đƣợc nâng cấp đầu tƣ hơn mà còn đƣợc mở rộng hơn sang các tỉnh nhƣ Cần Thơ, Vĩnh Long, Tiền Giang,… thậm chí cả miền Trung và miền Bắc. Nhiều mô hình nuôi cá mới rất hiệu quả và cho năng xuất cao đƣợc áp dụng. Thêm vào đó, giá cá tra, cá basa cũng đƣợc tăng lên. Nếu nhƣ lúc thấp chỉ bán đƣợc với giá 7.500 đồng/1kg thì sau khi vụ kiện

kết thúc, giá cá đã ổn định và tăng lên 15.000 đồng/kg. Nhƣ vậy, mối lo ngại về tình trạng thất nghiệp và nghèo đói của các hộ nông dân nuôi cá tra, cá basa đã không còn. Thay vào đó, thu nhập của ngƣời dân đƣợc tăng lên, đời

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Rào cản thương mại đối với ngành hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ 002 (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)